Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán sai
Các chuyên gia từ Trường ĐH Giáo dục (ĐH Durham) đang kêu gọi thực hiện những quy trình đánh giá chuẩn hoá căn cứ trên bằng chứng, và được thiết lập bởi Chính phủ.
Khoảng 1/2 các chuyên gia về chứng khó đọc trong nghiên cứu này tin rằng có ít nhất 1 chỉ báo về chứng khó đọc chưa được chứng minh, dẫn tới việc chẩn đoán sai đối với trẻ. Trong cuộc khảo sát đối với 275 chuyên gia về chứng khó đọc, 61% trong số họ tin vào một tin đồn phổ biến chưa được kiểm chứng về việc người mắc chứng khó đọc sẽ đọc chữ theo thứ tự ngược lại (revese order). 30% chuyên gia cũng tin rằng các chữ cái nhảy lung tung là một đặc điểm chính của chứng khó đọc. Tuy nhiên,hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy một trong 2 điều này là dấu hiệu đáng tin cậy của chứng khó đọc.
Khảo sát hướng tới đối tượng là các chuyên gia tại UK đang tham gia vào hoạt động đánh giá trẻ mắc chứng khó đọc, trong đó bao gồm các chuyên gia về chứng khó đọc, các chuyên gia đánh giá và các nhà tâm lý học giáo dục. Họ đều được hỏi về các công cụ đánh giá mà họ sử dụng, cách thức họ đưa ra quyết định chẩn đoán, và điều gì khiến họ tin rằng đó là một chỉ báo của chứng khó đọc.
Mặc dù hơn 75% chuyên gia sử dụng các công cụ đánh giá được khuyến nghị bởi Hội đồng tiêu chuẩn đánh giá rối loạn học tập đặc biệt (Specific Learning Difficulty Assessment Standards Committee), hơn 82% câu trả lời cho thấy họ cũng sử dụng những công cụ khác. 71 công cụ đo lường khác nhau đã được liệt kê bởi những người tham gia, cho thấy rằng có rất nhiều bài kiểm tra khác nhau được các chuyên gia sử dụng để chẩn đoán chứng khó đọc.
Tại Vương quốc Anh, hiện không có một hướng dẫn chính thức nào về việc nhận diện trẻ mắc chứng khó đọc hoặc các khó khăn trong học tập khác. Thay vào đó, trách nhiệm phát triển các quy trình và tiêu chuẩn chẩn đoán phụ thuộc nhiều vào các tổ chức độc lập. Các nhà nghiên cứu đang kêu gọi tích hợp những kiến thức được xây dựng dựa trên bằng chứng vào các quy trình đánh giá, đồng thời quy trình này cần được hướng dẫn một cách cụ thể bởi Chính phủ, trong bối cảnh trong 10 người tại Vương quốc Anh sẽ có một người mắc chứng khó đọc với các cấp độ khác nhau.
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- Bạn đã sẵn sàng hợp tác với AI trong công việc chưa?Tin tức04/09/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024