Báo cáo hạnh phúc thế giới cung cấp bức tranh toàn cảnh về sự hạnh phúc qua các thế hệ
Các chuyên gia đã sử dụng các phản hồi từ hơn 140 quốc gia để xếp hạng các quốc gia hạnh phúc trên thế giới. Phần Lan đứng đầu danh sách tổng thể trong năm thứ 7 liên tiếp bên cạnh một số sự thay đổi về vị trí của các quốc gia khác:
- Serbia (thứ 37) và Bulgaria (thứ 81) có sự gia tăng đáng kể trong điểm số đánh giá về cuộc sống kể từ khi 2 quốc gia này được đo lường bởi Gallup World Poll vào năm 2013. Sự tiến bộ này cũng được phản ánh trong xếp hạng nhảy vọt giữa báo cáo Hạnh phúc thế giới 2013 với phiên bản 2024, trong đó ghi nhận mức tăng 69 bậc tại Serbia và 63 bậc tại Bulgaria.
- Hai quốc gia tiếp theo cho thấy sự thăng hạng vượt trội về chất lượng cuộc sống là Latvia (thứ 46) và Công (thứ 89) với mức tăng lần lượt là 44 và 40 bậc (so sánh năm 2013 và 2024)
Mỹ (thứ 23) lần đầu tiên ra khỏi top 20 kể từ khi báo cáo Hạnh phúc thế giới xuất bản số đầu tiên vào năm 2012. Afghanistan duy trì thứ hạng cuối với tư cách là quốc gia "không hạnh phúc nhất".
Năm 2024 cũng là lần đầu tiên báo cáo đưa ra xếp hạng theo độ tuổi, dẫn tới sự khác biệt lớn trong một số trường hợp so với bảng tổng sắp chung. LIthuania đứng đầu danh sách đối với trẻ em và người dưới 30 tuổi, trong khi Đan Mạch là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới đối với người từ 60 tuổi trở lên.
Khi so sánh về thế hệ, những người sinh ra trước năm 1965 hạnh phúc hơn những người sinh sau 1980. Đối với thế hệ Millennials (Thiên niên kỷ/Gen Y), đánh giá về cuộc sống của mỗi cá nhân có sự giảm sút theo từng độ tuổi, trong khi mức đánh giá này lại tăng theo từng độ tuổi đối với thế hệ Baby Boomer (sinh ra trong giai đoạn 1946-1964).
Bảng xếp hạng căn cứ trên mức đánh giá trung bình trong 3 năm về chất lượng của cuộc sống. Các chuyên gia liên ngành từ lĩnh vực kinh tế, tâm lý, xã hội học...đã nỗ lực giải thích về tính đa dạng giữa các quốc gia thông qua các yếu tố như GDP, tuổi thọ, có người để dựa vào, cảm giác về tự do, sự khoan dung, nhận thức về hành vi tham nhũng. Những yếu tố này giúp giải thích về sự khác biệt giữa các quốc gia, trong khi bản thân bảng xếp hạng chỉ dựa trên câu trả lời của mỗi người khi được yêu cầu đánh giá về cuộc sống của họ.
GS. Jan-Emmanuel De Neve (Giám đốc TT nghiên cứu hạnh phúc Oxford; GS chuyên ngành kinh tế và khoa học hành vi-Trường kinh doanh Saïd; BTV của báo cáo) cho biết: "Một lần nữa báo cáo Hạnh phúc thế giới đã mở ra một số nội dung thực nghiệm rất đặc biệt, trở thành một lát cắt quan trọng trong hoạt động nghiên cứu về sự hạnh phúc. Ghép nối các dữ liệu sẵn có về mức độ hạnh phúc của trẻ em và thanh thiếu niên toàn cầu, chúng tôi đã ghi lại được những sụt giảm đáng lo ngại, đặc biệt tại khu vực Bắc mỹ và Tây Âu. Do đó, tại một vài nơi trên thế giới, trẻ em đã và đang phải trải qua những cuộc khủng hoảng trong giai đoạn đầu của cuộc sống, đòi hỏi sự vào cuộc ngay lập tức trên khía cạnh chính sách của các quốc gia. Báo cáo vừa là một vinh dự, nhưng cũng là trách nhiệm to lớn đối với TT Oxford khi trở thành cơ quan giám sát tiếp theo của Báo cáo Hạnh phúc thế giới. Chúng tôi cũng cam kết tiếp tục đưa ra những bằng chứng tốt nhất thế giới về tình trạng hạnh phúc toàn cầu trên cơ sở sự hợp tác với các đối tác của chúng tôi"
Theo GS. John F. Helliwell (GS kinh tế danh dự-Trường Kinh tế Vancouver, ĐH Bristish Columbia), các cuộc khảo sát đối với nhiều quốc gia mỗi năm của Gallup World Poll đã cung cấp nguồn dữ liệu phong phú về chất lượng cuộc sống trên toàn thế giới. Hiện nay dữ liệu qua các năm đủ để nhóm nghiên cứu phân tích một cách đáng tin cậy trên phương diện độ tuổi và các đặc điểm riêng của từng thế hệ.
Căn cứ trên sự quan sát về trạng thái hạnh phúc của trẻ em và thanh thiếu niên toàn cầu, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng người tuổi từ 15 đến 24 cho thấy mức độ hài lòng về cuộc sống cao hơn so với người từ 25 tuổi trở lên, tuy nhiên khoảng cách này đang bị thu hẹp tại khu vực châu Âu và gần đây đang ghi nhận sự nghịch đảo tại Bắc Mỹ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hạnh phúc của nhóm 15-24 tuổi bị giảm sút tại Bắc Mỹ, Tây Âu, Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á kể từ năm 2019. Ngược lại, mức độ hạnh phúc ở những khu vực khác ghi nhận sự gia tăng. Nhìn chung, đang có tình trạng thiếu dữ liệu về trạng thái hạnh phúc đối với trẻ em dưới 15 tuổi trên phạm vi toàn cầu.
Các nhà nghiên cứu cũng khuyến nghị về các nghiên cứu sâu hơn nhằm tìm ra mối liên hệ giữa sự hạnh phúc và bệnh sa sút trí tuệ-một lĩnh vực nghiên cứu đặc trưng về sự già hoá dân số.
Cuối cùng, nhóm chuyên gia đã sử dụng một khảo sát lớn về mức độ hài lòng đối với cuộc sống ở người cao tuổi tại quốc gia đông dân nhất thế giới: Ấn Độ. Họ phát hiện ra rằng, sự gia tăng về tuổi tác có liên hệ tới mức độ hài lòng cao hơn đối với cuộc sống, và điều này cũng khớp với kết quả phân tích trên phạm vi toàn cầu. Các nhà khoa học cũng phân tích ảnh hưởng phức tạp của hệ thống phân biệt giai cấp ở Ấn Độ tới sự hạnh phúc của người cao tuổi.
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024