Công cụ mới dành cho các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ nhằm nhận diện quyết định trì hoãn tiêm vaccine của các bậc phụ huynh
Một nhóm các nhà khoa học xã hội từ Đại học Nottingham vừa công bố một công cụ trên nền tảng trực tuyến nhằm giúp các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ trao đổi tốt hơn với các những bậc phụ huynh đang lưỡng lực trong việc cho con cái mình tiêm vaccine phòng bệnh.
Được tài trợ bởi Liên minh châu Âu, công cụ là một phần trong dự án 2.9 triệu bảng Anh có tên là VAX-TRUST. Các nhà nghiên cứu từ Khoa khoa học xã hội đã thu thập dữ liệu từ các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ và từ các bậc phụ huynh có con cái trong độ tuổi mầm non, hiện đang sinh sống tại East Midlands và đang chần chừ trong các quyết định về vaccine.
Kết quả nghiên cứu được sử dụng để tạo ra một công cụ trực tuyến có tên là RLO (Reusable learning object-Vật thể học tập có thể tái sử dụng), được phát triển trên cơ sở hợp tác với đội ngũ truyền thông e-learning và sức khoẻ (HELM-Health and E-learning Media, ĐH Nottingham).
Công cụ mới cho phép người dùng lắng nghe một đoạn audio-clip của 3 phụ huynh khác nhau, sau đó thực hiện một số nhiệm vụ ngắn nhằm giúp họ khám phá những yếu tố khác nhau đằng sau sự chần chừ sử dụng vaccine, căn cứ trên những kinh nghiệm và trải nghiệm nghề nghiệp của họ. Công cụ sau đó sẽ đưa ra một số điểm học tập chính căn cứ trên kết quả nghiên cứu của dự án VAX-TRUST và từ các nghiên cứu KHXH liên quan tới sự chần chừ trong việc sử dụng vaccine.
Theo GS. Pru Hobson-West (GS khoa học, y tế và xã hội), tiêm chủng vaccine là một chủ đề phức tạp và nhạy cảm đối với một số người, và nó liên quan tới những câu hỏi lớn bao gồm niềm tin đối với khoa học và y tế. Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng những bác sĩ, y tá và các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ bận rộn sẽ thấy bộ công cụ này hữu ích với họ, đồng thời nó cũng là điểm khởi đầu cho việc suy nghĩ về những trải nghiệm của chính họ về vaccine.
Bộ công cụ hoàn toàn miễn phí và có thể được tiếp cận trưc tuyến tại đây. Người dùng được khuyến khích để lại các bình luận, phản hồi nhằm giúp phát triển các nguồn lực trong tương lai.
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024