Điều gì đằng sau các số liệu tiêu đề về Hiệu trưởng hiện nay
Nghiên cứu do Đại học Australian Catholic (ACU) tiến hành đã ghi nhận các mức độ bạo lực đối với Hiệu trưởng (và giáo viên), trong đó hơn 1/2 Hiệu trưởng tham gia khảo sát cho rằng họ thường xuyên cân nhắc một cách nghiêm túc về ý định bỏ việc. Bên cạnh đó, một số cán bộ quản lý cũng cho thấy dấu hiệu phản hồi tích cực thông qua mức độ hồi phục nhanh chóng cũng như tỷ lệ cam kết cao đối với công việc
Úc không phải là quốc gia duy nhất trên thế giới xuất hiện bức tranh đáng lo ngại này. Ví dụ, một nghiên cứu tại Vương quốc Anh về các lãnh đạo nhà trường cũng như các tổ trưởng chuyên môn kỳ cựu cũng cho thấy rằng 29% đang "ngập lụt", 42% cho rằng hầu như họ đang sống sót và chỉ 28% báo cáo rằng họ đang phát triển tốt. Điều đáng lo ngại là cán bộ quản lý ở bậc tiểu học và nữ giới thuộc nhóm "vùng vẫy", "bị chìm xuống/sa lầy/lún xuống"
Nghiên cứu từ Đại học Monash về cảm xúc công việc của Hiệu trưởng các trường công lập cũng đang tiết lộ bộ mặt con người của những gì đang diễn ra đằng sau các số liệu đáng báo động này. Nghiên cứu được tài trợ bởi Hội đồng nghiên cứu Australia.
Các Hiệu trưởng được yêu cầu xác định một số cố nghiêm trọng mà họ đã gặp phải trong giai đoạn 5 năm vừa qua, thảo luận về phản ứng của họ đối với vấn đề này trên góc độ chuyên môn và cá nhân, những bài học mà họ rút ra từ sự cố đó. Hơn 200 lời khai từ các Hiệu trưởng trường công lập trên toàn Australia đã được thu thập.
Cũng giống như nghiên cứu của ACU, bạo lực từ học sinh và những rủi ro từ phía phụ huynh đã được xác định là 2 vấn đề phổ biến. Bên cạnh đó, cảm giác hài lòng sâu sắc của Hiệu trưởng khi thực hiện vai trò quan trọng này cũng được ghi nhận.
Nói đơn giản thì các trường học (đặc biệt là các trường công lập) giống như những con chim hoàng yến tại các mỏ khai thác than của xã hội. Đúng như những nghiên cứu của ACU, Monash và vương quốc Anh đã tiết lộ, có xu hướng quan ngại sâu sắc trong xã hội đang diễn ra trong các trường học tại Úc và bản thân các nhà trường vẫn chưa được trang bị một cách đầy đủ để ứng phó với thực trạng này.
Thay vì chỉ trích phụ huynh là những người nuông chiều, can thiệp quá mức, hoặc đưa ra những hình phạt nặng nề hơn đối với học sinh, chúng ta có thể làm gì để hỗ trợ các Hiệu trưởng cũng như con em của chúng ta?
Nhận diện các vấn đề về kinh phí
Đầu tiên, chúng ta cần nhanh chóng tài trợ cho các nhà trường 100% Chuẩn tài nguyên cho nhà trường (RSR-Schooling Resource Standard). Hệ thống duy nhất làm được điều này cho tới thời điểm hiện tại là lãnh thổ thủ độ Úc (ACT-Australian Capital Territory), và gần đây có thêm Tây Úc đã đồng ý tài trợ 100% với sự hỗ trợ từ chính phủ khối Thịnh vượng chung.
Hệ thống nhà trường tại Úc xếp thứ 3 từ dưới lên trong khối các quốc gia OECD trên phương diện cung cấp sự truy cập công bằng đối với nền giáo dục chất lượng. Điều này có liên quan rất lớn tới chất lượng cùa nền giáo dục mà Australia có thể mang lại cho tất cả trẻ em, đồng thời cũng có ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ và mức độ hạnh phúc của những người làm giáo dục.
Các trường công lập tại Úc đào tạo 2/3 học sinh cả nước, tuy nhiên hiện đang quá tải trong việc giáo dục những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn và có nhu cầu đa dạng, phức tạp. Khoản kinh phí bổ sung này cần phải được phân bổ nhanh chóng tới các nhà trường nhằm hỗ trợ về mặt nguồn lực cho những học sinh thuộc nhóm đối tượng này, và để đào tạo giáo viên và các Hiệu trưởng trong việc hỗ trợ tốt nhất đối với các em học sinh này.
Hầu hết sự căng thẳng của các giáo viên và Hiệu trưởng đều tới từ việc giáo dục các em học sinh với các nhu cầu phức tạp khác nhau trong bối cảnh cơ sở hạ tầng, các nguồn lực, hoạt động đào tạo và sự hỗ trợ cho những người làm giáo dục chưa tương xứng. Điều này không chỉ dẫn tới sự thất vọng và giận dữ từ phía phụ huynh và học sinh mà còn gây ra sự thất vọng và giận dữ ở các Hiệu trưởng-những người đang bị "mắc kẹt" giữa những gì mà họ thực sự có thể làm được và những gì họ coi trọng trong bối cảnh thiếu nguồn lực và hoạt động đào tạo.
Giảm khối lượng công việc
Giảm tải khối lượng công việc cho Hiệu trưởng cũng là một giải pháp để tháo gỡ vấn đề, bởi đây là nguồn nhân hàng đầu gây ra sự sụt giảm về sức khoẻ và mức độ hạnh phúc của Hiệu trưởng. Hầu hết khối lượng công việc liên quan tới việc tuân thủ các yêu cầu về mặt hành chính và ít liên quan tới chức năng cốt lõi của Hiệu trưởng với tư cách là người học đi đầu (leading learner) trong nhà trường mà họ đang công tác.
Tuy nhiên, những nỗ lực của Chính phủ trong việc giảm thiểu khối lượng công việc chủ yếu đang tập trung vào tăng mức độ hiệu quả trong công việc của Hiệu trưởng, đáp ứng các yêu cầu về hành chính này thay vì giảm khối lượng công việc thực tế của họ.
Thừa nhận nhu cầu
Các nhà nghiên cứu cho rằng khối lượng công việc tăng cường không đơn thuần chỉ là việc giảm số giờ làm việc của Hiệu trưởng (mặc dù điều này rất quan trọng), mà còn là việc thừa nhận nhu cầu cảm xúc cũng như cường độ của những giờ làm việc này. Đây cũng là nội dung từ những báo cáo của Hiệu trưởng trong nghiên cứu của Monash và của ACU.
Thông thường, những chia sẻ của Hiệu trưởng cho thấy rằng không có sự tiếp nối nào dành cho họ sau khi gặp phải những tình huống nghiêm trọng. Tệ hơn là có ý kiến của một Hiệu trưởng cho thấy họ đã phải "giơ đầu chịu báng" khi rơi vào tình thế bị tấn công
Thêm đầu tư từ Chính phủ
Chính phủ cần đầu tư nghiêm túc để hỗ trợ nhà trường phát triển mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng và gia đình. Đây không phải là một công việc khác đối với Hiệu trưởng và nhà trường, mà phải đóng vai trò trọng tâm trong tất cả những gì nhà trường đang làm, đồng thời cần được phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý và cung cấp các hoạt động đào tạo đầy đủ cho nhà trường.
Mối quan hệ gắn bó giữa gia đình và nhà trường là yếu tố dự báo tốt nhất cho sự phát triển của học sinh tại trường. Điều này đòi hỏi sự đầu tư tương xứng về thời gian và tiền bạc từ Chính phủ.
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- Bạn đã sẵn sàng hợp tác với AI trong công việc chưa?Tin tức04/09/2024
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Khoa Giáo dục Tiểu học tổ chức seminar khoa học về ứng dụng AI và hệ sinh thái Microsoft trong đào tạoNghiên cứu12/11/2024
- Tọa đàm kỉ niệm 65 năm thành lập khoa Ngữ văn (1959-2024)Tin tức11/11/2024
- KHOA VĂN NGÀY ẤY...Nghiên cứu07/11/2024
- THẦY... CHƠI CHỮNghiên cứu07/11/2024
- Kế hoạch tổ chức Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm Khoa Giáo dục Tiểu học năm học 2024-2025Đào tạo05/11/2024
- Hội thảo khoa học quốc gia “Một số vấn đề thời sự trong nghiên cứu và giảng dạy Toán học” (ngày 09 tháng 11 năm 2024)Tin tức04/11/2024
- Nhớ về một thế hệ vàng - Những người thầy của tôiKhoa Ngữ văn03/11/2024