Kiến thức về việc xây dựng các khối từ vựng đóng vai trò quan trọng khi trẻ khiếm thính học đọc
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Journal of Deaf Studies and Deaf Education, là sự hợp tác giữa Dongbo Zhang, Hannah Anglin-Jaffe (ĐH Exeter), Sihui Ke (ĐHBK Hong Kong) và Junhui Yang (ĐH Central Lancashire). Đây là nghiên cứu tổng hơp đầu tiên cho thấy tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu này đối với nhóm đối tượng khiếm thính.
Hiểu các kiến thức về hình thái và cấu trúc (morphology) của từ vựng góp phần giúp trẻ học từ mới và mở rộng vốn từ của mình. Trên thực tế, nhận thức về hình thái từ còn quan trọng với trẻ khiếm thính hơn so với kiến thức và việc sử dụng âm vị học (phonology). Kết quả nghiên cứu mở ra những cơ hội mới cho những học sinh khiếm thính trong việc sử dụng các kiến thức về hình vị (morpheme) và cấu trúc hình thái từ để có thể chủ động tạo ra các từ và nhóm từ. Nhóm nghiên cứu cũng đặt câu hỏi về tính cần thiết của vấn đề này trong phạm vi lớp học bình thường.
Trẻ khiếm thính hoặc nghe kém thường phải trải qua nhiều rào cản đối với hoạt động đọc viết, và các nhà nghiên cứu hy vọng rằng đề tài này sẽ giúp cải thiện khả năng tiếp cận của các bé đối với hoạt động dạy và học.
TS.Anglin-Jaffe cho biết: "Tập trung vào việc sử dụng ngữ âm ở trường có thể gây khó hiểu cho học sinh khiếm thính khi các em học đọc. Chúng tôi hy vọng rằng nội dung nghiên cứu lần này sẽ bắt đầu quá trình thử thách những phương thức tư duy và dạy học vốn được chấp nhận lâu nay, đồng thời góp phần nâng cao vị thế cũng như nhận thức về văn hoá và cộng đồng người khiếm thính"
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành xem xét những công bố hiện nay về nhận thức đối với hình thái từ, trong đó thu thập thông tin về khả năng đọc của 556 học sinh khiếm thính và khó nghe. Kết quả thu được cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa nhận thức về hình thái từ với khả năng đọc từ, kiến thức từ vựng và năng lực đọc hiểu. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ bị mất thính giác nghiêm trọng có xu hướng phụ thuộc nhiều vào phân tích hình thái từ hơn so với phân tích ngữ âm học (grapho-phonemic) trong quá trình đọc từ vựng.
Theo TS. Zhang, nội dung nghiên cứu cho biết nhận thức về hình thái từ có thể trở thành một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với việc đọc từ của trẻ khiếm thính, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn của các em đối với việc tiếp cận âm vị học. TS.Zhang cũng cho rằng điều này không đồng nghĩa với việc các kỹ năng về âm vị học không quan trọng đối với học sinh khiếm thính.
- Thông tin tuyển sinh ngành Quản lý giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Tâm lý học giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2025 đã hoàn thànhTin tức27/06/2025
- Tài liệu hướng dẫn dành cho thí sinh 2025Tin tức25/06/2025
- Nam sinh có khả năng phục hồi tốt hơn nữ sinh trước những trở ngại trong học tậpTin tức20/06/2025
- Công bố kết quả PISA 2022 của Việt NamTin tức17/06/2025
- Luật Nhà giáo đã được thông quaTin tức17/06/2025
- BEES: Một công cụ sức khỏe tâm thần mới hứa hẹn sẽ nhận được sự quan tâm, chú ý rộng rãiTin tức16/06/2025
- GIẢNG DẠY BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ – TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH THỰC TẾ CHUYÊN MÔN NĂM 2025Nghiên cứu08/07/2025
- Chương trình Kí ức thành văn: Chia tay K62 ngành Sư phạm Ngữ vănĐào tạo07/07/2025
- Trường Đại học Vinh: thông tin tuyển sinh đào tạo đại học năm 2025Tin tức07/07/2025
- Thông tin tuyển sinh Đại học chính quy năm 2025 - Khoa Toán học - Trường Sư phạm - Trường Đại Học VinhTin tức07/07/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Quản lý giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Tâm lý học giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- THÔNG TIN TUYỂN SINH TRƯỜNG SƯ PHẠM NĂM 2025: KHOA GIÁO DỤC MẦM NONGiới thiệu28/06/2025
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2025 đã hoàn thànhTin tức27/06/2025