Góc tâm lý: Hành vi gây hấn (P1)
Một số nhà nghiên cứu đã khám phá những cách để giảm bớt định kiến. Một trong những nghiên cứu sớm nhất là của Sherif và cộng sự (1961) được gọi là thí nghiệm Hang Cướp. Họ phát hiện ra rằng khi hai nhóm đối lập tại một trại cùng làm việc để hướng tới một mục tiêu chung, thái độ thành kiến giữa các nhóm giảm xuống (Gaertner, Dovidio, Banker, Houlette, Johnson, & McGlynn, 2000). Tập trung vào các mục tiêu cao cấp hơn là “chìa khóa” để thay đổi thái độ trong nghiên cứu này. Một nghiên cứu khác đã kiểm tra lớp học ghép hình [jigsaw classroom], một kỹ thuật được thiết kế bởi Aronson và Bridgeman trong nỗ lực tăng cường thành công trong các lớp học tách biệt. Trong kỹ thuật này, học sinh làm bài tập theo nhóm bao gồm các chủng tộc và năng lực khác nhau. Họ được giao nhiệm vụ trong nhóm của mình, sau đó cộng tác với các đồng nghiệp từ các nhóm khác cũng được giao nhiệm vụ tương tự, và sau đó báo cáo lại với nhóm ban đầu của họ. Walker và Crogan (1998) lưu ý rằng lớp học ghép hình làm giảm khả năng thành kiến ở Úc, vì các sinh viên đa dạng đã làm việc cùng nhau trong các dự án cần tất cả các mảnh ghép để thành công. Nghiên cứu này gợi ý rằng bất cứ điều gì có thể cho phép các cá nhân làm việc cùng nhau hướng tới các mục tiêu chung đều có thể làm giảm thái độ thành kiến. Rõ ràng, việc áp dụng các chiến lược như vậy trong bối cảnh thế giới thực sẽ nâng cao cơ hội giải quyết xung đột.
Mặt khác, con người gây hấn khi họ tìm cách gây tổn hại hoặc đau đớn cho người khác. Hành động gây hấn có hai dạng tùy thuộc vào động cơ của một người là chống đối hoặc sử dụng như phương tiện để đạt mục đích. Gây hấn thù địch được thúc đẩy bởi cảm giác tức giận với ý định gây ra đau đớn ví dụ như một cuộc đánh nhau trong quán bar với một người lạ hoặc đánh ghen. Ngược lại, hành động gây hấn bằng công cụ được thúc đẩy bởi nhằm đạt được mục tiêu và không nhất thiết phải có ý định gây ra đau đớn (Berkowitz, 1993). Ví dụ như dân đòi nợ thuê, mục đích gây hấn (làm tổn thương người khác) là vì được thuê phải làm như vậy mới đòi được nợ.
Có nhiều giả thuyết khác nhau về lý do tại sao hành vi gây hấn này tồn tại. Một số nhà nghiên cứu cho rằng gây hấn phục vụ một chức năng tiến hóa (Buss, 2004). Đàn ông thường tỏ ra hung bạo hơn phụ nữ (Wilson & Daly, 1985). Từ quan điểm của tâm lý học tiến hóa, sự gây hấn của con đực, giống như ở các loài linh trưởng không phải con người, có khả năng thể hiện sự thống trị để áp đảo những con đực khác, và cả để bảo vệ bạn đời và duy trì gen của con đực. Ghen tuông tình dục là một phần của sự gây hấn ở nam giới; những con đực cố gắng đảm bảo rằng bạn tình của chúng không giao phối với những con đực khác, do đó đảm bảo quyền làm cha của chúng đối với con cái của giống cái. Mặc dù sự gây hấn mang lại một lợi thế tiến hóa rõ ràng cho nam giới, nhưng phụ nữ cũng hay có những hành vi gây hấn. Phụ nữ thường thể hiện nhiều hình thức gây hấn gián tiếp hơn, và với ý nghĩa là chấm dứt câu chuyện (Dodge & Schwartz, 1997). Ví dụ, phụ nữ có thể thể hiện sự gây hấn của họ một cách bí mật bằng cách giao tiếp làm suy giảm vị thế xã hội của người khác. Một lý thuyết khác giải thích một trong những chức năng của hành vi gây hấn của con người là lý thuyết gây hấn do cảm giác thất vọng mang lại (Dollard, Doob, Miller, Mowrer, & Sears, 1939). Lý thuyết này nói rằng khi con người bị ngăn cản trong việc đạt được một mục tiêu quan trọng, họ sẽ trở nên thất vọng và hung hăng.
- Khoa Tâm lý-Giáo dục chào đón tân sinh viên K65Sinh viên03/10/2024
- Khoa Tâm lý-Giáo dục rộn ràng chào đón tân sinh viên K65Sinh viên30/09/2024
- Đại hội Chi đoàn các lớp chuyên ngành Quản lý giáo dụcSinh viên27/09/2024
- Giới trẻ Australia bi quan về tương lai của mìnhSinh viên10/09/2024
- Hà Lan cấm học sinh sử dụng điện thoại di động tại trường họcSinh viên03/09/2024
- Dành cả thanh xuân học ngành tâm lý học, ra trường mình làm gì?Sinh viên26/08/2024
- Tham vấn tâm lý cho sinh viên: Cách tiếp cận từ các trường đại họcSinh viên26/07/2024
- Rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên ngành Quản lý giáo dụcSinh viên16/05/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024