3 mức độ của rối loạn phổ tự kỷ
Những người mắc ASD được chẩn đoán ở các cấp độ khác nhau từ cấp độ 1 cho đến cấp độ 3, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và mức độ hỗ trợ mà họ cần trong cuộc sống hàng ngày. Các cấp độ được sắp xếp từ ít nghiêm trọng nhất hay nhẹ nhất (ASD ở cấp độ 1) cho đến nghiêm trọng nhất (ASD ở cấp độ 3).
DSM-V đã tạo ra một bước ngoặt khi kết hợp tất cả những chẩn đoán về ASD trong DSM-IV thành một bộ chẩn đoán duy nhất với các mức độ nghiêm trọng khác nhau.
Các Mức Độ Của Phổ Tự Kỷ
R'i lou veut dire/C'est un nom de "chito" (ASD) 'n h'ng'n c'i (jeu')m', h'm h'i và th' hiling 'n b'n thân. Mặc dù những người mắc ASD có thể có chung các triệu chứng, nhưng mỗi cá nhân đều có những điểm mạnh cũng như khó khăn khác nhau dẫn đến các tình trạng khác nhau.
Ba cấp độ của ASD giúp các bác sĩ, chuyên gia thiết lập các liệu pháp thích hợp cho nhu cầu riêng của từng bệnh nhân. Những liệu pháp này có thể giúp người mắc ASD tận dụng tối đa khả năng của họ, cũng như cải thiện các kỹ năng xã hội, ngôn ngữ và hành vi.
Đối với cha mẹ có con mắc ASD, việc biết trẻ đang ở cấp độ nào có thể giúp các bậc phụ huynh chuẩn bị tốt cho các thử thách mà trẻ có thể đối mặt.
Cấp Độ 1: Yêu Cầu Sự Hỗ Trợ
ASD cấp độ 1 là dạng tự kỷ nhẹ nhất. Người mắc ASD cấp độ 1 sẽ gặp các khó khăn trong việc giao tiếp phù hợp với người khác. Ví dụ, trẻ có thể không nói đúng một điều nào đó vào đúng thời điểm hoặc không thể đọc được các tín hiệu xã hội và ngôn ngữ cơ thể.
Người mắc ASD cấp độ 1 thường có thể nói và giao tiếp thành câu đầy đủ, nhưng gặp khó khăn khi tham gia vào cuộc trò chuyện với người khác. Họ có thể cố gắng kết bạn, nhưng thường không mấy thành công. Họ cũng có thể gặp khó khăn khi chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác hoặc thử những điều mới. Ngoài ra, họ có thể gặp vấn đề với việc tổ chức và lập kế hoạch, làm cho nhiều người mắc ASD khó có thể độc lập như những người khác ở cùng độ tuổi.
Cấp Độ 2: Yêu Cầu Hỗ Trợ Đáng Kể
Người mắc ASD cấp độ 2 sẽ gặp nhiều vấn đề rõ ràng hơn về giao tiếp bằng lời nói và xã hội so với những người được chẩn đoán ở cấp độ 1. Tương tự như vậy, họ sẽ gặp khó khăn trong việc chuyển từ các hoạt động nối tiếp nhau.
Trẻ em mắc ASD ở cấp độ 2 có xu hướng phát triển những sở thích hẹp. Việc tham gia vào các hành vi lặp đi lặp lại có thể khiến trẻ khó thích nghi trong một số tình huống nhất định. Ví dụ, trẻ có thể đi tới đi lui hoặc nói đi nói lại cùng một điều trong một thời gian dài.
Người được chẩn đoán mắc ASD cấp độ 2 có các xu hướng giao tiếp bằng những câu đơn giản. Họ không chỉ gặp khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ mà còn ở các hình thức phi ngôn ngữ khác.
Cấp Độ 3: Yêu Cầu Sự Hỗ Trợ Rất Đáng Kể
Trẻ mắc ASD ở cấp độ 3 sẽ có nhiều hành vi giống như trẻ ở mức độ 1 và 2, nhưng ở mức độ nghiêm trọng hơn.
Các vấn đề về thể hiện bản thân qua ngôn ngữ và phi ngôn ngữ có thể khiến trẻ không thể tham gia vào các hoạt động bình thường, không thể tương tác xã hội, hay đối phó với sự thay đổi. Tham gia vào các hành vi lặp đi lặp lại thường xuyên cũng là một triệu chứng của ASD cấp độ 3.
Một người mắc ASD cấp độ 3 sẽ có rất ít khả năng nói rõ ràng và hiếm khi bắt đầu tương tác với người khác. Khi thao tác một số công việc, họ sẽ làm một cách vụng về. Người mắc ASD cấp độ 3 chỉ phản ứng với những cách tiếp cận xã hội rất trực tiếp từ người khác.
Hạn Chế Trong Các Cấp Độ Của Rối Loạn Phổ Tự Kỷ
Mặc dù cách chia ba cấp độ trong ASD đóng vai trò hữu ích trong việc chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của bệnh tự kỷ cũng như nhu cầu hỗ trợ của người mắc bệnh, nhưng các cấp độ này không đưa ra một bức tranh đầy đủ về các điểm mạnh và hạn chế của người mắc trong từng cấp độ.
Ba cấp độ không hoàn toàn bao gồm các triệu chứng và nhu cầu của tất cả những người mắc chứng tự kỷ. DSM-V cung cấp rất ít thông tin cụ thể về các loại hỗ trợ mà các cá nhân cần hoặc các tình huống mà người mắc cần hỗ trợ.
Ví dụ, một số người mắc chứng ASD có thể cần được hỗ trợ ở trường nhưng họ lại thể hiện tốt hoặc có tình trạng ổn khi ở nhà. Thế nhưng, cũng có người mắc ASD học tốt ở trường, nhưng lại gặp nhiều khó khăn trong một số tình huống xã hội.
Hơn nữa, cấp độ ASD được chẩn đoán ở lần đầu tiên có thể thay đổi khi người mắc - đặc biệt là trẻ em - phát triển và hoàn thiện các kỹ năng xã hội của mình. Cũng như khi lo lắng, gặp phải trầm cảm hoặc các vấn đề tâm lý khác gây ảnh hưởng, làm cho các triệu chứng tự kỷ thay đổi hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.
Việc chỉ định một mức độ nhất định trong ba mức độ của rối loạn phổ tự kỷ có thể hữu ích trong việc nhận diện loại hỗ trợ tốt nhất dành cho đối tượng mắc bệnh. Tuy nhiên, nó sẽ không dự đoán hoặc tính đến các chi tiết trong tính cách và hành vi của người mắc, điều đó có nghĩa là sự hỗ trợ người mắc nhận được, trên thực tế sẽ cần phải được thiết lập riêng và phù hợp với từng người.
Kết Luận
DSM-V đã đưa ra những hướng dẫn quan trọng cho các bác sĩ tâm thần và các chuyên gia về tâm lý để chẩn đoán những người mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD). DSM-V mô tả ba cấp độ của ASD, dựa trên mức độ nghiêm trọng và mức độ hỗ trợ từ người khác của bệnh nhân ASD. Ba cấp độ ASD giúp ta hình dung sơ bộ về những thách thức mà người mắc ASD có thể gặp phải khi giao tiếp và cư xử trong cuộc sống hàng ngày.
Nguồn: Understanding the Three Levels of Autism - Verywellmind
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024
- Ứng dụng infographic trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu họcNghiên cứu01/12/2024
- Ứng dụng infographic trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu họcNghiên cứu01/12/2024
- Tổng kết hoạt động thao giảng Khoa Giáo dục Chính trị chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 - 2024Tin tức26/11/2024
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Seminar: Sự trỗi dậy của New York như là một kinh đô nghệ thuật mớiNghiên cứu22/11/2024
- Đội Thể thao số 1 của Công đoàn Trường Sư Phạm đạt vị trí Nhất toàn đoàn trong giải Thể thao Công đoàn Trường Đại Học Vinh năm 2024Công đoàn22/11/2024