Hiểu đúng về hành vi tích cực đối với thiên nhiên
Ứng xử tích cực với tự nhiên là một cuộc đua mới nhằm đảo ngược tình hình đang ngày càng xấu đi đối với môi trường xung quanh chúng ta. Tuy nhiên, nếu không cẩn thẩn, mọi việc chúng ta làm chỉ là greenwashing mà thôi (Greenwashing-hành vi truyền đạt hoặc cung cấp thông tin sai lệch để đánh bóng thương hiệu.
Thuật ngữ "nature positive" (tạm dịch: thiên nhiên tích cực) đã bắt đầu xuất hiện trong khoảng thời gian gần đây. Ý tưởng của cụm từ này rất đơn giản: thay vì tiếp tục làm xói mòn thế giới tự nhiên, thiên nhiên tích cực hình dung về một viễn cảnh trong tương lai với nhiều đặc điểm và cảnh quan thiên nhiên hơn hiện nay.
Được tạo ra bởi một liên minh về môi trường, khái niệm thiên nhiên tích cực đã được chấp nhận bởi các doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo thế giới cũng như các chuyên gia bảo tồn thiên nhiên.
Sự hâm mô, ưa thích của dân chúng cũng có thể là nguyên nhân cho những hành động "greenwashing". Hơn hết, chúng ta đã chứng kiến những ý tưởng có định hướng tốt dần trở thành tấm bình phong cho các hành động greenwashing trước đây. Nếu không có những hành rào bảo vệ đủ mạnh thì chúng ta chỉ đang đẩy những hoạt động thiên nhiên tích cực hiện nay vào chuỗi các thất bại liên tục mà thôi.
Nghiên cứu mới đã chỉ ra 3 cách thức nhằm đảm bảo hoạt động thiên nhiên tích cực thực sự tích cực đối với tự nhiên
Theo tổ chức Nature Postive Initiative, "thiên nhiên tích cực" hướng tới việc ngăn chặn và đảo ngược lại những tổn thất của thiên nhiên được đo lường từ năm 2020. Hoạt động này sẽ được tiến hành thông qua việc gia tăng sức khỏe, mức độ phong phú, tính đa dạng và khả năng phục hồi nhanh của các loài, dân số và hệ sinh thái với mục tiêu tới trước năm 2030, sự phục hồi của thiên nhiên có thể nhìn thấy và đo lường được.
Do đó, thiên nhiên tích cực có nghĩa là cắt giảm nghiêm túc những ảnh hưởng tiêu cực đối với thiên nhiên thông qua việc đối phó với các hoạt động phát quang đất, xâm lấn môi trường sống của các giống loài cũng như hiện tượng biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, thiên nhiên tích cực cũng pải đầu tư vào các ảnh hưởng tích cực như phục hồi hệ sinh thái và trả lại sự hoang dại cho thiên nhiên. Mục tiêu này được đánh giá là tham vọng, tuy nhiên cũng rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Thế giới tự nhiên chính là hệ thống hỗ trợ sự sống cho con người. Tuy nhiên chúng ta đang thỏa hiệp nghiêm trọng với khả năng hỗ trợ con người của bầu sinh quyển. Bộ trưởng môi trường Australia, Tanya Plibersek, đã công bố các kế hoạch cho hội nghị thưởng đỉnh về thiên nhiên tích cực năm tới với mục tiêu là định hướng mảng đầu tư tư nhân vào việc bảo vệ và khắc phục môi trường của chúng ta.
Chúng ta cũng có thể nhìn thấy ảnh hưởng của "thiên nhiên tích cực" trong các kế hoạch của Plibersek dành cho Nature Repair Market (tạm dịch: thị trường khắc phục thiên nhiên). Trong tháng này, bang New South Wales (Australia) đã rà soát lại các bộ luật liên quan tới đa dạng sinh học và kiến nghị đưa "thiên nhiên tích cực" vào danh mục bắt buộc.
Thận trọng với greenwashing
Nguy cơ đối với những kế hoạch lớn đó là việc chúng có thể được sử dụng cho các mục tiêu PR của các công ty hoặc Chính phủ, nhằm đạt được các lợi thế về hình ảnh tốt đẹp đối với môi trường thay vì thực sự đưa ra những hành động cải thiện thiên nhiên.
Thuật ngữ thiên nhiên tích cực đang được sử dụng một cách tự do tới mức nó có thể đề cập tới bất kỳ hành động xanh nào bất chập việc hành động đó có mơ hồ tới đâu. Hướng tiếp cận mới chính là việc "thiên nhiên tích cực" không được tách rời nhiệm vụ nhận diện một cách đầy đủ những tác động tiêu cực đang diễn ra.
Hiện nay, Nature Positive Plan là phản hồi chính thức của Chính phủ Australia đối với những rà soát có tính gay gắt đối với bộ luật môi trường quốc gia tại đất nước này. Theo bản kế hoạch này, phí bảo tồn có thể được đưa ra bởi các nhà phát triển khi việc tàn phá độ đa dạng sinh học được cấp phép trong khi những bù đắp về mặt môi trường không được đưa ra.
Phí bảo tồn sẽ được Chính phủ đầu tư trở lại cho các dự án bảo tồn, tuy nhiên chúng sẽ không thực sự mang lại lợi ích cho tính đa dạng sinh học vốn đã bị tàn phá bởi quá trình phát triển đất nước.
Nền tảng cho hoạt động thiên nhiên tích cực
Để hoạt động "thiên nhiên tích cực" thực sự mang lại những tích cực cho thiên nhiên, chúng cần phải được thực thi như những gì được mô tả về các hoạt động này. Chúng ta không thể để cho phòng trào quan trọng này được sử dụng với mục đích bào chữa cho những tổn thất đối với các hệ sinh thái quý giá cũng như đối với các giống loài, hoặc với mục đích phóng đại những lợi ích mà phong trào này mang lại.
Nhóm nghiên cứu đã chỉ ra 3 cách thức để phong trào thiên nhiên tích cực không bị hiểu sai và thực hiện không đúng.
Đầu tiên, chúng ta cần đảm bảo rằng bất kỳ đề xuất nào có thể phá hủy thiên nhiên cũng cần tuân thủ quy tắc mitigation hierarchy (tạm dịch: hệ thống giảm nhẹ). Mô hình hệ thống thứ bậc này bao gồm (1) Phòng tránh-Avoidance, (2) Giảm tới mức tối thiểu-Minimisation, (3) Phục hồi-Rehabilitation/restoration, (4) Bù đắp-Offset, (5) Đền bù-Compensation.
Hiểu đơn giản, chúng ta cần trả lời các câu hỏi: liệu những mất mát đối với tính đa dạng sinh học có thể được phòng tránh hoàn toàn không? Nếu không, liệu những tổn thất đó có thể được giữ ở mức thấp nhất hay không? Bất kỳ tác động nào khác cần phải được đền bù thỏa đáng nhằm xây dựng lại giống loài cả về chất lượng lẫn số lượng.
Trên thực tế, điều này rất hiếm khi đạt được. Các nhà phát triển thường tiến hành không hiệu quả các hoạt động nhằm phòng tránh hoặc giảm thiểu thiệt hại tối đa. Thay vào đó, họ phụ thuộc nhiều vào bước cuối cùng của hệ thống-bồi thường. Dĩ nhiên, hoạt động bồi thường có thể hiệu quả trong một số ít các trường hợp. Tuy nhiên, chúng không thể thay thể "những thứ không thể thay thế", trong đó có thiên nhiên.
Thứ hai, các tổ chức phải cân nhắc, xem xét không chỉ đối với những tác động trực tiếp mang lại đối với tính đa dạng sinh học mà còn với những dấu vết về toàn bộ hoạt động và nguồn lực được họ sử dụng. Đạt được mục tiêu thiên nhiên tích cực đồng nghĩa với việc xử lý toàn bộ dây chuyền cung cấp. Trên thực tế, sẽ không dễ dàng để giải thích, giảm thiểu và đền bù cho những tác động không thể tránh khỏi mà các công ty/tổ chức mang lại đối với thiên nhiên. Tuy nhiên điều này có thể làm được với những yêu cầu về kiến thức, truy xuất nguồn gốc của chuỗi cung ứng, giảm bớt hoạt động tiêu thụ và đầu tư vào hoạt động phục hồi thiên nhiên.
Thứ ba, các tổ chức đã ký kết tham gia phong trào thiên nhiên tích cực cần phải đống góp tích cực vào hoạt động phục hồi hệ sinh thái. Đây chính là hoạt động ưu tiên hàng đầu nhằm bồi thường cho những tác động trực tiếp và gián tiếp mà họ gây ra đối với thiên nhiên. Trong trường hợp này, các khoản vay tín dụng về đa dạng sinh học có thể đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, ở đâu có các khoản vay, ở đó có rủi ro. Các công ty có thể chỉ đơn giản mua những khoản vay tín dụng ngay từ đầu mà không quan tâm tới việc phòng tránh hay giảm thiểu thiệt hại đối với tính đa dạng sinh học. Vấn đề này cũng xảy ra tương tự đối với việc xả thải carbon ra môi trường.
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- Bạn đã sẵn sàng hợp tác với AI trong công việc chưa?Tin tức04/09/2024
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Khoa Giáo dục Tiểu học tổ chức seminar khoa học về ứng dụng AI và hệ sinh thái Microsoft trong đào tạoNghiên cứu12/11/2024
- Tọa đàm kỉ niệm 65 năm thành lập khoa Ngữ văn (1959-2024)Tin tức11/11/2024
- KHOA VĂN NGÀY ẤY...Nghiên cứu07/11/2024
- THẦY... CHƠI CHỮNghiên cứu07/11/2024
- Kế hoạch tổ chức Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm Khoa Giáo dục Tiểu học năm học 2024-2025Đào tạo05/11/2024
- Hội thảo khoa học quốc gia “Một số vấn đề thời sự trong nghiên cứu và giảng dạy Toán học” (ngày 09 tháng 11 năm 2024)Tin tức04/11/2024
- Nhớ về một thế hệ vàng - Những người thầy của tôiKhoa Ngữ văn03/11/2024