Ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT
Trước khi ban hành Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT, Bộ GDĐT đã lấy ý kiến góp ý của nhiều tổ chức, cá nhân có liên quan. Trong đó phải kể đến ý kiến góp ý của 63 Sở GDĐT với sự tham gia của gần 1,2 triệu giáo viên mầm non, phổ thông, đặc biệt là sự tham gia góp ý trực tiếp của hơn 580.000 giáo viên mầm non, phổ thông trên hệ thống TEMIS và nhận được sự đồng thuận cao đối với các nội dung sửa đổi, bổ sung.
Bỏ quy định giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp (CDNN) theo hạng
Thời điểm ban hành các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT (sau đây gọi tắt là Thông tư 01-04), quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN thực hiện theo Nghị định số ngày 01/09/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó, giáo viên mỗi cấp học có 03 chứng chỉ tương ứng với 03 hạng CDNN.
Tuy nhiên, ngày 18/10/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 89/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số mỗi chuyên ngành có 01 chương trình, thời gian thực hiện tối đa là 06 tuần. (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/12/2021) và điều chỉnh quy định về chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN viên chức chuyên ngành như sau:
Vì vậy, tại Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT Bộ GDĐT đã điều chỉnh quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN (sau đây gọi tắt là chứng chỉ) như sau:
Chỉ quy định 01 chứng chỉ chung đối với các hạng giáo viên. Mỗi cấp học chỉ có 01 chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN.
Giáo viên đã có một trong các chứng chỉ theo hạng của cấp học đang giảng dạy cấp trước ngày 30/6/2022 thì được xác định đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ, được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng CDNN và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN giáo viên tương ứng với từng cấp học.
Khi bổ nhiệm, chuyển xếp CDNN giáo viên tương ứng theo quy định tại các Thông tư 01-04 và khi chuyển CDNN thì không yêu cầu giáo viên phải có chứng chỉ. Giáo viên tuyển dụng mới phải có chứng chỉ theo quy định trong thời gian thực hiện chế độ tập sự.
Quy định tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp chung cho các hạng CDNN
Để thống nhất với các quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp ở các văn bản quy định tiêu chuẩn CDNN khác và không làm xáo trộn việc đánh giá tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non, phổ thông như quy định trước đây tại các Thông tư liên tịch số 20,21,22,23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn CDNN giáo viên mầm non, phổ thông (đã được thay thế bởi Thông tư 01-04), tại Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT, Bộ GDĐT bỏ quy định tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp ở từng hạng CDNN và chỉ quy định đạo đức nghề nghiệp chung cho giáo viên ở tất cả các hạng.
Không yêu cầu giáo viên tiểu học, trung học cơ sở (THCS) hạng I phải có trình độ thạc sĩ
Theo quy định tại Thông tư số 02,03, giáo viên tiểu học, THCS hạng I phải có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học/THCS hoặc có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên.
Thời điểm ban hành Thông tư số 02,03 cấp tiểu học chưa có giáo viên hạng I do đây là hạng mới bổ sung so với quy định tại Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV. Tuy nhiên, một số giáo viên THCS hạng I cũ do chưa có bằng thạc sĩ theo quy định nên tạm thời bổ nhiệm CDNN giáo viên THCS hạng II mới. Các trường hợp này sau khi đạt các tiêu chuẩn của hạng I mới thì bổ nhiệm vào CDNN giáo viên THCS hạng I mới mà không phải thông qua kỳ thi hoặc xét thăng hạng (chi tiết tại khoản 3 Điều 9 Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT). Mặc dù việc bổ nhiệm tạm thời vào CDNN giáo viên THCS hạng II mới không phải là “rớt hạng” như tâm tư của một số giáo viên, mà là bổ nhiệm hạng tương ứng với mức độ đạt tiêu chuẩn theo quy định của hạng. Đồng thời, mọi chế độ, chính sách mà giáo viên hiện hưởng vẫn được bảo đảm, không có sự điều chỉnh nào. Tuy nhiên, việc này vẫn làm ảnh hưởng đến tâm lý của một bộ phận giáo viên THCS.
Nắm bắt kịp thời tâm tư của đội ngũ, Bộ GDĐT đã rà soát lại quy định về trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học, THCS trên cơ sở nghiên cứu yêu cầu của việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục cấp tiểu học và THCS. Theo đó, mục tiêu của giáo dục tiểu học là nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học THCS. Mục tiêu của giáo dục THCS là nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp. Như vậy, với yêu cầu giảng dạy, cung cấp các kiến thức cơ bản và nền tảng, việc quy định giáo viên tiểu học, THCS hạng I phải có trình độ thạc sĩ là không cần thiết.
Do đó, tại Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT, Bộ GDĐT điều chỉnh quy định về trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học, THCS hạng I là đại học.
Giáo viên được xếp lương tương ứng với hạng CDNN được bổ nhiệm
Khi các Thông tư số 01-03 được địa phương triển khai thực hiện đã nảy sinh một số vướng mắc như: Giáo viên mầm non khi chưa đạt các tiêu chuẩn của CDNN hạng II mới thì được bổ nhiệm CDNN hạng III mới và chuyển xếp lương từ viên chức loại A1 (2,34) sang A0 (2,10), tuy nhiên, Thông tư số 01 chưa hướng dẫn cụ thể việc xếp lương trong trường hợp này.
Giáo viên tiểu học, THCS khi đạt tiêu chuẩn để bổ nhiệm hạng II mới và chuyển xếp lương từ viên chức loại A1 (2,34) sang A2.2 (4,0) thì những giáo viên đang được hưởng hệ số lương 2,34, 2,67, 3,00 (là trường hợp được bổ nhiệm hạng cao ngay sau tuyển dụng do có trình độ đào tạo cao hơn trình độ chuẩn theo quy định) và 3,33, 3,66, 3,99 đều được chuyển xếp vào hệ số lương 4,0.
Bộ GDĐT đã nghiên cứu, tham vấn ý kiến của các cơ quan có liên quan, lấy ý kiến của hơn 580.000 giáo viên mầm non, phổ thông và quyết định vẫn giữ nguyên quy định giáo viên được bổ nhiệm hạng CDNN nào thì được xếp lương theo hạng đó như hiện hành để bảo đảm tuân thủ đúng nguyên tắc xếp lương tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, đồng thời, sửa đổi, bổ sung một số nội dung sau:
Khi bổ nhiệm từ hạng cũ sang hạng mới tương ứng chỉ xét 02 tiêu chuẩn: trình độ đào tạo và thời gian giữ hạng thấp hơn liền kề; không yêu cầu giáo viên phải có minh chứng của các tiêu chuẩn khác.
Trường hợp giáo viên chưa đạt tiêu chuẩn của hạng tương ứng (trình độ đào tạo và thời gian giữ hạng) thì tiếp tục giữ hạng, mã số và hệ số lương của CDNN hiện đang được xếp theo , không bổ nhiệm hạng thấp hơn liền kề. Khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định thì được bổ nhiệm vào CDNN tương ứng mà không phải thông qua thi hoặc xét thăng hạng.
Việc sửa đổi, bổ sung như trên sẽ giúp cho công tác bổ nhiệm, xếp lương được thực hiện đơn giản hơn, tránh phát sinh việc yêu cầu giáo viên cung cấp nhiều minh chứng không cần thiết. Đồng thời, khắc phục được vướng mắc trong việc xếp lương giáo viên mầm non và không có trường hợp giáo viên tiểu học, THCS mới tuyển dụng đang giữ hệ số lương 2,34, 2,67, 3,00 được bổ nhiệm hạng II mới và chuyển xếp vào hệ số lương 4,00. Bảo đảm thống nhất về quy định thời gian giữ hạng giữa các cấp học và quy định của Bộ Nội vụ về thời gian giữ ngạch cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính.
Điều chỉnh thời gian giữ CDNN giáo viên mầm non hạng III từ 9 năm xuống còn 3 năm
Quy định về thời gian giữ CDNN giáo viên mầm non hạng III là 9 năm tại Thông tư số 02 đảm bảo tuân thủ quy định về thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Tuy nhiên, chênh lệch hệ số lương giữa hạng III (theo bảng lương của viên chức loại A0 với hệ số lương khởi điểm là 2,10) và hạng II (theo bảng lương của viên chức loại A1 với hệ số lương khởi điểm là 2,34) không nhiều, nếu yêu cầu thời gian giữ hạng 9 năm sẽ làm giảm động lực phấn đấu của giáo viên mầm non.
Do đó, tại Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT Bộ GDĐT điều chỉnh thời gian giữ CDNN giáo viên mầm non hạng III từ 9 năm xuống còn 3 năm để thống nhất với các ngành, lĩnh vực khác (ví dụ như quy định thời gian giữ ngạch cán sự là 03 năm theo Thông tư 02/2021/TT-BNV của Bộ Nội vụ). Tuy nhiên, thời gian giữ CDNN giáo viên mầm non hạng II tăng từ 6 năm lên 9 năm để đảm bảo tuân thủ quy định của Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Đồng thời, thống nhất với quy định thời gian giữ hạng III đối với giáo viên phổ thông và quy định thời gian giữ ngạch/hạng đối với các chức danh cùng được áp dụng bảng lương của công chức/viên chức loại A1 khác.
Giáo viên mầm non, phổ thông không cần nộp minh chứng đã thực hiện công việc của hạng khi thực hiện bổ nhiệm từ hạng CDNN cũ sang hạng CDNN mới
Các Thông tư 01-04 quy định nhiệm vụ theo từng hạng là để sau khi giáo viên được bổ nhiệm vào hạng sẽ thực hiện nếu được hiệu trưởng phân công. Tuy nhiên, khi thực hiện bổ nhiệm từ hạng CDNN cũ sang hạng CDNN mới, một số địa phương yêu cầu giáo viên phải có đủ minh chứng đã thực hiện nhiệm vụ của hạng dẫn đến việc giáo viên không thể cung cấp đủ minh chứng nên chưa được bổ nhiệm hạng tương ứng. Để khắc phục tình trạng này ở một số địa phương, Bộ GDĐT đã bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT như sau:
Làm rõ quy định nhiệm vụ đối với từng hạng CDNN: là những công việc giáo viên thực hiện sau khi được bổ nhiệm vào hạng và trong suốt thời gian giữ hạng nếu được hiệu trưởng phân công và hiệu trưởng có thể phân công giáo viên thực hiện nhiệm vụ của hạng cao hơn nếu giáo viên có khả năng.
Khi bổ nhiệm sang hạng tương ứng không yêu cầu giáo viên phải có minh chứng về việc đã thực hiện được nhiệm vụ của hạng.
Bên cạnh đó cần lưu ý, tại Thông tư 01-04, Bộ GDĐT đã quy định: Đối với những nhiệm vụ theo hạng CDNN mà trường mầm non, phổ thông công lập không được giao hoặc không đủ điều kiện thực hiện thì có thể quy đổi sang các nhiệm vụ khác có liên quan để làm căn cứ đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. Như vậy, quy định về nhiệm vụ của giáo viên không phải là quy định cứng, bắt buộc đối với tất cả các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và không phải là công việc bắt buộc tất cả các giáo viên phải thực hiện.
Bên cạnh đó, Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐ còn bổ sung thêm các điều khoản chuyển tiếp, điều khoản áp dụng để địa phương thuận lợi hơn trong công tác bổ nhiệm CDNN, xếp lương giáo viên.
Cụ thể như: Quy định nguyên tắc chuyển CDNN (khoản 5 Điều 5), nguyên tắc bổ nhiệm CDNN đối với trường hợp giáo viên vẫn giữ mã ngạch công chức hoặc vẫn giữ các ngạch giáo viên có đầu mã ngạch là “15.”, “15a.”, “15c.” (khoản 6 Điều 5).
Quy định việc đạt yêu cầu về nghiệp vụ sư phạm đối với các trường hợp có bằng cao đẳng sư phạm hoặc trung cấp sư phạm hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cấp trước ngày 22/5/2021 (khoản 8 Điều 5).
Làm rõ khái niệm chuyên ngành phù hợp để thuận tiện trong công tác tuyển dụng, sử dụng giáo viên (khoản 9 Điều 5).
Việc bổ nhiệm CDNN, xếp lương đối với các trường hợp giáo viên được phân công giảng dạy các môn học mới, môn học còn thiếu giáo viên hoặc môn tích hợp (khoản 10 Điều 5).
Thực hiện bổ nhiệm lại các trường hợp căn cứ vào trình độ đào tạo để bổ nhiệm hạng cao hơn mà không thông qua thi xét thăng hạng (khoản 12 Điều 5).
Để ổn định công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ và giúp đội ngũ giáo viên an tâm công tác, tập trung triển khai chương trình giáo dục đạt hiệu quả, các địa phương cần khẩn trương nghiên cứu các quy định điều chỉnh và hoàn thành việc bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non, phổ thông công lập trong vòng 06 tháng kể từ ngày Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐ có hiệu lực thi hành.
* Xem chi tiết Thông tư trong file đính kèm./.
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024
- CHÚC MỪNG CÔ THÁI THỊ ĐÀO ĐÃ BẢO VỆ THÀNH CÔNG LUẬN ÁN TIẾN SỸTin tức10/12/2024
- Ứng dụng infographic trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu họcNghiên cứu01/12/2024
- Ứng dụng infographic trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu họcNghiên cứu01/12/2024
- Tổng kết hoạt động thao giảng Khoa Giáo dục Chính trị chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 - 2024Tin tức26/11/2024
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024