Biện pháp hỗ trợ những sinh viên thi trượt quay trở lại đúng hướng
Trong số những sinh viên thi trượt, nếu các em nhận được sự hỗ trợ có định hướng từ nhà trường thì tỷ lệ trượt hoàn toàn có thể giảm đi một nửa.
Hiện nay, Chính phủ Australia đang tỏ ra quan ngại đối với tỷ lệ thi trượt cao ở những sinh viên tham gia chương trình nợ học phí HECS-HELP. Đây là Chương trình đóng góp giáo dục Cao đẳng-đại học (HECS-Higher Education Contribution Scheme) và Chương trình cho mượn tiền bậc Đại học-Cao đẳng (HELP-Higher Education Loan Programme). Những điều khoản sửa đổi, bổ sung đã được đề xuất trong Luật hỗ trợ giáo dục đại học (Higher Education Support Act). Theo đó, những sinh viên bị trượt 1 nửa số học phần trong 2 học kỳ sẽ không còn nhận được sự hỗ trợ từ Commonwealth nữa.
Những thay đổi sẽ mở rộng các điều kiện áp dụng đối với những nhà cung cấp trong và ngoài giáo dục đại học. Chúng cũng góp phần gia tăng quyền hạn của các cơ quan quản lý, TEQSA (Tertiary Education Quality and Standards Agency-Cơ quan quản lý chất lượng giáo dục quốc gia) và Sở Giáo dục để có thể thi hành các điều luật này.
Câu hỏi được đặt ra đó là: Phương pháp này có thể chữa được bệnh hay không? Và liệu rằng điều này có phù hợp hay không trên phương diện những hệ quả mà nó mang lại cho các trường đại học và các sinh viên.
Thi trượt là hiện tượng phổ biến
Nghiên cứu mới của Đại học công nghệ Swinburne về mức độ phổ biến và nguyên nhân của việc thi trượt ở sinh viên tại các trường đại học tại Australia cho thấy 40% sinh viên thi trượt ít nhất 1 môn. Những sinh viên này có ý định bỏ học cao gấp 4 lần so với những sinh viên khác. 58% sinh viên tiếp tục việc học của mình đã thi trượt một lần nữa.
Tất cả các trường đại học đều có quy trình để nhận diện được những sinh viên thi trượt nhiều môn trong một học kỳ hoặc thi trượt nhiều lần đối với cùng 1 môn học. Những quy trình này sẽ chỉ ra được những sinh viên nào không qua một nửa số môn học, đặc biệt là trong năm đầu tiên.
Câu hỏi đặt ra là điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Thông thường một trường đại học sẽ phát triển một kế hoạch để hỗ trợ sinh viên cải thiện thành tích của mình. Kế hoạch này có thể bao gồm việc tư vấn sinh viên tham gia trung tâm ngôn ngữ và kỹ năng học tập, tìm kiếm sự hỗ trợ về mặt sức khoẻ tinh thần và/hoặc giảm thiểu khối lượng học tập nếu có thể. Mỗi một trường đại học sẽ có sự hỗ trợ khác nhau về mặt thực tiễn đối với sinh viên không qua môn và giúp họ có thể hoàn thành khoá học theo đúng lộ trình.
Sự trợ giúp có định hướng tạo ra sự khác biệt
Đại học công nghệ Swinburne (Australia) có một quy trình tưuong đối toàn diện để hỗ trợ sinh viên trong diện nguy cơ, cảnh báo. Sinh viên sẽ phải đưa ra được nguyên nhân tại sao họ không nên thi trượt các môn học.
Các nhà tư vấn về phát triển học thuật (ADA-Academic Development Adviser) được đào tạo một cách chuyên sâu, bài bản và có trách nhiệm làm việc với từng cá nhân mỗi sinh viên. Các em sẽ được yêu cầu tham gia một phiên làm việc 1-1 nhằm tìm ra những lý do dẫn tới việc không qua môn và cùng thảo luận về phương thức mà họ sẽ phản ứng trước những khó khăn và thách thức đó. Sinh viên có thể gặp ADA nhiều lần trong thời gian học.
Các ADA cũng vận hành một chương trình hỗ trợ theo cặp có tên là Back on Track trong cả học kỳ. Mục tiêu của chương trình là thay đổi hành vi và phát triển những thói quen học tập mới, đồng thời xây dựng một mạng lưới hỗ trợ cá nhân trong nhà trường.
Kết quả của chương trình Back on Track rất ấn tượng. 213 người tham gia trong học kỳ 2 của năm 2019 hầu như giảm 1/2 tỷ lệ trượt môn từ học kỳ đầu tiên. Một số sinh viên thậm chí không trượt bất kỳ một học phần nào.
Giảm bớt khối lượng học tập nhằm cải thiện tỷ lệ thi đậu cũng là một chiến lược quan trọng. Gần như 1/2 các nhóm đều thực hiện chiến lược này.
Hỗ trợ sinh viên sau những thất bại trong học tập là một hoạt động cần rất nhiều tài nguyên bởi số lượng người liên quan trong quy trình này. Nhóm ADA tại Đại học công nghệ Swinburne phải làm việc với khoảng 2000 sinh viên mỗi năm, chưa tính tới nhóm cán bộ hành chính-những người nhận diện sinh viên, và nhóm cán bộ giảng viên-những người tham gia vào quy trình "tìm ra nguyên nhân".
Sinh viên phải học cách tự giúp đỡ bản thân
Cung cấp sự hỗ trợ chỉ là một phần của câu chuyện. Sinh viên vẫn phải thích ứng với hành vi của mình sau khi không vượt qua được kỳ thi của các môn học. Trên thực tế, rất nhiều sinh viên có nguy cơ vẫn không tham gia vào hệ thống hỗ trợ của ADA.
Trong nghiên cứu này, các chuyên gia đã hỏi sinh viên về cách thức mà họ phản ứng đối với việc thi trượt. 1/3 người tham gia (đã thi trượt nhưng vẫn tiếp tục học) trả lời rằng họ không làm gì cả. Điều này là rất đang lo ngại, đặc biệt là đối với những sinh viên không vượt qua nhiều môn học khác nhau. Trong số những người thi trượt nhiều lần những vẫn không làm gì, 43% là sinh viên quốc tế và 26% là sinh viên theo học trực tuyến. Họ gặp vấn đề với áp lực căng thẳng của kỳ thi cũng như các tình huống thi cử, đặc biệt là đối với sinh viên quốc tế. Bên cạnh đó, họ cũng gặp vấn đề với khối lượng công việc cũng như việc quản lý thời gian học tập. Những sinh viên này vẫn chưa tìm ra cách thức để giúp đỡ bản thân cũng như không biết tìm kiếm sự hỗ trợ ở đâu.
Hầu hết sinh viên đều đưa ra các lý do đa dạng cho việc thi trượt, bao gồm các vấn đề về tài chính, khuyết tật, sự chăm sóc hay trách nhiệm công việc. Những vấn đề này không thể được giải quyết một cách nhanh chóng, cho dù là với sinh viên hay với nhà trường.
Vai trò của mỗi bên
Các trường đại học có thể làm được nhiều hơn để giúp đỡ sinh viên quay lại đúng hướng. Kết hợp sử dụng các công cụ phân tích, dự báo học tập và sự hỗ trợ từ các cố vấn học tập có thể là một phương thức.
Việc giảm bớt khối lượng học tập là một chiến lược hiệu quả, tuy nhiên có thể mang lại các hậu quả tiêu cực đối với Centrelink (chương trình trợ cấp xã hội cho sinh viên) cũng như với các chính sách học bổng.
Hầu hết những sinh viên thi trượt 50% tổng số môn trong 1 học kỳ thuộc nhóm người thiểu số. Điều này có thể giúp các cơ sở giáo dục có chiến lược phù hợp hơn trong thực tiễn.
Điều đáng lo ngại nhất đó là quy trình nào có thể chỉ cho sinh viên khả năng phục hồi sau thất bại và tạo ra được sự thay đổi nhất định sau quá trình tư vấn.
- Khoa Tâm lý-Giáo dục chào đón tân sinh viên K65Sinh viên03/10/2024
- Khoa Tâm lý-Giáo dục rộn ràng chào đón tân sinh viên K65Sinh viên30/09/2024
- Đại hội Chi đoàn các lớp chuyên ngành Quản lý giáo dụcSinh viên27/09/2024
- Giới trẻ Australia bi quan về tương lai của mìnhSinh viên10/09/2024
- Hà Lan cấm học sinh sử dụng điện thoại di động tại trường họcSinh viên03/09/2024
- Dành cả thanh xuân học ngành tâm lý học, ra trường mình làm gì?Sinh viên26/08/2024
- Tham vấn tâm lý cho sinh viên: Cách tiếp cận từ các trường đại họcSinh viên26/07/2024
- Rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên ngành Quản lý giáo dụcSinh viên16/05/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024
- Ứng dụng infographic trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu họcNghiên cứu01/12/2024
- Ứng dụng infographic trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu họcNghiên cứu01/12/2024
- Tổng kết hoạt động thao giảng Khoa Giáo dục Chính trị chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 - 2024Tin tức26/11/2024
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Seminar: Sự trỗi dậy của New York như là một kinh đô nghệ thuật mớiNghiên cứu22/11/2024
- Đội Thể thao số 1 của Công đoàn Trường Sư Phạm đạt vị trí Nhất toàn đoàn trong giải Thể thao Công đoàn Trường Đại Học Vinh năm 2024Công đoàn22/11/2024