Điều gì giúp học sinh đối phó với những khó khăn trong học tập?
Những thách thức và khó khăn trong học thuật đang trở thành một phần của nhà trường, do đó các nhà nghiên cứu rất quan tâm tới cách thức mà học sinh định vị những khó khăn này cũng như phương thức để giúp các em xử lý vấn đề tốt hơn.
Những nghiên cứu gần đây đã tập trung nhiều vào khái niệm "academic buoyancy" (tạm dịch: khả năng phục hồi trong học thuật). Thuật ngữ này được định nghĩa là khả năng của người học trong việc xử lý thành công những khó khăn và thử thách trong học tập bao gồm điểm thấp, deadline, áp lực thi cử, các bài tập khó...
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những học sinh có khả năng phục hồi nhanh sẽ có xu hướng đạt được các kết quả đầu ra tích cực hơn. Các kết quả này bao gồm việc nổ lực hoàn thành công việc được giao, đạt được kỹ năng học tập tốt hơn, tận hưởng không khí học đường hơn so với bạn bè xung quanh.
Nghiên cứu cũng cho thấy khả năng phục hồi nhanh chóng được tạo nên bởi các tố chất mang tính cá nhân, trong đó có sự tự tin. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rõ hơn về việc các yếu tố học đường có liên quan như thế nào tới khả năng phục hồi của học sinh, và nhà trường có thể làm gì để xây dựng, bồi đắp khả năng phục hồi cho học sinh.
Nghiên cứu của nhóm tác giả đã khảo sát các học sinh THPT tại bang New South Wales nhằm tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng phục hồi nhanh chóng của học sinh trong học tập.
Nội dung nghiên cứu
Các nhà khoa học đã căn cứ trên phản hồi của 71.861 học sinh THPT tại 292 trường phổ thông công lập tại bang New South Wales. Những học sinh này cũng đã hoàn thành cuộc khảo sát hàng năm có tên là "Tell Them From Me" được tổ chức bởi Phòng GDĐT của bang.
Những phản hồi của học sinh được thu thập tại 2 thời điểm của năm: 1 lần vào đầu năm học 2018 đối với học sinh lớp 7 tới 11, lần thứ 2 vào năm 2019 khi những học sinh đang học lớp 8 tới 12. Các cơ sở giáo dục phổ thông được phân bố tại thành thị, nông thôn và vùng địa phương khác.
Một trong những mục tiêu của nhóm nghiên cứu là xác định xem nhận thức của học sinh về các hình thức hỗ trợ khác nhau trong trường có ảnh hưởng tới khả năng phục hồi của các em trong năm học tiếp theo hay không. Điều này cũng bao gồm các hỗ trợ về mặt học thuật cũng như về mặt cảm xúc, tình cảm từ phía các thầy cô giáo, cảm giác là một phần của nhà trường ở học sinh, những kỳ vọng về hành vi ứng xử trong lớp học.
Nhóm nghiên cứu đã xem xét vai trò của các yếu tố hỗ trợ theo 2 cách. Thứ nhất, những hỗ trợ cho các nhân mỗi học sinh được liên hệ như thế nào với khả năng phục hồi của các em. Ví dụ, liệu một học sinh nhận được sự hỗ trợ lớn hơn về mặt học thuật từ phía giáo viên, bất kể việc em đó đang theo học tại trường nào, sẽ có khả năng phục hồi tốt hơn trong năm tiếp theo hay không?
Thứ hai, các nhà nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa việc hỗ trợ ở cấp độ nhà trường và khả năng phục hồi trong toàn nhà trường.
Kết quả nghiên cứu
Cảm giác thuộc về nhà trường là yếu tố đáng chú ý nhất đối với khả năng phục hồi. Trên thực tế, vai trò của loại cảm giác này rất quan trọng đối với mỗi học sinh cũng như đối với nhà trường.
Khi mỗi học sinh cảm thấy mình là một phần của nhà trường, các em sẽ có xu hướng phục hồi tốt hơn trong năm học tiếp theo. Khi nhà trường có tỷ lệ lớn học sinh báo cáo về cảm giác thuộc về, nó cho thấy rằng khả năng phục hồi trung bình của nhà trường trong năm tiếp theo sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, có bằng chứng cho thấy mối quan hệ giữa khả năng phục hồi của học sinh và cảm giác thuộc về của các em cũng có hàm số nghịch đảo. Điều này có nghĩa rằng khi cảm giác thuộc về gia tăng thì khả năng phục hồi cũng gia tăng, và ngược lại.
Kết quả nghiên cứu này có sự tương đồng giữa các bối cảnh nhà trường bao gồm sự khác biệt của các trường về kích thước, vị trí, giới tính, mức độ đa dạng về sự lựa chọn học thuật, địa vị kinh tế-xã hội và mức độ năng lực đa dạng của học sinh.
Khi đối diện với các khó khăn, thử thách trong học tập mỗi ngày, việc có cảm giác mạnh mẽ là một phần của nhà trường sẽ giúp bảo vệ học sinh tránh khỏi những áp lực và suy nghĩ tiêu cực. Điều này xảy ra là bởi học sinh sẽ cảm thấy ít bị cách ly khi gặp khó khăn hơn, và có nhiều lựa chọn cũng như cơ hội được hỗ trợ từ bạn bè và thầy cô hơn.
- Khoa Tâm lý-Giáo dục chào đón tân sinh viên K65Sinh viên03/10/2024
- Khoa Tâm lý-Giáo dục rộn ràng chào đón tân sinh viên K65Sinh viên30/09/2024
- Đại hội Chi đoàn các lớp chuyên ngành Quản lý giáo dụcSinh viên27/09/2024
- Giới trẻ Australia bi quan về tương lai của mìnhSinh viên10/09/2024
- Hà Lan cấm học sinh sử dụng điện thoại di động tại trường họcSinh viên03/09/2024
- Dành cả thanh xuân học ngành tâm lý học, ra trường mình làm gì?Sinh viên26/08/2024
- Tham vấn tâm lý cho sinh viên: Cách tiếp cận từ các trường đại họcSinh viên26/07/2024
- Rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên ngành Quản lý giáo dụcSinh viên16/05/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024