Hội nghị phát triển chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành Quản lý giáo dục
Trong ngày 10 tháng 10 năm 2023, tại phòng họp tầng 4 (Trường Sư phạm-Trường Đại học Vinh) Hội nghị phát triển chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Quản lý giáo dục đã được tổ chức với thành phần tham dự cụ thể như sau:
Về phía các nhà khoa học đến từ các cơ sở đào tạo khác: GS.TS. Phạm Hồng Quang, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng đại học, Đại học Thái Nguyên; GS.TS. Trần Trung, Giám đốc Học viện Dân tộc; TS. Hồ Văn Thống, Hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Tháp; PGS.TS. Nguyễn Văn Đệ, Nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Đồng Tháp.
Về phía Trường Đại học Vinh có sự tham dự của: GS.TS. Nguyễn Huy Bằng, Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh; PGS.TS. Trần Bá Tiến, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh; GS.TS. Đinh Xuân Khoa, nguyên Bí thư Đảng uỷ, nguyên Hiệu trưởng Nhà trường; PGS.TS. Phạm Minh Hùng, Nguyên Phó Bí thư Đảng uỷ, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh; PGS.TS. Nguyễn Văn Phú, Trưởng phòng Đào tạo Sau đại học; PGS.TS. Mai Văn Chung, Trưởng phòng KH&HTQT; PGS.TS. Lưu Tiến Hưng, Hiệu trưởng Trường Sư phạm; TS. Phạm Lê Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Sư phạm; PGS.TS. Nguyễn Như An, Trưởng khoa Tâm lý Giáo dục và các nhà khoa học tham gia đào tạo trình độ thạc sĩ ngành quản lý giáo dục của trường ĐH Vinh và một số cơ sở đào tạo khác.
Mở đầu Hội nghị, PGS.TS. Nguyễn Như An (Trưởng khoa Tâm lý - Giáo dục) tuyên bố lý do tổ chức Hội nghị, giới thiệu khách mời đến từ Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Đồng Tháp cũng như trường Sư phạm, trường Đại học Vinh và các cơ sở đào tạo khác.
Sau phần giới thiệu đại biểu, GS. TS. Nguyễn Huy Bằng đã có bài phát biểu Khai mạc Hội nghị. GS. Nguyễn Huy Bằng đánh giá cao việc tổ chức Hội nghị quan trọng này. Dưới góc độ quản lý Nhà nước, quản lý nhà trường, GS. Hiệu trưởng cho rằng trong hệ thống đào tạo của các trường đại học-cao đẳng vẫn còn một số điểm hạn chế mang tính chất cốt lõi, bao gồm:
- Hạn chế 1: xây dựng CĐR
- Hạn chế 2: đưa CĐR vào công tác giảng dạy sao cho hiệu quả
- Hạn chế 3: phát biểu CĐR và xây dựng CTĐT theo CĐR nhưng chưa đánh giá được kết quả học tập theo CĐR, đặc biệt là theo nguyên lý phát triển CTĐT dựa trên mô hình PDCA
GS, Nguyễn Huy Bằng kỳ vọng các ý kiến tư vấn, đóng góp của các chuyên gia sẽ giúp cho trường ĐH Vinh xây dựng CTĐT trình độ thạc sỹ các ngành nói chung, ngành QLGD nói riêng một cách chất lượng hơn, góp phần nâng cao chất lượng dào tạo của nhà trường
Mở đầu Hội nghị, TS. Bùi Văn Hùng đã trình bày bảng đối sánh CTĐT trình độ thạc sỹ ngành QLGD của ĐH Đồng Tháp, ĐHSP Thái Nguyên và trường ĐH Vinh.
TS. Bùi Hùng đã trình bày chi tiết đối sánh về nội dung CTĐT bao gồm dung lượng chương trình (sự phân bố các tín chỉ), các học phần cụ thể trong CTĐT.
Sau phần trình bày về bảng đối sánh các CTĐT thạc sĩ ngành QLGD, PGS.TS. Nguyễn Văn Đệ cho rằng học phần Ngoại ngữ không nên giữ lại trong khung chương trình do ngoại ngữ là 1 chuẩn đầu ra bắt buộc đối với CTĐT (yêu cầu CĐR ngoại ngữ là chứng chỉ B2). PGS. Đệ cũng đề xuất Hội nghị bàn kỹ hơn về vấn đề nghiên cứu trong CTĐT thạc sĩ QLGD.
PGS. TS, Phạm Minh Hùng đề xuất cải tiến và cập nhật hơn đối với phần mềm chống đạo văn. Hiện nay, các phần mềm này có hạn chế rất lớn ở những cụm từ mang tính chất chung, có tính phổ biến, đồng thời thường đưa ra những gợi ý sửa chữa không hợp lý về mặt câu từ. Ngoài ra, PGS. Minh Hùng đề nghị cần có sự thay đổi căn bản trong việc đặt tên các đề tài luận văn, thoát ly khỏi một số cụm từ "lối mòn" bởi 1 luận văn quan trọng là nội hàm, nội dung thay vì chỉ tập trung vào tên đề tài phải gắn liền với 1 cụm từ cụ thể nào đó
Trong phần phát biểu tại Hội nghị, GS. TS. Đinh Xuân Khoa đã chỉ ra 3 vấn đề của CTĐT: đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng. Hiện nay một bộ phận học viên vẫn đang thiếu nền tảng tâm lý học, giáo dục học khi tham gia học tập chuyên ngành QLGD, đặc biệt đối với những học viên không xuất phát điểm từ giáo dục và tâm lý họ. Theo GS. Đinh Xuân Khoa, ngành QLGD góp phần không nhỏ trong công tác tư vấn về mặt chính sách cho địa phương và cho quốc gia, do đó cần có chứng chỉ hoặc các tiêu chí liên quan tới QLGD để đủ điều kiện tham gia công tác quản lý trong lĩnh vực giáo dục. Bên cạnh đó, các sản phẩm về đồ án tốt nghiệp hoặc luận văn tốt nghiệp cần mang tính chất thực tiễn, thoát ly khỏi những lối mòn trước đây, và sản phẩm hoàn toàn có thể là một đề án phát triển chiến lược đối với nhà trường, đối với cấp học, bậc học hoặc đối với toàn ngành giáo dục
Hội nghị cũng đã nhận được các ý kiến đóng góp từ PGS. TS. Nguyễn Thị Hường, TS. Phan Quốc Lâm, GS. TS. Trần Trung. Tất cả các ý kiến đều xác đáng, có tính chất xây dựng cao, và được đúc rút từ kinh nghiệm thực tiễn thực hiện chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành QLGD của các chuyên gia.
Thay mặt chủ trì Hội nghị, GS.TS. Phạm Hồng Quang đưa ra một số kết luận:
1. CTĐT ngành QLGD cần lựa chọn những vấn đề súc tích nhất khi xây dựng:
- Số lượng môn, số tín chỉ và nội dung mà người học cần
- Bám sát chuẩn đầu ra
- Cơ cấu các khối kiến thức trên cơ sở đảm báo tính cân bằng giữa các đối tượng học viên khác nhau
2. Nên xây dựng ngân hàng dữ liệu luận văn thạc sĩ ngành QLGD
3. Thống nhất nền tảng chung của CTĐT ngành QLGD trên cơ sở tham vấn các chuyên gia đến từ các trường đại học khác nhau
4. Quan tâm hơn tới phân khúc người học là người nước ngoài để nâng cao chất lượng CTĐT
5. Tham khảo kinh nghiệm xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBQL của các nước tiên tiến
6. Đề cao tính liêm chính trong học thuật, đặc biệt là luận văn tốt nghiệp
7. Đề tài luận văn cần phát huy tính đa dạng, không đóng khung với một số cụm từ như trong giai đoạn trước đây
8. Duy trì câu lạc bộ chuyên môn giữa các trường đại học, tổ chức các Hội nghị-Hội thảo định kỳ nhằm cập nhật thông tin, chia sẻ nguồn lực thường xuyên liên quan tới hoạt động phát triển CTĐT trình độ thạc sĩ ngành QLGD
Hội nghị kết thúc tốt đẹp, đồng thời mở ra những giải pháp mới nhằm nâng cao hoạt động phát triển chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành QLGD.
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- Bạn đã sẵn sàng hợp tác với AI trong công việc chưa?Tin tức04/09/2024
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Khoa Giáo dục Tiểu học tổ chức seminar khoa học về ứng dụng AI và hệ sinh thái Microsoft trong đào tạoNghiên cứu12/11/2024
- Tọa đàm kỉ niệm 65 năm thành lập khoa Ngữ văn (1959-2024)Tin tức11/11/2024
- KHOA VĂN NGÀY ẤY...Nghiên cứu07/11/2024
- THẦY... CHƠI CHỮNghiên cứu07/11/2024
- Kế hoạch tổ chức Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm Khoa Giáo dục Tiểu học năm học 2024-2025Đào tạo05/11/2024
- Hội thảo khoa học quốc gia “Một số vấn đề thời sự trong nghiên cứu và giảng dạy Toán học” (ngày 09 tháng 11 năm 2024)Tin tức04/11/2024
- Nhớ về một thế hệ vàng - Những người thầy của tôiKhoa Ngữ văn03/11/2024