Mạng xã hội cho thấy những manh mối về sức khoẻ tinh thần
Usman Naseem (Giảng viên về khoa học dữ liệu tại Đại học James Cook) là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu về việc ứng dụng công nghệ mới nhằm tìm ra những cảnh báo sớm về sức khoẻ tinh thần từ những bài đăng trên mạng.
Theo TS. Naseem, các tình trạng sức khoẻ tinh thần đã biến đổi và mở rộng như một mối lo ngại mang tính chất toàn cầu, trong đó có hơn 1/100 ca tử vong được cho là do tự tử.
Đại dịch COVID-19 đã làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn, dẫn tới sự gia tăng đáng kể những tình trạng sức khoẻ như căng thẳng, hồi hộp, gây ảnh hưởng tới hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới. TS. Naseem cho rằng kết quả này đã tạo ra gánh nặng cho toàn bộ hệ thống chăm sóc sức khoẻ cũng như cho toàn xã hội, đồng nghĩa với việc cần phải tìm ra được những hướng tiếp cận sáng tạo hơn, dễ dàng hơn nhằm nhận diện được các vấn đề về sức khoẻ tinh thần của người dân. Các đoạn văn bản do người dùng tạo ra trên các nền tảng mạng xã hội có thể được xem như một công cụ có giá trị cho hành trình này.
Những người dùng mạng xã hội có xu hướng cởi mở hơn và thẳng thắn về bản thân, góp phần tạo một nguồn dữ liệu phong phú cho các nhà nghiên cứu. Thông qua việc phân biệt những thay đổi trong cảm xúc, nhận diện được những cụm từ cụ thể, phát hiện những hành vi bất thường, các nhà nghiên cứu có thể chỉ ra được các yếu tố rủi ro đối với sức khoẻ tinh thần.
Nhóm nghiên cứu của TS. Naseem đã làm rõ hơn kỹ thuật này thông qua việc xem xét lịch sử các bài đăng, thời gian đăng tải cũng như mật độ đăng tải. Việc đánh giá chính xác tình trạng tinh thần của người dùng đòi hỏi sự hiểu biết về lịch sử bệnh lý tinh thần của họ. Nhóm nghiên cứu đã xem xét toàn diện các bài đăng trong quá khứ và những khoảng thời gian giữa những bài đăng, từ đó có thể thu thập được những đánh giá chính xác về tình trạng tinh thần của một cá nhân.
Kỹ thuật mới ghi nhận một cách hiệu quả bối cảnh đăng bài và tính không đều đặn về mặt thời gian của những bài đăng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng phương pháp mới vượt trội hơn các cách tiếp cận hiện nay ở khía cạnh theo dõi sức khoẻ tinh thần trên các trang mạng xã hội. Nhóm nghiên cứu cho rằng phương pháp mới sẽ cung cấp góc nhìn có giá trị cho các chuyên gia và nhà nghiên cứu về tâm lý và sức khoẻ tinh thần, góp phần hỗ trợ và quản lý, giám sát tốt hơn cho những cá nhân đang cần sự giúp đỡ của họ.
- Khoa Tâm lý-Giáo dục chào đón tân sinh viên K65Sinh viên03/10/2024
- Khoa Tâm lý-Giáo dục rộn ràng chào đón tân sinh viên K65Sinh viên30/09/2024
- Đại hội Chi đoàn các lớp chuyên ngành Quản lý giáo dụcSinh viên27/09/2024
- Giới trẻ Australia bi quan về tương lai của mìnhSinh viên10/09/2024
- Hà Lan cấm học sinh sử dụng điện thoại di động tại trường họcSinh viên03/09/2024
- Dành cả thanh xuân học ngành tâm lý học, ra trường mình làm gì?Sinh viên26/08/2024
- Tham vấn tâm lý cho sinh viên: Cách tiếp cận từ các trường đại họcSinh viên26/07/2024
- Rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên ngành Quản lý giáo dụcSinh viên16/05/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024
- CHÚC MỪNG CÔ THÁI THỊ ĐÀO ĐÃ BẢO VỆ THÀNH CÔNG LUẬN ÁN TIẾN SỸTin tức10/12/2024
- Ứng dụng infographic trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu họcNghiên cứu01/12/2024
- Ứng dụng infographic trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu họcNghiên cứu01/12/2024
- Tổng kết hoạt động thao giảng Khoa Giáo dục Chính trị chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 - 2024Tin tức26/11/2024
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Seminar: Sự trỗi dậy của New York như là một kinh đô nghệ thuật mớiNghiên cứu22/11/2024