Làm cách nào để giữ chân giáo viên?
Theo Bộ trưởng Bộ giáo dục Australia Jason Clare, quốc gia này đang đối diện với một cuộc khủng hoảng ngắn hạn liên quan tới giáo viên.
Một mô hình dự báo của văn phòng giáo dục liên bang cho thấy lượng giáo viên THPT tại Úc sẽ giảm khoảng 4000 người trước năm 2025. Các báo cáo của phương tiện truyền thông đại chúng cho thấy trên thực tế tình hình này đã thực sự tồi tệ hơn ở các khu vực nông thông.
Bộ trưởng Clare cho biết 1 trong những cách thức để xử lý tình trạng thiếu hụt giáo viên đó là gia tăng số người gắn bó lâu dài với nghề dạy học.
Nghiên cứu mới cho thấy gia tăng cơ hội cho giáo viên hợp tác, làm việc cùng nhau có thể giúp giữ chân họ lâu hơn trong nghề. Nghiên cứu cũng mô tả tính liên kết giữa sự hợp tác của các giáo viên với mức độ hài lòng cao hơn trong công việc, cũng như những lợi ích khác đối với các giáo viên công tác tại các trường ở khu vực nông thôn.
Hợp tác giữa các giáo viên bao gồm những gì?
Hoạt động hợp tác dành cho giáo viên có thể bao gồm việc chia sẻ nguồn tư liệu dạy học, thảo luận về các hướng tiếp cận đối với các lớp học và người học khác nhau, phối hợp trong hoạt động kiểm tra đánh giá người học...
Tuy nhiên, giáo viên thường có xu hướng làm việc độc lập với đồng nghiệp của mình khi họ bị hạn chế bởi không gian của lớp học cũng như trong các nhóm lớp được phân công.
Theo báo cáo của OECD năm 2018, 28% giáo viên trên thế giới dạy học cùng đồng nghiệp trong cùng 1 lớp học ít nhất 1 lần trong 1 tháng, và 47% trao đổi học liệu với giáo viên khác ít nhất mỗi tháng 1 lần.
Nghiên cứu mới lần này được tiến hành bởi các tác giả đến từ trường ĐH Giáo dục-ĐH New South Wales, bao gồm: Andrew A. Kingsford-Smith (Nghiên cứu sinh chuyên ngành Tâm lý học giáo dục), PGS.TS. Rebecca J. Collie, PGS. TS. Nguyễn Thị Mai Hoa và PGS.TS. Tony Loughland.
Kết quả nghiên cứu cho thấy những giáo viên nào thường xuyên hợp tác với đồng nghiệp sẽ có mức độ hài lòng với công việc cao hơn những người khác. Điều này đúng với giáo viên đang công tác ở cả khu vực nông thôn và thành thị.
Kết quả này chỉ ra rằng làm việc cùng đồng nghiệp có thể giúp giáo viên cảm thấy hài lòng hơn với nghề nghiệp của mình bởi thông qua việc hợp tác, các giáo viên sẽ được kết nối với nhau nhiều hơn, góp phần xây dựng được các mối quan hệ tích cực trong nhà trường. Hợp tác cũng giúp giáo viên cảm thấy được nâng cao hơn về kỹ năng nghề nghiệp và được hỗ trợ nhiều hơn khi là một thành viên của nhóm.
Trường học ở khu vực nông thôn
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng việc phối hợp thường xuyên với nhau cũng mang lại nhiều lợi ích cho nhóm giáo viên tới từ các cơ sở giáo dục tại địa bàn nông thôn
Các giáo viên ở vùng nông thôn vốn lo ngại về việc thiếu các hoạt động phát triển nghề nghiệp dành cho họ, đồng thời có xu hướng báo cáo rằng công việc hiện tại gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của họ. Điều này có thể xuất phát từ việc họ không nhận được các hoạt động phát triển nghề nghiệp phù hợp cả về số lượng lẫn chất lượng.
Tại các trường học vùng nông thôn, hoạt động phát triển nghề nghiệp có thể khó tiếp cận hơn bởi khoảng cách về địa lý cũng như sự sẵn có đối với nguồn lực giáo viên triển khai. Với những rào cản hiện nay, có thể nói việc thiếu hụt các hoạt động phát triển nghề nghiệp có thể gây tác động tiêu cực tới động lực, sự cam kết cũng như hạnh phúc của các giáo viên tại khu vực nông thôn.
Nhóm tác giả đã phân tích và chỉ ra được mối liên kết giữa việc thiếu các hoạt động phát triển nghề nghiệp với căng thẳng trong công việc. Mối liên kết này không xuất hiện ở những giáo viên hợp tác thường xuyên với đồng nghiệp của mình.
Do đó, hợp tác thường xuyên có thể giúp ngăn chặn những tác động tiêu cực đối với căng thẳng trong công việc do thiếu các hoạt động phát triển nghề nghiệp mang lại. Sự phối hợp có thể mang lại cho giáo viên những cơ hội học tập phi chính thức, góp phần giúp họ hoàn thành công việc tốt hơn và cảm thấy bớt căng thẳng hơn trong hoạt động nghề nghiệp
Làm cách nào để giáo viên hợp tác nhiều hơn?
Nhóm nghiên cứu cho rằng hệ thống trường học có thể muốn khuyến khích nhiều hơn nữa sự cộng tác giữa các giáo viên, trong khi vẫn đảm bảo rằng cán bộ của nhà trường được tiếp cận đầy đủ với các hoạt động phát triển nghề nghiệp. Điều này có thể giúp giáo viên cam kết lâu hơn đối với nghề nghiệp của mình.
Để hỗ trợ cho sự cộng tác của các giáo viên, một nghiên cứu quốc tế cho rằng giáo viên cần làm việc với nhau theo cách mà họ cho là hiệu quả nhất. Điều này cho thấy rằng việc lắng nghe để hiểu hơn về đồng nghiệp thực sự rất quan trọng. Việc hợp tác sẽ mang lại lợi ích cao nhất khi các giáo viên được dành một khoảng thời gian phù hợp, đủ để họ làm việc với nhau, và khoảng thời gian này cần được thiết lập trong quá trình làm việc bình thường thay vì sắp xếp như một khoảng thời gian tăng thêm/làm việc ngoài giờ.
Làm cách nào để khuyến khích sự hợp tác?
Có 2 cách để các giáo viên có thể hợp tác với nhau: quan sát đồng nghiệp (peer observation) và hoạt động hướng dẫn (mentoring).
Quan sát đồng nghiệp bao gồm một nhóm các giáo viên quan sát việc dạy học của các đồng nghiệp và tiến hành thảo luận về những suy nghĩ của bản thân đối với hoạt động đó. Kiểu hoạt động này được thiết kế theo hướng hỗ trợ, góp ý và có thể giúp giáo viên có cảm giác nhiều hơn về một cộng đồng chuyên môn, kích thích tinh thần và nhận diện được những hoạt động dạy học có hiệu quả trong bối cảnh nhà trường.
Đối với hoạt động hướng dẫn, giáo viên có thể được phân công hướng dẫn bởi một thành viên lâu năm hoặc có nhiều kinh nghiệm của nhà trường. Họ sẽ gặp gỡ, thảo luận về những trải nghiệm, kinh nghiệm trong công việc. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều quan trọng là người hướng dẫn và người được hướng dẫn phải cảm giác là cả 2 đều được hưởng lợi từ quá trình này. Người được hướng dẫn có thể được hưởng lợi thông qua các hướng tiếp cận mới trong nghề nghiệp, trong khi người hướng dẫn có thể học tập từ việc lắng nghe những trải nghiệm từ phía đồng nghiệp của mình.
Tại những trường có quy mô nhỏ và ở khu vực xa xôi, công nghệ có thể là công cụ cần thiết để hỗ trợ kết nối các thầy cô với đồng nghiệp của mình ở những trường khác, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động quan sát đồng nghiệp và hoạt động hướng dẫn.
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- Bạn đã sẵn sàng hợp tác với AI trong công việc chưa?Tin tức04/09/2024
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Khoa Giáo dục Tiểu học tổ chức seminar khoa học về ứng dụng AI và hệ sinh thái Microsoft trong đào tạoNghiên cứu12/11/2024
- Tọa đàm kỉ niệm 65 năm thành lập khoa Ngữ văn (1959-2024)Tin tức11/11/2024
- KHOA VĂN NGÀY ẤY...Nghiên cứu07/11/2024
- THẦY... CHƠI CHỮNghiên cứu07/11/2024
- Kế hoạch tổ chức Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm Khoa Giáo dục Tiểu học năm học 2024-2025Đào tạo05/11/2024
- Hội thảo khoa học quốc gia “Một số vấn đề thời sự trong nghiên cứu và giảng dạy Toán học” (ngày 09 tháng 11 năm 2024)Tin tức04/11/2024
- Nhớ về một thế hệ vàng - Những người thầy của tôiKhoa Ngữ văn03/11/2024