Ăn kiêng kiểu phương Tây có liên hệ tới hiện tượng teo não cao hơn so với ăn kiêng kiểu truyền thống Nhật Bản
Sự suy giảm về nhận thức và chứng sa sút trí tuệ đã ảnh hưởng tới hơn 55 triệu người trên toàn thế giới. Con số này dự đoán sẽ tăng lên một cách chóng mặt trong vòng vài thập kỷ tới khi dân số thế giới bắt đầu già đi.
Có một số yếu tố nguy cơ nhất định liên quan tới suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ mà chúng ta không thể thay đổi được, trong đó bao gồm khuynh hướng di truyền liên quan tới những tình trạng này. Tuy nhiên, chúng ta có thể kiểm soát được các yếu tố nguy cơ bằng cách thay đổi một số thói quen trong cuộc sống như hút thuốc, béo phì, ít tập thể dục. Tất cả những yếu tố này đều liên quan tới nguy cơ cao hơn đối với chứng sa sút trí tuệ.
Dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sụt giảm về nhận thức và chứng sa sút trí tuệ, và đây cũng là một chủ đề mà các nhà khoa học tập trung nghiên cứu trong giai đoạn gần đây.
Ví dụ, nhiều đề tài nghiên cứu đã tiến hành xem xét các tác dụng của chế độ ăn kiêng Địa Trung Hải. Chế độ này dường như có ảnh hưởng tích cực tới các điểm dữ liệu của một não bộ khoẻ mạnh, ví dụ như thể tích não bộ toàn phần (TBV-total brain volume), độ dày vỏ não (cortical thickness), và độ toàn vẹn của chất trắng (integrity of white matter).
Nghiên cứu gần đây của Đại học Liverpool cho thấy ăn kiêng theo kiểu Nhật Bản truyền thống có thể mang lại lợi ích cho sức khoẻ não bộ, và chế độ này có thể tốt hơn so với chế độ ăn kiêng phương Tây điển hình.
Chế độ ăn kiêng truyền thống Nhật Bản (Washoku)
Nhật Bản là một quốc gia nổi tiếng về tuổi thọ của người dân. Ví dụ, tỉnh Okinawa ở miền nam Nhật Bản hiện đang có số lượng người trăm tuổi rất lớn. Okinawa được coi là một vùng xanh (blue zone), trong đó tuổi thọ người dân đặc biệt cao so với các địa phương khác. Tuổi thọ của những người sống tại khu vực này thường có một phần nguyên nhân tới từ chế độ ăn kiêng truyền thống của họ.
Chế độ ăn kiêng điển hình của người Nhật Bản được đặc trưng bởi những loại thực phẩm như gạo, cá, động vật có vỏ và trái cây (đặc biệt là trái cây họ cam quýt). Tuy nhiên, điều làm cho chế độ ăn kiêng này trở nên độc nhất tới từ các loại thực phẩm truyền thống của Nhật Bản như miso (một loại gia vị lên men từ đậu ành, gạo, lúa mạnh hoặc hỗn hợp các loại ngũ cốc), rong biển, dưa chua, trả xanh, đậu nành, giá đỗ và nấm (ví dụ: shiitake). Đáng lưu ý là chế độ ăn kiêng này cũng bao gồm việc ít tiêu thụ thịt đỏ cũng như cà phê.
Ăn kiêng Nhật Bản truyền thống là một nét văn hoá hơn là một chế độ ăn kiêng đơn thuần được thiết kế để đạt được một mục tiêu nào đó (ví dụ: giảm cân). Nó đơn giản chỉ là một hoạt động mà người dân Nhật Bản tiến hành và tận hưởng nó mỗi ngày mà thôi.
Sức khoẻ não bộ
Để tiến hành đề tài, các nhà khoa học đã nghiên cứu mẫu thử nghiệm với kích thước là 1.636 người Nhật Bản trưởng thành, tuổi từ 40 đến 89. Đầu tiên, nhóm nghiên cứu đã nhận diện chế độ ăn kiêng điển hình của những người tham gia thông qua việc hỏi họ về các loai thực phẩm tiêu thụ mỗi ngày (trong giai đoạn 3 ngày). Những người tham gia cũng được đưa một camera dùng 1 lần để ghi lại hình ảnh đĩa ăn trước và sau khi ăn, từ đó tạo ra một bản ghi bằng hình ảnh về khối lượng thực phẩm mà họ đã ăn.
Kết hợp giữa bản ghi viết tay và nhật ký bằng hình ảnh của người tham gia, các nhà khoa học đã tính toán về lượng thức ăn trung bình mà người dân tiêu thụ mỗi ngày. Điều này giúp các nhà khoa học có dữ liệu đo lường tốt về thói quen ăn uống bình thường của những người tham gia.
Dựa trên nhật ký về chế độ ăn kiêng, nhóm đề tài phát hiện ra rằng 589 người tuân thủ chế độ ăn kiêng Nhật Bản truyền thống. 697 người ăn kiêng theo kiểu phương Tây vốn được đặc trưng bởi việc tiêu thụ một lượng lớn carb tinh chế (refined carbs), thực phẩm nhiều chất béo, nước ngọt và đồ uống có cồn. Cuối cùng, một nhóm nhỏ người tham gia (350 người) ăn kiêng theo chế độ chứa nhiều thực vật hơn mức trung bình (rau, củ, quả, ngũ cốc) và các sản phẩm từ sữa. Nhóm nghiên cứu gọi đây là chế độ rau-củ-quả-sữa (vegetable-fruit-dairy diet)
Các nhà khoa học đã thu thập thông tin về các yếu tố sức khoẻ và đời sống khác, bao gồm khuynh hướng di truyền về chứng sa sút trí tuệ (ví dụ: gen APOE), thói quen hút thuốc, mức độ vận động thể chất, các bệnh lý khác (đột quỵ, tiểu đường). Nhóm đề tài xem xét điều này nhằm hiệu chỉnh các kết quả phân tích giải thích cho các yếu tố liên quan, đảm bảo rằng kết quả nghiên cứu chỉ tập trung vào chế độ ăn kiêng.
Nhóm đề tài đã tiến hành phân tích tiến trình teo lại của não bộ (hiện tượng mất đi các nơ ron thần kinh) trong vòng 2 năm. Tình trạng teo não liên quan tới tuổi tác là một dấu hiệu phổ biến cho sự suy giảm nhận thức và chứng sa sút trí tuệ. Tình trạng teo não được đo lường và đánh giá thông qua chụp cộng hưởng từ MRI.
Kết quả cho thấy rằng phụ nữ theo chế độ ăn kiêng Nhật Bản truyền thống ít teo não hơn trong giai đoạn 2 năm so với những người theo chế độ ăn kiêng phương Tây. Đối với chế độ rau-củ-quả-sữa, ảnh hưởng của nó không được ghi nhận rõ ràng có thể bởi số lượng người theo chế độ này chưa đủ để có thể đưa ra đánh giá một cách chắc chắn.
Điều thú vị là ảnh hưởng này chỉ rõ ràng ở nữ giới. Không có sự khác biệt nào về tình trạng teo não được nhìn thấy ở nam giới theo chế độ ăn kiêng Nhật Bản truyền thống cũng như các chế độ ăn kiêng khác.
Có thể có một số nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt này, trong đó có sự khác biệt về mặt sinh học giữa 2 giới. Ví dụ, một số chất dinh dưỡng (magie và oestrogen thực vật được tìm thấy trong cá, động vật có vỏ, nấm, ngũ cốc và cây họ đậu) dường như có ảnh hưởng bảo vệ mạnh mẽ hơn trong não bộ của nữ giới.
Ảnh hưởng này cũng có thể được giải thích bởi sự khác biệt về lối sống giữa 2 giới. Các yếu tố tiêu cực như hút thuốc được thấy là diễn ra phổ biến hơn ở đàn ông. Nam giới cũng ít theo chế độ ăn kiêng Nhật Bản truyền thống hơn bởi họ có xu hướng tiêu thụ nhiều mỳ và rượu bia hơn. Tất cả những yếu tố này đều có thể dẫn tới tình trạng teo não.
Tác dụng của chế độ ăn kiêng kiểu Nhật Bản truyền thống có thể xuất phát từ việc chứa nhiều loại thực phẩm giàu vitamin, polyphenol, phytochemical và axit béo không bão hoà. Tất cả các thành phần này đều được biết đến với tác dụng chống oxy hoá và chống viêm, dẫn tới việc chúng có thể giúp giữ cho não bộ và các tế bào thần kinh hoạt động trong trạng thái tốt nhất.
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- Bạn đã sẵn sàng hợp tác với AI trong công việc chưa?Tin tức04/09/2024
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Khoa Giáo dục Tiểu học tổ chức seminar khoa học về ứng dụng AI và hệ sinh thái Microsoft trong đào tạoNghiên cứu12/11/2024
- Tọa đàm kỉ niệm 65 năm thành lập khoa Ngữ văn (1959-2024)Tin tức11/11/2024
- KHOA VĂN NGÀY ẤY...Nghiên cứu07/11/2024
- THẦY... CHƠI CHỮNghiên cứu07/11/2024
- Kế hoạch tổ chức Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm Khoa Giáo dục Tiểu học năm học 2024-2025Đào tạo05/11/2024
- Hội thảo khoa học quốc gia “Một số vấn đề thời sự trong nghiên cứu và giảng dạy Toán học” (ngày 09 tháng 11 năm 2024)Tin tức04/11/2024
- Nhớ về một thế hệ vàng - Những người thầy của tôiKhoa Ngữ văn03/11/2024