Điều gì đang diễn ra đối với phần lớn học sinh khuyết tật tại Australia
Thỏa thuận về đổi mới trường học Quốc gia (NSRA-National School Reform Agreement) được thiết lập một lần trong chu kỳ 5 năm tại Australia. Đây là phương thức chính để Chính phủ liên bang có thể định hướng những thay đổi trong cách mà trường học tại Úc sẽ vận hành.
Thỏa thuận đổi mới hiện tại sẽ kết thúc vào tháng 12 năm 2024, và thỏa thuận mới sẽ bắt đầu được phát triển. Một trong những ưu tiên sớm nhất đó là cải thiện kết quả đầu ra cho tất cả học sinh, đặc biệt là những em có nguy cơ cao bị bỏ lại phía sau. Một nhóm chuyên gia sẽ trình bày báo cáo tới tất cả các Bộ trưởng giáo dục trước tháng 10 nằm thông báo về những điều khoản đàm phán.
Trong lúc đó, báo cáo rà soát về chương trình bảo hiểm người khuyết tật toàn quốc (NDIS-National Disability Insurance Scheme) đang tiến hành xem xét tính bền vững của chương trình. Vào đầu tháng 9, Bruce Bonyhady (Trưởng nhóm rà soát độc lập) cho biết các Chính phủ của các bang cần xây dựng chương trình hỗ trợ nền tảng trong nhà trường nhằm giảm thiểu việc lạm dụng NDIS. Điều này được đưa ra căn cứ trên kết quả nghiên cứu cho thấy rất nhiều vấn đề xảy ra đối với học sinh khuyết tật trong nhà trường. Ví dụ, 70% học sinh khuyết tật tham gia khảo sát báo cáo rằng các em đã bị bỏ rơi trong các sự kiện hoặc hoạt động của nhà trường.
Những điều khoản đàm phán xung quanh thỏa thuận đổi mới trường học song song với báo cáo rà soát đối với NDIS sẽ mang lại cơ hội giáo dục và hỗ trợ tốt hơn đối với học sinh khuyết tật.
Thỏa thuận quốc gia về đổi mới nhà trường là gì?
NSRA là một thỏa thuận chung giữa Chính phủ liên bang và chính quyền các bang nhằm cải thiện kết quả đầu ra của học sinh ở các nhà trường. Thỏa thuận này cũng bao gồm việc đồng ý cấp vốn cho chương trình. Mỗi bang hoặc vùng lãnh thể sẽ thiết lập thỏa thuận riêng đối với Chính phủ liên bang.
Chính phủ của Thủ tướng Anthony Albanese đã mở rộng thỏa thuận hiện tại thêm 1 năm, với mốc thời gian bắt đầu mới là tháng 1 năm 2025. Trong khuôn khổ của các Hiệp ức song phương, các hoạt động hỗ trợ những nhóm sinh viên đặc thù sẽ được tiến hành. Tuy nhiên, những thiết lập hiện nay tỏ ra không hiệu quả đối với những học sinh khuyết tật.
Trong tháng 1/2023, báo cáo của Ủy ban năng suất đã ghi chú rằng rất nhiều thỏa thuận song phương đã không đưa ra các hành động đổi mới cụ thể đối với đối tượng học sinh khuyết tật, đồng thời không chỉ rõ những hành động này sẽ được tiến hành như thế nào. Báo cáo cũng cho thấy không có dữ liệu NAPLAN nào được thu thập đối với học sinh khuyết tật, khiến cho việc đo lường quá trình học tập rất khó khăn.
NAPLAN (National Assessment Program – Literacy and Numeracy) là chương trình quốc gia đánh giá những kỹ năng cơ bản tiếng Anh và Toán số của học sinh Úc so với tiêu chuẩn tối thiểu quốc gia mà chính phủ đã đặt ra. NAPLAN được quản lý từ năm 2010 bởi ACARA (Australian Curriculum Assessment and Reporting Authority), cơ quan đánh giá và tường trình các chương trình giáo dục ở Úc. Các cấp lớp được khảo sát là 3, 5, 7 và 9.
Ủy ban này cũng đưa ra khuyến nghị rằng cần kết nối dữ liệu NDIS với dữ liệu báo cáo của nhà trường. Tuy nhiên, điều này có một vấn đề đó là những học sinh khuyết tật không thuộc thành phần của NDIS thì sẽ không có dữ liệu.
Nhu cầu chưa từng thấy đối với NDIS
NDIS có thể không mang lại những hỗ trợ mà học sinh cần. Chương trình này vốn được thiết kế nhằm hỗ trợ tài chính cho các cá nhân mắc các vấn đề về khuyết tật, với con số ước lượng khoảng 10% trong tổng số 4.4 triệu người khuyết tật tại Úc. Hiện nay, hơn 610.000 cá nhân đã nhận được hỗ trợ từ chương trình (tương đương 14% người khuyết tật tại Úc).
Hiện số lượng trẻ em tham gia chương trình đang có sự gia tăng đáng kể. Hơn 1 nửa người tham gia NDIS có tuổi đời dưới 18, và 11% số người tham gia có độ tuổi từ 5 tới 7.
Một số nhà bình luận đã tranh luận rằng điều này thực sự không có tính bền vững khi ngân sách của NDIS ước tính đạt tới 35 triệu đô la Úc trong năm nay. Bonyhady cho biết ông tin rằng sự gia tăng về mặt số lượng có thể xuất phát từ vấn đề mang tính hệ thống. Với những hỗ trợ hạn chế từ bên ngoài NDIS, các bậc phụ huynh đang không có nhiều sự lựa chọn ngoài việc cố gắng và tìm kiếm một vị trí an toàn trong chương trình.
NDIS chưa bao giờ có ý định thay thế những dịch vụ hiện nay như giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, sự nhập nhằng về trách nhiệm tài trợ thường dẫn tới những khoảng cách trong dịch vụ. Nghiên cứu của nhóm chuyên gia đã chỉ ra một cách nhất quán rằng những học sinh có cùng đặc điểm tính cách có thể nhận được sự hỗ trợ không nhất quán, phụ thuộc nhiều vào:
- Nhận thức đa dạng của bố mẹ và/hoặc người chăm sóc trong hệ thống
- Hỗ trợ của cộng đồng trong nhà trường
- Đào tạo giáo viên
- Quyết định của lãnh đạo nhà trường trong việc phân bổ nguồn quỹ hỗ trợ học sinh khuyết tật
Tầm quan trọng của giáo dục đặc biệt
Chúng ta đều biết rằng học sinh khuyết tật không được tham gia một cách thỏa đáng trong nhà trường. Theo kết quả nghiên cứu, 54% học sinh khuyết tật khi được hỏi cho biết rằng các em cảm thấy được chào đón, và chỉ 27% cảm thấy được hỗ trợ học tập. Bên cạnh đó, 65% học sinh báo cáo rằng các em bị bạo lực và 13% không muốn trả lời câu hỏi.
Những vấn đề như sự sẵn sàng của giáo viên không tốt, nguy cơ bị tấn công cao, những trải nghiệm về việc bị loại ra có thể sẽ gây ra những hậu quả lâu dài đối với các em. Ngược lại, nếu xu hướng chung của nhà trường là inclusive (tạm dịch: hòa nhập), điều này có thể mang lại cho những học sinh khuyết tật khát vọng cao hơn, trải nghiệm học tập phong phú và đa dạng hơn, cũng như những tình bạn đẹp trong nhà trường.
Giáo dục hòa nhập cũng mang lại lợi ích cho cả những học sinh bình thường khác. Một phân tích năm 2021 cho thấy hòa nhập ở tất cả các cấp độ giáo dục đều góp phần giảm bớt sự kỳ thị, thành kiến cũng như sự thù địch. Xét về khía cạnh học thuật, thành tích của tất cả học sinh trong môi trường hòa nhập sẽ tốt hơn hoặc tương đương với môi trường không có sự hòa nhập.
Do đó, nếu chúng ta sở hữu một môi trường giáo dục hòa nhập được tài trợ tốt, chúng ta có thể không chỉ làm phong phú sự phát triển cũng như thành tích học tập của cá nhân mỗi học sinh mà còn góp phần làm giảm đi áp lực đối với chương trình NDIS.
- Khoa Tâm lý-Giáo dục chào đón tân sinh viên K65Sinh viên03/10/2024
- Khoa Tâm lý-Giáo dục rộn ràng chào đón tân sinh viên K65Sinh viên30/09/2024
- Đại hội Chi đoàn các lớp chuyên ngành Quản lý giáo dụcSinh viên27/09/2024
- Giới trẻ Australia bi quan về tương lai của mìnhSinh viên10/09/2024
- Hà Lan cấm học sinh sử dụng điện thoại di động tại trường họcSinh viên03/09/2024
- Dành cả thanh xuân học ngành tâm lý học, ra trường mình làm gì?Sinh viên26/08/2024
- Tham vấn tâm lý cho sinh viên: Cách tiếp cận từ các trường đại họcSinh viên26/07/2024
- Rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên ngành Quản lý giáo dụcSinh viên16/05/2024
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Khoa Giáo dục Tiểu học tổ chức seminar khoa học về ứng dụng AI và hệ sinh thái Microsoft trong đào tạoNghiên cứu12/11/2024
- Tọa đàm kỉ niệm 65 năm thành lập khoa Ngữ văn (1959-2024)Tin tức11/11/2024
- KHOA VĂN NGÀY ẤY...Nghiên cứu07/11/2024
- THẦY... CHƠI CHỮNghiên cứu07/11/2024
- Kế hoạch tổ chức Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm Khoa Giáo dục Tiểu học năm học 2024-2025Đào tạo05/11/2024
- Hội thảo khoa học quốc gia “Một số vấn đề thời sự trong nghiên cứu và giảng dạy Toán học” (ngày 09 tháng 11 năm 2024)Tin tức04/11/2024
- Nhớ về một thế hệ vàng - Những người thầy của tôiKhoa Ngữ văn03/11/2024