Chiến lược phát triển cá nhân hiệu quả dành cho học sinh
Vì sao học sinh cần đến chiến lược phát triển cá nhân?
Chúng ta thường nghĩ rằng chỉ người lớn, người đi làm mới cần xây dựng một chiến lược để phát triển cá nhân, còn học sinh thì chỉ cần học theo thời khóa biểu, sự sắp xếp của nhà trường và gia đình là đủ. Điều đó vô hình trung lại khiến trẻ sinh ra tâm lý ỷ lại và thụ động trong việc đưa ra quyết định. Đồng thời, các em cũng sẽ khó lòng hiểu rõ mục tiêu mình muốn hướng đến và ý nghĩa của quá trình tôi luyện bản thân.
Có một câu nói nổi tiếng thế này của Mel Robbins, “When you set a goal, your brain opens up a task list.” Có nghĩa là chỉ khi bạn đặt ra một mục tiêu nhất định, bạn chắc chắn sẽ hình dung được những việc cần phải làm để hoàn thành mục tiêu đó. Việc vẽ ra những mục tiêu không khó. Cái khó là làm thế nào để các em xác định những bước mình cần làm và nghiêm túc thực hiện kế hoạch đó.
Mục tiêu phát triển cá nhân cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Phát triển cá nhân là cách để các em dành thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường để tôi luyện, thu nạp những kiến thức, kỹ năng cần thiết và khi thời gian chín muồi, đó sẽ là “vũ khí” để các em tạo đà bứt phá cho tương lai. Xây dựng kế hoạch phát triển cá nhân còn giúp các em rèn luyện những đức tính tốt như tập trung, kỷ luật, kiên trì, biết phấn đấu, chịu học hỏi,…
Các bước xây dựng lộ trình phát triển cá nhân
Dưới đây là một số bước giúp các em xây dựng chiến lược phát triển cá nhân cũng như một số lưu ý để hoàn thành những mục tiêu đã đặt ra.
1. Xác định mục tiêu
Đây là bước vô cùng quan trọng vì nó sẽ quyết định việc các em cần xây dựng một kế hoạch chỉn chu và chuyên nghiệp. Hãy thử trả lời các câu hỏi: Các em muốn theo đuổi nghề gì trong tương lai và vì sao? Sau tốt nghiệp THPT, đâu là ngành mà các em muốn học ở bậc đại học? Trong năm học tiếp theo, các em muốn đạt thành tích/thành tựu gì? Các em có mong muốn ghi danh vào trường đại học nào chưa? Mục tiêu mà bạn theo đuổi có yêu cầu nào về kỹ năng và kiến thức?
Hãy đặt cho bản thân thật nhiều câu hỏi liên quan đến mục tiêu đó chứ không hình dung một cách chung chung. Ví dụ, em muốn du học Mỹ, vậy hãy liệt kê thật kỹ những vấn đề liên quan như du học ngành gì, du học ở đâu, đâu là những trường tiềm năng, ngành học đó có triển vọng không, ngành học đó ở Mỹ yêu cầu những gì,… Có như vậy, bạn mới biết cách xây dựng một kế hoạch thật chi tiết.
2. Chia nhỏ mục tiêu
Có bao giờ các em cảm thấy việc thực hiện mục tiêu mình đặt ra rất khó khăn và nó làm cho các em nản chí? Điều đó là lẽ thường tình vì không phải ai cũng đạt được mục tiêu lớn chỉ trong một sớm một chiều. Chính vì vậy, việc chia nhỏ mục tiêu và chia rõ ngắn hạn – dài hạn sẽ giúp các em giảm thiểu áp lực. Hơn nữa, đó cũng là động lực để các em không chùn bước và có cảm giác rằng bản thân đang đến gần hơn với mục tiêu cuối cùng.
Hãy xem đó là một lộ trình dài với những cột mốc khác nhau. Ở mỗi cột mốc, các em hãy vạch ra yêu cầu cần hoàn thành ở đó là gì và nghiêm túc thực hiện nó. Ví dụ, trong vòng 1 năm tới, em muốn đạt IELTS 8.0. Vậy trong thời gian 1 năm đó, hãy chia nhỏ thành nhiều cột mốc 3 tháng, mỗi tháng sẽ tăng một band điểm nhất định.
3. Xác định những trở ngại và lợi thế
Trên con đường xây dựng thương hiệu cá nhân, sẽ không tránh khỏi những lúc các em thấy khó khăn và trắc trở. Những thách thức đó có thể xuất phát từ vấn đề nội tại và cũng có thể đến từ các yếu tố bên ngoài. Tuy nhiên, đừng vì thế mà nản lòng, bởi sự đồng hành, hỗ trợ và niềm tin từ người thân, bạn bè, thầy cô giáo sẽ là nguồn động lực tiếp thêm sức mạnh cho các em.
Trước khi bắt tay vào một kế hoạch bất kỳ, hãy liệt kê tất cả những khó khăn, thử thách và thuận lợi, xét cả yếu tố tác động từ bên trong lẫn bên ngoài. Ví dụ, một bạn học sinh có mục tiêu làm quen với các bạn người nước ngoài trong năm học tới. Trở ngại lớn nhất của bạn đó là ngoại ngữ, còn ưu điểm là khả năng kết nối. Sử dụng chiến lược phát triển cá nhân, bạn học sinh đó cần phải vạch ra một kế hoạch để trau dồi khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh và tận dụng khả năng kết nối của mình để làm quen với các bạn học sinh ngoại quốc.
Việc xây dựng thương hiệu cá nhân luôn đòi hỏi người học thời gian, sự kiên trì và một tinh thần kỷ luật. Để quá trình này diễn ra một cách thuận lợi, đừng quên tìm đến những lời khuyên, sự trợ giúp của người thân, bạn bè và nhà trường
- Khoa Tâm lý-Giáo dục chào đón tân sinh viên K65Sinh viên03/10/2024
- Khoa Tâm lý-Giáo dục rộn ràng chào đón tân sinh viên K65Sinh viên30/09/2024
- Đại hội Chi đoàn các lớp chuyên ngành Quản lý giáo dụcSinh viên27/09/2024
- Giới trẻ Australia bi quan về tương lai của mìnhSinh viên10/09/2024
- Hà Lan cấm học sinh sử dụng điện thoại di động tại trường họcSinh viên03/09/2024
- Dành cả thanh xuân học ngành tâm lý học, ra trường mình làm gì?Sinh viên26/08/2024
- Tham vấn tâm lý cho sinh viên: Cách tiếp cận từ các trường đại họcSinh viên26/07/2024
- Rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên ngành Quản lý giáo dụcSinh viên16/05/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024