ĐOÀN GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH THỰC TẾ CHUYÊN MÔN TẠI CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN
Hoạt động nghiên cứu thực tế là một trong những nhiệm vụ chủ yếu hàng năm của đội ngũ giảng viên giảng dạy các môn Lý luận chính trị trường Đại học Vinh. Mục đích của các chuyến đi thực tế nhằm nghiên cứu, tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hóa; điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở các địa phương, nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị với phương châm gắn lý luận với thực tiễn cho đội ngũ giảng viên.
Chuyến tham quan thực tế lần này của đoàn được diễn ra tại địa bàn các tỉnh Tây Nguyên (chủ yếu là ba tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai và Kon Tum). Sau khi đáp chuyến bay xuống sân bay Buôn Mê Thuột, đoàn đã có chuyến tham quan các địa danh lịch sử, văn hóa như Bảo tàng Đắk Lắk, nhà Đày tại thành phố Buôn Mê Thuột, Cửa khẩu quốc tế Bờ Y và cột mốc Biên giới Ngã ba Đông Dương.
Tại Bảo tàng Đắk Lắk, các giảng viên đã được nghe thuyết minh về lịch sử của Bảo tàng, tham quan không gian của bảo tàng gồm ba phần: Văn hóa dân tộc, Đa dạng sinh học và Lịch sử. Phần Văn hóa dân tộc với diện tích 650m2 đã trưng bày giới thiệu về lịch sử cư trú, văn hóa, đời sống vật chất và tinh thần cũng như phong tục tập quán của 49 dân tộc của tỉnh Đắk Lắk, với ba dân tộc tại chỗ là Ê Đê, Gia rai, Mnông cùng với các dân tộc nhập cư: Kinh, Tày, Nùng, Mường…Các dân tộc đoàn kết, cùng nhau xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội vững mạnh
Ảnh tư liệu của Đoàn Thực tế tại Nhà Đày Buôn Ma Thuột
Phòng Lịch sử có diện tích 700m2 bao gồm các hiện vật, hình ảnh, phim tư liệu đa dạng, phong phú tái hiện lịch sử của Đắk Lắk từ thời cổ đại đến nay. Tại đây, Đoàn thực tế vô cùng bồi hồi, xúc động được xem lại thước phim lịch sử và sa bàn về Chiến thắng Buôn Ma thuột ngày 10/3/1975, mở màn chiến dịch Tây Nguyên, thể hiện sự anh dũng, kiên cường của quân và dân các dân tộc Đắk Lắk trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Cùng ngày, Đoàn tham quan thực tế đã đến Nhà đày Buôn Ma Thuột. Đoàn được nghe thuyết minh giới thiệu về lịch sử nhà Đày Buôn Ma Thuột. Từ năm 1930, nhà đày Buôn Ma Thuột chuyên giam giữ những đảng viên bị xử án nặng trên 5 năm ở Trung Kỳ, cũng như những người đi đầu trong các phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh như: Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu… Từ năm 2019, Nhà đày Buôn Ma Thuột đã được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Qua cuộc tham quan di tích lịch sử này, các giảng viên trong Đoàn thực tế thu hoạch được kiến thức bổ ích, sinh động, nhiều tư liệu giảng dạy quý. Hiểu rõ hơn về sự đấu tranh anh dũng, kiên cường của đồng bào và chiến sĩ cách mạng Việt Nam, đặc biệt là đồng bào Tây Nguyên trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược.
PGS.TS. Nguyễn Thái Sơn dâng hương tại Nhà Đày Buôn Ma Thuột
Tiếp tục chuyến thực tế, đoàn ghé thăm quan cột mốc biên giới Ngã Ba Đông Dương. Sở dĩ được gọi là ngã ba Đông Dương bởi nơi đây là vị trí tiếp giáp của ba nước Đông Dương gồm Việt Nam, Lào và Campuchia. Nằm ở xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, cột mốc Ngã ba Đông Dương được xây dựng vào năm 2007 và hoàn thành vào năm 2009 trên đỉnh núi cao 1.086 m so với mặt nước biển. Cột mốc có hình trụ tam giác làm bằng đá hoa cương, quanh 3 mặt là Quốc huy và tên ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia.
Ảnh: Đoàn thực tế tham quan cột mốc biên giới Ngã Ba Đông Dương
Cột mốc Biên giới Ngã ba Đông Dương là biểu tượng của sự tin cậy, đoàn kết trong xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị của 3 nước Việt Nam- Lào- Campuchia.
Trong chuyến thực tế này, ngoài việc tham quan, tìm hiểu các địa danh lịch sử, văn hóa, đoàn còn kết hợp tham quan khám phá những địa danh mang đậm bản sắc văn hóa Tây Nguyên như Cồng Chiêng Tây Nguyên, Bản Đôn, Biển hồ Tơ Nưng, Chùa Minh Thành… Mỗi một địa danh đều đưa đến cho các giảng viên trong đoàn những trải nghiệm thú vị.
Kết thúc một chuyến đi được sống, trải nghiệm và tận hưởng không khí, cái nắng, cái gió của Tây Nguyên, chúng tôi cảm nhận rõ ràng hơn về mảnh đất này, mảnh đất và con người mang lại nhiều, thật nhiều xúc cảm và những kỷ niệm cũng như ấn tượng khó phai. Tây Nguyên trong suy nghĩ của chúng tôi không chỉ có nắng, có gió mà còn cả có cái tình nồng nàn và mộc mạc. Hi vọng đồng bào và nhân dân các tỉnh Tây Nguyên sẽ phát huy truyền thống, khai thác, phát triển được các tiềm năng, thế mạnh vốn có về tự nhiên, lịch sử, văn hóa và con người để đưa Tây Nguyên phát triển nhanh và bền vững trong cả hiện tại và tương lai.
Tin bài: TS Lê Thị Nam An – ThS Nguyễn Thị Kim Thi
Duyệt và đăng bài: TS. Trần Cao Nguyên
Ảnh tư liệu: Đoàn thực tế chuyên môn các GV giảng dạy Lý luận chính trị tại Tây Nguyên, tháng 7/2023.
- Tổng kết hoạt động thao giảng Khoa Giáo dục Chính trị chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 - 2024Tin tức26/11/2024
- TOẠ ĐÀM KỶ NIỆM 42 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/1982 – 20/11/2024)Tin tức18/11/2024
- Lịch sử và ý nghĩa ngày Phụ nữ Việt Nam - 20/10Tin tức16/10/2024
- ĐẠI HỘI LỚP - CHI ĐOÀN – CHI HỘI CÁC LỚP 62A, 63A, 64A KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ NĂM HỌC 2024 – 2025 THÀNH CÔNG TỐT ĐẸPTin tức28/09/2024
- KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TỔ CHỨC BUỔI CHÀO ĐÓN SINH VIÊN KHÓA 65 NỒNG ẤM, ĐOÀN KẾT VÀ GỬI GẮM NHIỀU KỲ VỌNG TỚI SINH VIÊN TOÀN KHOATin tức26/09/2024
- SINH VIÊN KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TÍCH CỰC THAM GIA HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2023-2024Tin tức30/06/2024
- ĐOÀN GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH THỰC TẾ CHUYÊN MÔN TẠI CÁC TỈNH TÂY BẮCTin tức18/06/2024
- THÔNG TIN TUYỂN SINH KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TRƯỜNG SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC VINH NĂM HỌC 2024Tin tức11/04/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024
- Ứng dụng infographic trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu họcNghiên cứu01/12/2024
- Ứng dụng infographic trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu họcNghiên cứu01/12/2024
- Tổng kết hoạt động thao giảng Khoa Giáo dục Chính trị chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 - 2024Tin tức26/11/2024
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Seminar: Sự trỗi dậy của New York như là một kinh đô nghệ thuật mớiNghiên cứu22/11/2024
- Đội Thể thao số 1 của Công đoàn Trường Sư Phạm đạt vị trí Nhất toàn đoàn trong giải Thể thao Công đoàn Trường Đại Học Vinh năm 2024Công đoàn22/11/2024