Góc tâm lý: Hành vi gây hấn (P2)
Một hình thức gây hấn khác là bắt nạt. Khi bạn học trong quá trình nghiên cứu về sự phát triển của trẻ, việc giao tiếp xã hội và chơi với những trẻ khác có lợi cho sự phát triển tâm lý của trẻ. Tuy nhiên, như bạn có thể đã trải qua khi còn nhỏ, không phải tất cả các hành vi chơi cùng nhau đều có kết quả tích cực. Một số trẻ hung hăng và muốn chơi một cách thô bạo. Những đứa trẻ khác thì ích kỷ và không muốn chia sẻ đồ chơi. Một dạng tương tác xã hội tiêu cực giữa trẻ em đã trở thành mối quan tâm của quốc gia là bắt nạt. Bắt nạt là hành vi đối xử tiêu cực lặp đi lặp lại với người khác, thường là trẻ vị thành niên, theo thời gian (Olweus, 1993). Sự cố xảy ra một lần trong đó một đứa trẻ đánh một đứa trẻ khác trên sân chơi sẽ không bị coi là bắt nạt. Bắt nạt là hành vi lặp đi lặp lại. Cách đối xử tiêu cực điển hình trong hành vi bắt nạt là cố gắng gây tổn hại, thương tích hoặc sỉ nhục và bắt nạt có thể bao gồm các cuộc tấn công bằng lời nói hoặc thể chất. Tuy nhiên, bắt nạt không nhất thiết phải thể xác hay lời nói mà có thể là tâm lý. Nghiên cứu phát hiện ra sự khác biệt về giới trong cách trẻ em gái và trẻ em trai bắt nạt người khác (Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, 2010; Olweus, 1993). Con trai thường có xu hướng gây hấn trực tiếp, chẳng hạn như làm đau người khác. Còn các cô gái có xu hướng tham gia vào các hình thức gây hấn gián tiếp về mặt xã hội như bịa đặt, bôi nhọ, xúc phạm, tuyên truyền sai sự thật, phớt lờ, hoặc cô lập người khác. Dựa trên những gì bạn đã học về sự phát triển của trẻ em và các vai trò xã hội, bạn cho rằng tại sao trẻ em trai và trẻ em gái lại có những hành vi bắt nạt khác nhau?
Bắt nạt liên quan đến ba bên gồm kẻ bắt nạt, nạn nhân và nhân chứng hoặc người ngoài cuộc. Hành động bắt nạt liên quan đến sự mất cân bằng quyền lực với kẻ bắt nạt, kẻ nắm giữ nhiều quyền lực hơn về thể chất, tình cảm và (hoặc) quan hệ xã hội đối với nạn nhân. Trải nghiệm bị bắt nạt có thể làm cho kẻ bắt nạt thích thú, tích cực và có thể nâng cao lòng tự trọng, sĩ diện. Tuy nhiên, có một số hậu quả tiêu cực của việc bắt nạt đối với nạn nhân và cả những người ngoài cuộc. Bạn nghĩ bắt nạt tác động tiêu cực đến thanh thiếu niên như thế nào? Không chỉ nguy hiểm về mặt thể xác. Nạn nhân của việc bắt nạt có liên quan đến sự suy giảm sức khỏe tâm thần, bao gồm cả lo âu và trầm cảm (APA, 2010). Nạn nhân của bắt nạt có thể học kém hơn ở trường (Bowen, 2011). Bắt nạt cũng có thể khiến nạn nhân tự tử (APA, 2010). Còn bắt nạt có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhân chứng như thế nào? Hãy nhớ lại về việc học tập quan sát!
Mặc dù không có một hồ sơ nhân cách nào có thể dự đoán việc ai có khả năng trở thành kẻ bắt nạt và ai trở thành nạn nhân của bắt nạt (APA, 2010), các nhà nghiên cứu đã xác định được một số kiểu mẫu ở trẻ em có nguy cơ cao bị bắt nạt (Olweus, 1993):
- Trẻ em phản ứng theo cảm xúc có nguy cơ bị bắt nạt cao hơn. Những kẻ bắt nạt có thể bị thu hút bởi những đứa trẻ dễ bực tức vì kẻ bắt nạt có thể nhanh chóng nhận được phản ứng cảm xúc từ chúng (cảm thấy vui sướng khi bắt nạt người khác).
- Trẻ em khác biệt với những đứa trẻ khác có thể trở thành mục tiêu để bắt nạt. Trẻ em thừa cân, suy giảm nhận thức hoặc khác biệt về chủng tộc hoặc sắc tộc với nhóm bạn cùng lứa tuổi có thể có nguy cơ cao hơn.
- Thanh thiếu niên đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính và chuyển giới có nguy cơ rất cao bị bắt nạt và tổn thương do xu hướng tình dục của họ.
Với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ, công nghệ di động và mạng xã hội phổ biến rộng rãi, một hình thức bắt nạt mới đã xuất hiện đó chính là bắt nạt mạng (Hoff & Mitchell, 2009). Bắt nạt mạng, giống như bắt nạt, là hành vi lặp đi lặp lại nhằm gây tổn hại về tâm lý hoặc tình cảm cho người khác. Điểm độc đáo của bắt nạt trên mạng là nó thường được bí mật, thực hiện ở chế độ riêng tư và kẻ bắt nạt có thể ẩn danh. Sự ẩn danh này mang lại sức mạnh cho kẻ bắt nạt và nạn nhân có thể cảm thấy bất lực, không thể thoát khỏi sự quấy rối và không thể trả đũa (Spears, Slee, Owens, & Johnson, 2009).
Đe doạ trực tuyến có thể có nhiều hình thức, bao gồm quấy rối nạn nhân bằng cách tung tin đồn, tạo trang web bôi nhọ nạn nhân, lăng mạ, cười nhạo hoặc trêu chọc nạn nhân (Spears và cộng sự, 2009). Trong đe dọa trực tuyến, trẻ em gái trở thành nạn nhân và bắt nạt phổ biến hơn vì bắt nạt trên mạng là phi vật chất và là hình thức bắt nạt ít trực tiếp hơn (Hoff & Mitchell, 2009). Điều thú vị là, những cô gái trở thành người nghiện Internet thường từng là nạn nhân của bắt nạt trên mạng (Vandebosch & Van Cleemput, 2009). Tác hại của bắt nạt trên mạng cũng có hại như bắt nạt truyền thống và nạn nhân cảm thấy thất vọng, tức giận, buồn bã, bất lực, vô dụng và sợ hãi. Nạn nhân cũng sẽ suy giảm lòng tự trọng (Hoff & Mitchell, 2009; Spears và cộng sự, 2009). Hơn nữa, nghiên cứu gần đây cho thấy rằng cả nạn nhân và thủ phạm bắt nạt trên mạng đều có nhiều khả năng có ý định tự tử hơn và họ có nhiều khả năng cố gắng tự sát hơn những người không có kinh nghiệm về bắt nạt trên mạng (Hinduja & Patchin, 2010). Những tính năng nào của công nghệ giúp bắt nạt trực tuyến dễ dàng hơn và có lẽ dễ tiếp cận hơn đối với thanh niên? Cha mẹ, giáo viên và các trang web mạng xã hội, như Facebook, có thể làm gì để ngăn chặn bắt nạt trên mạng?
- Khoa Tâm lý-Giáo dục chào đón tân sinh viên K65Sinh viên03/10/2024
- Khoa Tâm lý-Giáo dục rộn ràng chào đón tân sinh viên K65Sinh viên30/09/2024
- Đại hội Chi đoàn các lớp chuyên ngành Quản lý giáo dụcSinh viên27/09/2024
- Giới trẻ Australia bi quan về tương lai của mìnhSinh viên10/09/2024
- Hà Lan cấm học sinh sử dụng điện thoại di động tại trường họcSinh viên03/09/2024
- Dành cả thanh xuân học ngành tâm lý học, ra trường mình làm gì?Sinh viên26/08/2024
- Tham vấn tâm lý cho sinh viên: Cách tiếp cận từ các trường đại họcSinh viên26/07/2024
- Rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên ngành Quản lý giáo dụcSinh viên16/05/2024
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Khoa Giáo dục Tiểu học tổ chức seminar khoa học về ứng dụng AI và hệ sinh thái Microsoft trong đào tạoNghiên cứu12/11/2024
- Tọa đàm kỉ niệm 65 năm thành lập khoa Ngữ văn (1959-2024)Tin tức11/11/2024
- KHOA VĂN NGÀY ẤY...Nghiên cứu07/11/2024
- THẦY... CHƠI CHỮNghiên cứu07/11/2024
- Kế hoạch tổ chức Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm Khoa Giáo dục Tiểu học năm học 2024-2025Đào tạo05/11/2024
- Hội thảo khoa học quốc gia “Một số vấn đề thời sự trong nghiên cứu và giảng dạy Toán học” (ngày 09 tháng 11 năm 2024)Tin tức04/11/2024
- Nhớ về một thế hệ vàng - Những người thầy của tôiKhoa Ngữ văn03/11/2024