Làm cách nào để chấm dứt vấn đề bạo lực giới tại các trường đại học
Bạo lực giới (gender-based violence) là một cuộc khủng hoảng ở cấp độ quốc gia và là một thực trạng mà các trường đại học đang gặp phải.
Chấm dứt bạo lực giới là chủ đề thảo luận mang tính toàn cầu mà Australia là quốc gia đang đi đầu. Năm 2017, Hội đồng nhân quyền Australia đã ban hành báo cáo Change the course. Đây là kết quả của cuộc khảo sát cấp độ quốc gia đầu tiên về mức độ tác động của các hành vi tấn công cũng như quấy rối tình dục tại Australia. Hơn 30.000 sinh viên tới từ 39 trường đại học đã tham gia khảo sát.
Theo kết quả nghiên cứu, 1/5 sinh viên đã bị quấy rối tình dục trong môi trường đại học. Bên cạnh đó, báo cáo chỉ ra rằng trong năm 2016, nữ giới bị quấy rối tình dục nhiều gấp 2 lần so với nam.
Bất chấp những nỗ lực của ngành trong việc giảm thiểu những tác động của các cuộc tấn công tình dục trong môi trường đại học, kết quả cuộc khảo sát thứ 2 vào năm 2021 (báo cáo National Student Safety Survey ban hành năm 2022) cho thấy rằng không có nhiều thay đổi kể từ lần khảo sát thứ nhất.
Năm 2022, Australia đã ban hành kế hoạch quốc gia nhằm chấm dứt tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, trong đó bao gồm bạo lực giới. Đề kế hoạch này trở thành hiện thực, điều quan trọng nhất đó là sự vào cuộc của các chuyên gia có kinh nghiệm, gia tăng mức độ cam kết, hành động, kinh phí cũng như các chính sách liên quan.
Một trong những đề xuất quan trọng đó là thiết lập một đạo luật quốc gia, một bộ phận giám sát việc thực thi đạo luật này và sự tham gia của tổ chức thanh tra độc lập.
Việc thực thi là yếu tố thiết yếu nhằm phòng ngừa sự phức tạp không cần thiết về mặt pháp lí đối với lĩnh vực giáo dục, nhưng quan trọng hơn, nó thể hiện cơ hội để mang lại những thay đổi đối với cán bộ, nhân viên và sinh viên.
Những đề xuất mới đòi hỏi sự cam kết từ cán bộ quản lý, lãnh đạo của các trường đại học, sự đầu tư về kiến thức chuyên môn cũng như văn hóa lắng nghe. Nói cách khác, việc đối thoại, trao đổi với sinh viên là điều quan trọng bên cạnh việc thiết lập một môi trường an toàn, lành mạnh cho người dạy cũng như người học.
Trách nhiệm giải trình là viên gạch đầu tiên làm nền móng cho hướng tiếp cận này, góp phần nhận diện được những vấn đề mang tính hệ thống. Việc phản ứng đối với các tác động là chưa đủ, các trường đại học phải nhận diện và khắc phục các nguyên nhân gốc rễ một cách tích cực và chủ động. Nhà trường cần thiết lập cơ chế phản hồi đối với các thông tin về khủng hoảng tinh thần ở người học cũng như luôn sử dụng hướng tiếp cận đặt nạn nhân làm trung tâm, từ đó đưa ra quy trình xử lý phù hợp đối với các hành vi bạo lực giới.
Trên thực tế, hơn cả sự an toàn, tình trạng khỏe mạnh và hạnh phúc của các nạn nhân chính là điều quan trọng nhất. Do đó, các cơ sở giáo dục cần cải thiện các cơ chế liên quan nhằm đảm bảo các cá nhân phạm tội phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp, phòng chống từ đầu chính là nội dung chính cần được chú trọng nhất.
Ví dụ trường hợp tại Đại học Monash
Đại học Monash đã có những cải thiện đáng kể đối với vấn đề bạo lực giới, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều công việc cần làm tại cơ sở giáo dục này. Năm 2023, nhà trường đã công bố báo cáo về phòng chống và phản ứng đối với các hành vi bạo lực giới, trong đó cung cấp chi tiết về thực trạng, cơ chế, lời khuyên/tư vấn cũng như các hỗ trợ liên quan tới vấn đề này tại Monash.
Tất cả các cơ chế phòng tránh đều tích hợp tiếng nói của sinh viên nhà trường, trong đó sinh viên đóng vai trò chủ động trong việc phát triển và thiết kế các biện pháp phòng chống bạo lực giới dựa trên các minh chứng thực tế. Tất cả sinh viên và giảng viên mới tuyển dụng của nhà trường sẽ được tham gia khóa học về các mối quan hệ cũng như đạo đức.
Bên cạnh đó, trong năm nay, Monash cũng đã thử nghiệm chương trình Dating in Australia dành cho các sinh viên quốc tế, trong đó cung cấp tất cả thông tin về sức khỏe giới tính, phát triển các mối quan hệ lành mạnh và tôn trọng lẫn nhau, và những thông tin về giúp đỡ và hỗ trợ tại Monash.
Monash cung cấp các khóa đào tạo, bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp cho toàn bộ nhân viên của bộ phận SCU (Safe Communicty Unit), bộ phận dịch vụ lưu trú và nhà ở cũng như các phòng ban liên quan tới sinh viên nhằm nâng cao khả năng phản hồi của họ đối với các trường hợp bạo lực giới.
- Khoa Tâm lý-Giáo dục chào đón tân sinh viên K65Sinh viên03/10/2024
- Khoa Tâm lý-Giáo dục rộn ràng chào đón tân sinh viên K65Sinh viên30/09/2024
- Đại hội Chi đoàn các lớp chuyên ngành Quản lý giáo dụcSinh viên27/09/2024
- Giới trẻ Australia bi quan về tương lai của mìnhSinh viên10/09/2024
- Hà Lan cấm học sinh sử dụng điện thoại di động tại trường họcSinh viên03/09/2024
- Dành cả thanh xuân học ngành tâm lý học, ra trường mình làm gì?Sinh viên26/08/2024
- Tham vấn tâm lý cho sinh viên: Cách tiếp cận từ các trường đại họcSinh viên26/07/2024
- Rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên ngành Quản lý giáo dụcSinh viên16/05/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024