Khủng hoảng tinh thần, căng thẳng, lo âu và cô đơn: ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới danh tính học thuật
Đại dịch gây ảnh hưởng tới tất cả mọi người trong xã hội, tuy nhiên lĩnh vực đặc biệt bị ảnh hưởng đó là học thuật, những nhà nghiên cứu mới (early-career researchers), và cả nghiên cứu sinh. Họ phải đối mặt với một loạt thách thức, từ việc chấp nhận những phương thức làm việc mới, tới việc những trung tâm, cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu cũng như các trường đại học buộc phải đóng cửa.
Trong cuốn sách Research and Teaching in a Pandemic World, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu trong đó các học giả, nhà nghiên cứu, các nghiên cứu sinh có thể kể ra câu chuyện của mình về những trải nghiệm của họ trong đại dịch. Một số người đã bị khủng hoảng về mặt tinh thần, có những nỗi khổ tâm cũng như những mất mát. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng nhấn mạnh những câu chuyện của sự phục hồi và trưởng thành nhanh chóng của những người tham gia.
Điều này đã cho thấy rằng đại dịch covid có ảnh hưởng khác nhau tới mỗi một cá nhân, và chúng ta cần ghi nhận. tôn trọng những trải nghiệm đa dạng của người khác khi tất cả cùng bước qua giai đoạn khác của dịch bệnh-giai đoạn sau khi covid-19 kết thúc.
Nhấn mạnh vào tính tích hợp học thuật
Nghiên cứu của nhóm tác giả Basil Cahusac de Caux và Luke Macaulay tập trung vào những thách thức đối với việc nhận diện danh tính học thuật, một phần không thể tách rời của những người tham gia. Cá tính này được phát triển thông qua hoạt động dạy học và nghiên cứu, được định hình bởi những giá trị và niềm tin của cộng đồng học thuât đối với những cá nhân này.
Đối với nhiều người, danh tính học thuật là nền tảng cho biết họ là ai trong nghề nghiệp của mình. Nó nhận diện mục tiêu, cung cấp cho họ cảm giác thuộc về cộng đồng học thuật. Đại dịch có ảnh hưởng sâu sắc tới định danh học thuật của mỗi cá nhân. Việc các trường đại học, các cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu phải đóng cửa đã cản trợ khả năng tiếp tục nghiên cứu của những người tham gia. Điều này dẫn tới việc các dự án nghiên cứu phải trì hoãn, gây ra trở ngại không nhỏ đối với các nghiên cứu sinh, những nhà nghiên cứu mới-những người vốn phụ thuộc nhiều vào tiến độ nghiên cứu nhằm có những thành công nhất định trong sự nghiệp của mình.
Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi nhiều người được thuê theo hợp đồng quy định tiến độ rõ ràng, điều này có nghĩa là công việc đó phụ thuộc vào khả năng đảm bảo nguồn tài trợ nghiên cứu của họ. Tuy nhiên, với việc các cơ sở hạ tầng phục vụ nghiên cứu bị đóng cửa, rất nhiều cơ hội tài trợ đã bị cạn kiệt hoặc dừng lại.
Thực trạng này gây ra ảnh hưởng tiêu cực tới các nghiên cứu sinh và các nhà nghiên cứu trẻ, những người thường ở các vị trí bấp bênh hơn so với những đồng nghiệp cơ hữu khác. Nhiều người đã phải chấp nhận phương thức làm việc mới nhưn dạy học từ xa, dạy học trực tuyến, dẫn tới việc mất kết nối với đồng nghiệp, sinh viên cũng như cộng đồng học thuật. Kết quả là các học giả, những nhà nghiên cứu trẻ, các nghiên cứu sinh bị mắc kẹt với việc phát triển danh tính học thuật của mình theo cách thức truyền thống (tương tác mặt đối mặt, trực tiếp, mạng lưới, hợp tác)
Thay vào đó, họ phải khám phá và phát triển danh tính học thuật của mình giữa sự bất ổn kinh niên và những hạn chế đi lại. Điều này bao gồm việc sắp xếp lại các kỹ thuật và chiến lược mới, đặc biệt là tích hợp chúng vào các dự án nghiên cứu cá nhân.
Sự cô đơn
Tình trạng cô đơn là một bức tranh điểm xuyết trong những câu chuyện phát triển danh tính học thuật trong thời kỳ đại dịch. Có lẽ hầu hết những ảnh hưởng được mô tả của dịch bệnh chủ yếu liên quan tới sức khỏe tinh thần. Sức khỏe tinh thần là một phần quan trọng chứng minh rằng bạn có thể đóng góp cho lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi, do đó những thách thức đối với sức khỏe tinh thần có thể có ảnh hưởng đáng kể tới sự phát triển danh tính học thuật của bạn.
Nghiên cứu trước của nhóm tác giả đã nhấn mạnh sự khủng hoảng sức khỏe tinh thần trong giới học thuật, đặc biệt đối với những những người mới bắt đầu những bước đi đầu tiên trên con đường nghiên cứu của mình. Điều này càng trở nên nghiêm trọng hơn trong bối cảnh đại dịch.
Việc cách ly và sự bất ổn đã dẫn tới mức độ căng thẳng và lo lắng ngày càng gia tăng. Ngày càng có nhiều câu chuyện hơn cho thấy những tổn thương về mặt tinh thần, với các triệu chứng như lo âu, căng thẳng, và cảm giác khó khăn trong việc xử lý hiện tượng khủng hoảng tinh thần của các cá nhân. Kết quả là cảm giác hồi hộp, nản chí đã khiến nhiều người đặt ra câu hỏi liệu rằng sự nghiệp học thuật của họ có phải là con đường đúng đắn hay không.
Mỗi cá nhân và hiện tượng "bên lề xã hội"
Đại dịch covid-19 không chỉ ảnh hưởng tới giới học thuật, các nhà nghiên cứu trẻ, các nghiên cứu sinh, mà còn góp phần vào việc gạt một bộ phận ra bên lề trong đời sống học thuật
Nhóm tác giả đã chỉ ra rằng những trở ngại, thách thức đối với việc phát triển danh tính học thuật có thể dẫn tới cảm giác bị gạt ra bên lề ở mỗi cá nhân. Những câu chuyện được kể ra trong cuốn sách cho thấy đại dịch góp phần khuếch đại những bất bình đẳng trong học thuật đối với một bộ phận những cá nhân bị gạt bên lề bao gồm phụ nữ, người da màu, người khuyết tật. Một số câu chuyện được chia sẻ cho thấy những khó khăn đặc trưng mà những người làm cha mẹ đang gặp phải. Những người có con, đặc biệt là những bà mẹ làm việc trong giới học thuật, đã chia sẻ về việc họ đã phải có thêm trách nhiệm chăm sóc con cái như thế nào trong đại dịch.
Việc các trường học cũng như các trung tâm chăm sóc đóng cửa đồng nghĩa với việc nhiều ông bố bà mẹ phải tìm cách cân bằng giữa công việc với hoạt động chăm sóc con cái của mình. Điều này dẫn tới khó khăn đối với các học giả trong việc duy trì năng suất làm việc và nghiên cứu của mình, dẫn tới các triệu chứng lo âu, căng thẳng, thậm chí là trầm cảm. Họ cũng gặp khó khăn đối với sự thăng tiến trong nghề nghiệp, dẫn tới việc bị gạt sang bên lề ngay trong không gian học thuật của chính họ.
Nhìn chung, đại dịch covid-19 đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới các học giả, nhà nghiên cứu trẻ và cả những nghiên cứu sinh. Việc phải đóng cửa các cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ nghiên cứu; việc chuyển đổi sang hình thức dạy và học từ xa, và những ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần cũng như triển vọng nghề nghiệp đã tạo ra một môi trường đầy khó khăn và thách thức cho những cá nhân này.
Cộng đồng học thuật cũng như các nhà quản lý cần nhận diện được những trở ngại đối với nhóm đối tượng này, đồng thời cung cấp cho họ những hỗ trợ, động viên kịp thời để có thể tiếp tục công việc học tập và nghiên cứu của họ./
Cre: Monash
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024
- CHÚC MỪNG CÔ THÁI THỊ ĐÀO ĐÃ BẢO VỆ THÀNH CÔNG LUẬN ÁN TIẾN SỸTin tức10/12/2024
- Ứng dụng infographic trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu họcNghiên cứu01/12/2024
- Ứng dụng infographic trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu họcNghiên cứu01/12/2024
- Tổng kết hoạt động thao giảng Khoa Giáo dục Chính trị chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 - 2024Tin tức26/11/2024
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024