Cần thay đổi quan niệm về sách giáo khoa
Sau ba năm triển khai chương trình mới, nhiều bất cập khiến cho câu chuyện đi tiếp hay thay đổi giữa chừng đã được đặt ra trong nhiều cuộc họp góp ý về việc này.
Sách giáo khoa nhiều lỗi, nhiều sạn, có nội dung không phù hợp gây bức xúc cho dư luận. Sách giáo khoa (SGK) giá cao gấp 3-4 lần trước đây và việc lựa chọn sách gặp khó khăn khi quyền tập trung vào một hội đồng cấp tỉnh chứ không xuất phát từ chính những người sử dụng là giáo viên, học sinh, phụ huynh. Và hơn hết, việc sử dụng nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau trong một trường khiến cho phụ huynh bị rối, khó khăn khi học sinh phải chuyển trường. Đó là "những nốt trầm" trong bức tranh xã hội hóa SGK đang diễn ra.
Trong báo cáo của đoàn giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đặt ra nhiều yêu cầu, trong đó có nêu vấn đề có cần thiết hay không việc sửa quy định để giao cho cơ sở giáo dục quyền lựa chọn SGK. Và câu chuyện nên hay không Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn thêm một bộ SGK quốc gia lại được đặt ra.
Tại một cuộc họp với đoàn giám sát, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đặt câu hỏi ngược lại: Những căn cứ cụ thể nào để cho rằng Bộ GD-ĐT cần biên soạn một bộ SGK, trong khi hiện đang có nhiều bộ sách rồi? Và nếu có thêm bộ SGK của bộ biên soạn, những bất cập hiện nay có được giải quyết? Ông Kim Sơn cho rằng vấn đề không phải bộ có làm được hay không một bộ sách mà phải thận trọng vì điều này nếu triển khai sẽ là một sự thay đổi giữa chừng rất lớn, có thể gây nên những xáo trộn.
Một số ý kiến bên lề khác cũng lo ngại khi có "bộ SGK quốc gia" thì những SGK còn lại sẽ không ai chọn. Và điều gì sẽ xảy ra? Sẽ lại quay về thời "một bộ SGK", thay vì "một chương trình, nhiều SGK", và lại tái diễn cảnh "độc quyền xuất bản SGK"? Nhưng để trả lời câu hỏi lớn này, lại phải làm rõ một vấn đề căn cốt khác: vai trò của SGK như thế nào trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018?
Theo các văn bản pháp lý, SGK chỉ là một tài liệu dạy học để giáo viên, học sinh tham khảo, sử dụng như một phương tiện trong quá trình dạy và học. Còn việc dạy học phải bám sát chương trình, yêu cầu cần đạt của chương trình. Thế nhưng trong thực tế, từ cán bộ quản lý đến giáo viên, học sinh, phụ huynh và cả xã hội nói chung chỉ quan tâm đến sách mà không quan tâm đến chương trình, đến yêu cầu cần đạt của chương trình.
Không phủ nhận SGK xã hội hóa còn có nhiều vấn đề, nhưng rõ ràng nó đang chịu một áp lực rất lớn vì cả xã hội và nhà trường vẫn đang coi SGK là pháp lệnh, cái để dạy và học và bắt buộc phải dạy đủ, dạy đúng trình tự.
Mặc dù "một chương trình, nhiều SGK" là xu thế giáo dục hiện đại mà nhiều quốc gia đang áp dụng, nhưng Việt Nam sẽ khó làm được nếu quan niệm về vai trò của SGK không được thay đổi từ trong nội tại ngành giáo dục. Trách nhiệm của Bộ GD-ĐT ở đây chưa phải đi biên soạn thêm một bộ sách mới mà cần quyết liệt trong chỉ đạo để thay đổi thực sự "điểm nghẽn" này. Tiếp đến, việc đưa SGK vào tủ sách dùng chung, thư viện nhà trường cũng cần được thúc đẩy và giám sát về tính hiệu quả. Sách cần đưa về cho các nhà trường chọn lựa. Nếu giải quyết được ba vấn đề này, câu chuyện SGK sẽ có lối thoát.
Nếu vẫn còn "điểm nghẽn", cách mà Bộ GD-ĐT tổ chức thêm một "bộ sách quốc gia" chỉ là sự can thiệp không phù hợp vào quy luật thị trường khi đã triển khai xã hội hóa SGK.
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- Bạn đã sẵn sàng hợp tác với AI trong công việc chưa?Tin tức04/09/2024
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Khoa Giáo dục Tiểu học tổ chức seminar khoa học về ứng dụng AI và hệ sinh thái Microsoft trong đào tạoNghiên cứu12/11/2024
- Tọa đàm kỉ niệm 65 năm thành lập khoa Ngữ văn (1959-2024)Tin tức11/11/2024
- KHOA VĂN NGÀY ẤY...Nghiên cứu07/11/2024
- THẦY... CHƠI CHỮNghiên cứu07/11/2024
- Kế hoạch tổ chức Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm Khoa Giáo dục Tiểu học năm học 2024-2025Đào tạo05/11/2024
- Hội thảo khoa học quốc gia “Một số vấn đề thời sự trong nghiên cứu và giảng dạy Toán học” (ngày 09 tháng 11 năm 2024)Tin tức04/11/2024
- Nhớ về một thế hệ vàng - Những người thầy của tôiKhoa Ngữ văn03/11/2024