Có gene cú đêm giúp cho những người làm ca đêm trước tình trạng thiếu ngủ
Khoảng 25% nhân viên trong lĩnh vực công tại Anh sẽ phải làm một số đầu việc vào buổi tối. Con số này cũng tương tự ở các quốc gia khác đối với công việc phải làm theo ca kíp. Tuy nhiên, hiện đang có sự gia tăng những bằng chứng cho thấy công việc ban đêm và việc phá vỡ nhịp điệu sinh học hàng ngày trong một thời gian dài (persistent circadian rhythm disruption) chính là những yếu tố gây nguy hiểm cho sức khỏe, dẫn tới những căn bệnh như trầm cảm, đau tim và tiểu đường tuýp 2.
Sử dụng dữ liệu của UK Biobank, các nhà nghiên cứu đã xem xét tổng số 53.211 công nhân trong giai đoạn 2006-2018, nhằm tìm hiểu xem liệu họ có xu hướng gene để trở thành "cú đêm" hay không.
Kết quả nghiên cứu cho thấy công việc ban đêm có mối liên hệ với tình trạng thiếu ngủ, đặc biệt là đối với những người phải làm ca đêm. Cũng theo nghiên cứu này, giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần lẫn thể chất của mỗi người.
Các nhà nghiên cứu của CHRONO đã phát hiện ra rằng những người thường xuyên làm việc ban đêm sẽ ngủ rất ít. Họ tự đánh giá rằng mỗi đêm mình sẽ mất đi 13 phút của giấc ngủ, so với những người không bao giờ phải làm ca đêm. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng có xu hướng gene cú đêm cao cũng có tác dụng bảo vệ khỏi tình trạng thiếu ngủ lên tới 28%.
GS. Melinda Mills, trưởng nhóm nghiên cứu, giải thích rằng họ đã tiến hành nghiên cứu tương quan toàn bộ nhiễm sắc thể (genome-wide association study) của "cú đêm", cho phép họ đo lường được xu hướng gene của những người "sống về đêm".
TS. Evelina Akimova cho biết những gì mà họ phát hiện ra thực sự rất thú vị bởi họ có thể sử dụng những cách thức đo lường khác nhau đối với những cá nhân "cú đêm" bao gồm gene, tự báo cáo, và gia tốc kế nhằm nâng cao hiểu biết về sự thiếu ngủ ở những công nhân làm việc ban đêm.
"Có một số ẩn ý liên quan tới sức khỏe dành cho những người làm việc ban đêm. Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng điều này thay đổi tùy theo nhóm thời gian sinh học của mỗi người. Bên cạnh đó, những khuyến nghị cũng cần được cân nhắc khi thiết kế các biện pháp can thiệp"-GS. Mills bổ sung.
Nghiên cứu này được tiến hành với sự hợp tác giữa ĐH Oxford, Đại học Groningen và Trung tâm Y tế ĐH Groningen, đồng thời đây là một phần của gói tài trợ nâng cao CHRONO từ Hội đồng nghiên cứu châu Âu (ERC).
- Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025Tin tức15/07/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Quản lý giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Tâm lý học giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2025 đã hoàn thànhTin tức27/06/2025
- Tài liệu hướng dẫn dành cho thí sinh 2025Tin tức25/06/2025
- Nam sinh có khả năng phục hồi tốt hơn nữ sinh trước những trở ngại trong học tậpTin tức20/06/2025
- Công bố kết quả PISA 2022 của Việt NamTin tức17/06/2025
- Luật Nhà giáo đã được thông quaTin tức17/06/2025
- Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025Tin tức15/07/2025
- GIẢNG DẠY BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ – TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH THỰC TẾ CHUYÊN MÔN NĂM 2025Nghiên cứu08/07/2025
- Chương trình Kí ức thành văn: Chia tay K62 ngành Sư phạm Ngữ vănĐào tạo07/07/2025
- Trường Đại học Vinh: thông tin tuyển sinh đào tạo đại học năm 2025Tin tức07/07/2025
- Thông tin tuyển sinh Đại học chính quy năm 2025 - Khoa Toán học - Trường Sư phạm - Trường Đại Học VinhTin tức07/07/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Quản lý giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Tâm lý học giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- THÔNG TIN TUYỂN SINH TRƯỜNG SƯ PHẠM NĂM 2025: KHOA GIÁO DỤC MẦM NONGiới thiệu28/06/2025