Cyberbullying-bắt nạt trực tuyến (P1)
Bắt nạt trực tuyến (bắt nạt qua mạng hoặc bạo lực mạng) hay còn được gọi với tên tiếng Anh là Cyberbullying. Đây là một trong các hình thức gây rối, đe dọa, bắt nạt thông qua các nền tảng xã hội nhằm mục đích làm mất mật, hạ nhục, tra tấn tinh thần. Hình thức bắt nạt này đang ngày càng phát triển và lan rộng gây nên rất nhiều hậu quả nguy hiểm.
Người bắt nạt sẽ sử dụng những lời nói xúc phạm, đăng tải các dòng trạng thái đả kích, khiếm nhã, quấy rối hoặc kêu gọi tẩy chay trên cộng động mạng, thậm chí còn sử dụng các hình ảnh, video biếm họa để chỉ trích, hạ nhục người khác. Theo số liệu thống kê nhận thấy, ở lứa tuổi thanh thiếu niên, cứ 10 em thì có khoảng 3 em là nạn nhân của tình trạng bắt nạt trực tuyến.
Được biết, từ năm 1974, internet đã xuất hiện nhưng mãi cho đến thế kỷ 21 mới thực sự bùng nổ và phát triển cho đến hiện nay. Internet được đầu tư phát triển vượt bậc góp phần tạo ra hàng loạt các nền tảng mạng xã hội nhằm xúc con người gắn kết và dễ dàng kết nối với nhau. Thông qua các trang mạng mà bạn có thể dễ dàng tìm kiếm, giao lưu với bạn bè thế giới mà không lo ngại ngôn ngữ, lãnh thổ, địa lý.
Tuy nhiên, sự phát triển vượt bậc này cũng tiềm ẩn rất nhiều mặt tiêu cực và trong đó phổ biến nhất chính là thực trạng bắt nạt trực tuyến. Dựa vào số liệu thống kê của các cuộc khảo sát thực tế nhận thấy rằng có đến 40% các trường hợp trẻ vị thành niên từ 8 đến 17 tuổi đã và đang là nạn nhân của Cyberbullying.
Ở một cuộc khảo sát được thực hiện trên 899 em học sinh cấp trung học phổ thông tại Nhật Bản được tiến hành vào năm 2015 nhận thấy, có đến 22% học sinh là nạn nhân của Cyberbullying và 7,8% học sinh thừa nhận rằng mình đã từng tham gia vào bạo lực mạng xã hội. Tiếp đó lại có một cuộc nghiên cứu rộng hơn với 2599 học sinh cấp tiểu học ở Kyoto nhận thấy rằng có khoảng 12,5% học sinh gánh chịu các tổn thương của nạn bạo hành mạng và có 10,6% học sinh thừa nhận rằng mình đã từng có những hành vi, lời nói bắt nạt bạn bè thông qua các trang mạng xã hội.
Một điều đáng bất ngờ đó chính là tình trạng bắt nạt trực tuyến còn có sự khác biệt về giới tính. Các chuyên gia nhận thấy rằng tỉ lệ nữ sinh tham gia tệ nạn này lại nhiều hơn so với nam giới đến khoảng 10,9%. Kết quả của một cuộc khảo sát được thực hiện vào năm 2010 trên 9 trường THCS của phường Nagaura (tỉnh Kanagawa) và phường Terado, Tominaga (Kyoto) nhận thấy có đến 8,7% trong tổng số 5357 học sinh có tham gia vào việc bắt nạt trực tuyến đối với người khác, trong đó tỉ lệ nữ sinh chiếm phần đông.
Chia sẻ về vấn đề thực trạng bắt nạt học đường ở Việt Nam, chuyên gia tâm lý trị liệu Ông Thục Bảo cho biết: “Thực tế, trong quá trình tham vấn và trị liệu tâm lý cho khách hàng, tôi cũng như các đồng nghiệp của mình tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã gặp nhiều trường hợp cha mẹ đưa các bạn trẻ đến trung tâm trong tình trạng hoang mang, lo sợ, hoảng sợ. Có bạn chia sẻ rằng mình bị bạn thân tung lên mạng những đoạn chat, hình ảnh để hăm dọa, đe dọa khiến bạn học sinh trở nên căng thẳng, stress và mất ngủ triền miên..”.
Nếu xét về cơ bản thì hình thức bắt nạt trực tuyến khác giống với bắt nạt thông thường. Tuy nhiên cũng có một số điểm đáng chú ý như:
- Nạn nhân bị bắt nạt thường rất khó xác định được đối tượng hoặc nhóm đối tượng bắt nạt mình hoặc không biết rõ nguyên nhân tại sao họ lại có những hành động đó.
- Nạn nhân có thể gánh chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn so với hình thức bắt nạt thông thường. Cũng bởi các nội dung gây rối, hạ nhục, phỉ báng nạn nhận sẽ rất dễ bị lan truyền và được chia sẻ rộng rãi nhiều nơi.
- Thậm chí nạn nhân có thể bị quấy rối, tấn công mạng bất cứ khi nào họ tiếp xúc với mạng xã hội hoặc khi kiểm tra tin nhắn, email, cuộc gọi,…
Những dạng cơ bản của thực trạng bạo lực mạng
Trên thực tế, có rất nhiều cách để thực hiện hành vi bạo lực trực tuyến với một người nào đó qua mạng. Trong đó một vài dạng bắt nạt có thể được định hình rõ ràng hơn, bao gồm:
- Harassment (quấy rối): Đề cập đến các hành động như nhắn tin, gửi các thông điệp thô lỗ, công kích nhằm mục đích xúc phạm, lạm dụng hoặc bạo hành. Viết những bình luận hoặc bức hình gây khó chịu, xấu hổ ở trên mạng xã hội hoặc trong các trò chơi điện tử trực tuyến.
- Flaming (gây đau khổ): Cố tình sử dụng các ngôn ngữ công kích để tiến hành các cuộc tranh luận ở trên mạng xã hội. Mục đích là thu hút nhiều người vào cuộc tấn công gây đau khổ cho người khác.
- Denigration (phỉ báng): Gửi các thông tin giả mạo, không đúng sự thật và gây tổn hại cho người khác. Có thể là chia sẻ hình ảnh của người khác với mục đích lan truyền tin xấu và lời thị phi để chế giễu.
- Impersonation (mạo danh): Tình trạng đột nhập vào các tài khoản email hay mạng xã hội hoặc lập các trang giả mạo người khác để đăng gửi các tin khiêu dâm hoặc tài liệu đáng xấu hổ của người bị bắt nạt.
- Outing and Trickery (phát tán và lừa đảo): Chia sẻ các thông tin cá nhân hay lừa đảo nhằm lấy các thông tin bí mật của một người để chuyển tiếp cho người khác bao gồm cả hình ảnh, video, đoạn tin nhắn,…
- Exclusion (cô lập): Hành động cố tình loại bỏ một ai đó ra khỏi nhóm tin nhắn hoặc các nhóm khác trên mạng xã hội, trang mạng chơi game,…
- Cyber Stalking (bám theo trên mạng): Đề cập đến sự lặp đi lặp lại các hành động như gửi tin nhắn, thông điệp đe dọa, quấy rối để làm tổn thương một người nào đó qua mạng xã hội và các kênh trực tuyến.
Bắt nạt trực tuyến (Cyberbullying) – Nguyên nhân do đâu?
Internet ra đời mang lại rất nhiều lợi ích đối với cuộc sống của con người, nó giúp chúng ta dễ dàng kết nối, giao lưu và cập nhật nhiều thông tin bổ ích. Đồng thời sự phát triển vượt bậc của internet còn giúp ích rất nhiều cho công việc, mở ra nhiều cơ hội kiếm tiền cho rất nhiều người.
Song song với những lợi ích đó thì các nền tảng mạng xã hội ngày nay cũng tiềm ẩn không ít các nguy cơ gây hại. Trong đó, bắt nạt trực tuyến là vấn nạn phổ biến và đáng được quan tâm nhiều nhất. Trong thực tế, bất kì việc gì xảy ra đều sẽ có nguyên nhân cụ thể, Cyberbullying cũng không ngoại lệ.
Nhìn chung, các cuộc bạo lực mạng đều xảy ra bởi những người không rõ danh tính, họ không lo sợ bản thân bị bại lộ nên vô cùng cảm thấy an toàn khi công kích, hạ nhục người khác qua bàn phím máy tính, màn hình điện thoại. Tuy nhiên, không phải tự nhiên mà một người lại dành hàng giờ để đi công kích, chống phá người khác.
Theo nhận định của các chuyên gia thì thực trạng bắt nạt trực tuyến cho thể xảy ra bởi các nguyên nhân sau đây:
1. Hình thức trả thù gián tiếp
Một số người do các sức ép đến từ cuộc sống đời thường, họ liên tục phải đối diện với những căng thẳng, mệt mỏi, vất vả hoặc bản thân đã từng là nạn nhân của tình trạng bắt nạt làm ảnh hưởng đến tâm lý thì sẽ có nhiều xu hướng muốn trút giận lên người khác. Họ có thể sử dụng mạng xã hội như một công cụ để trả đòn đối với những người đã từng bắt nạt hoặc gián tiếp bắt nạt họ. Cũng bởi họ cho rằng cuộc sống của họ đã chịu quá nhiều điều tiêu cực, họ đã quá khổ sở về cả tinh thần lẫn thể xác nên họ muốn người khác cũng phải trải qua những điều giống mình.
2. Do không sợ bị phát hiện
Thông thường, những người thực hiện hành vi bắt nạt trực tuyến sẽ cố tình che giấu danh tính, họ tạo lập nhiều tài khoản ảo để hạn chế nguy cơ bị phát hiện. Đồng thời, các hành vi bạo hành qua mạng rất khó để xác định danh tính thủ phạm bởi các đối tượng xấu không bao giờ sử dụng thông tin chính xác của bản thân.
Do đó, thủ phạm sẽ luôn cảm thấy an toàn bởi bản thân khó có thể bị bại lộ, họ có thể thoải mái thực hiện làm những điều mà bản thân mong muốn, nhằm thỏa mãn nhu cầu của chính mình. Hơn thế, nhiều người còn cảm thấy vô cùng thoải mái khi thấy nạn nhân hoang mang, lo sợ và mãi kiếm tìm hung thủ. Điều này đôi lúc còn khiến họ gia tăng sự hưng phấn, liên tục tăng mức độ nghiêm trọng để thực hiện hành vi hạ nhục danh dự, nhân phẩm của người khác.
3. Bạo lực mạng do khao khát quyền lực
Những đối tượng bắt nạt người khác qua mạng xã hội luôn có suy nghĩ rằng bản thân luôn đúng, họ tự cho mình cái quyền được phán xét, chỉ trích, lăng mạ người khác. Họ cho rằng mình có quyền lực để đánh giá đúng sai hoặc họ cho rằng bản thân của nạn nhân đáng phải gánh chịu những sự tổn thương đó.
Ngoài ra, một số trường hợp khác, người bắt nạt trực tuyến còn mang tâm lý rằng, nếu bản thân không làm thì cũng sẽ có người khác làm như vậy và họ tự cho mình cái quyền ngang nhiên xúc phạm, mắng chửi người khác. Những đối tượng này sẽ cảm thấy vô cùng thỏa mãn và vui sướng khi nắm được điểm yếu của người khác, họ sung sướng khi nhìn thấy người khác giận dữ, đau khổ, tổn thương.
4. Khao khát thể hiện bản thân
Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy rằng, phần đông những thủ phạm bắt nạt trực tuyến đều thuộc độ tuổi vị thành niên, những người trẻ tuổi. Ở lứa tuổi này, trẻ luôn có mong muốn được trở thành người trưởng thành, khao khát khẳng định bản thân qua các hành vi bạo hành, ức hiếp người khác. Đặc biệt hơn, khi những hành vi bắt nạt của mình được tung hô, ca ngợi họ sẽ càng trở nên tự mãn hơn. Đồng thời, khi những nạn nhân của Cyberbullying cảm thấy lo sợ, hoang mang thì họ sẽ càng cảm thấy hứng thú, vui sướng.
5. Xem như trò tiêu khiển mạng
Nhiều người thực hiện hành vi khiêu khích người khác nhưng không thể ý thức được những điều sai trái mà mình đang làm sẽ gây tổn thương đến người khác. Họ cho rằng đây chỉ là một trò đùa, một trò chơi vô hại để tìm kiếm những niềm vui trong cuộc sống của mình. Có thể do cuộc sống của họ quá tẻ nhạt, vô vị và không nhận được nhiều sự quan tâm, chia sẻ của những người xung quanh nên họ có xu hướng mắng chửi người khác và xem đó là một “thành công” của riêng mình.
6. Bạo lực mạng do thù ghét, ganh tỵ
Các hành vi bắt nạt trực tuyến đôi lúc xuất phát từ cảm giác ganh ghét, đố kỵ với những điều mà người khác có được. Họ thường nhắm vào các đối tượng có sắc đẹp, tiền bạc, địa vị cao nhằm hạ nhục, đạp đổ họ. Thông thường là đe dọa tung các đoạn tin nhắn, ảnh nóng hoặc uy hiếp tống tiền.
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- Bạn đã sẵn sàng hợp tác với AI trong công việc chưa?Tin tức04/09/2024
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Khoa Giáo dục Tiểu học tổ chức seminar khoa học về ứng dụng AI và hệ sinh thái Microsoft trong đào tạoNghiên cứu12/11/2024
- Tọa đàm kỉ niệm 65 năm thành lập khoa Ngữ văn (1959-2024)Tin tức11/11/2024
- KHOA VĂN NGÀY ẤY...Nghiên cứu07/11/2024
- THẦY... CHƠI CHỮNghiên cứu07/11/2024
- Kế hoạch tổ chức Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm Khoa Giáo dục Tiểu học năm học 2024-2025Đào tạo05/11/2024
- Hội thảo khoa học quốc gia “Một số vấn đề thời sự trong nghiên cứu và giảng dạy Toán học” (ngày 09 tháng 11 năm 2024)Tin tức04/11/2024
- Nhớ về một thế hệ vàng - Những người thầy của tôiKhoa Ngữ văn03/11/2024