Một số điểm mới đáng chú ý trong Dự thảo luật sửa đổi Luật Giáo dục
Trình bày tại hội thảo, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Mai Thị Anh cho biết: Điểm mới trong dự thảo Luật là xác lập giáo dục nghề nghiệp là một cấp học, gồm hai bậc: trung học nghề và cao đẳng. Cách thiết kế này bảo đảm cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng phân rõ cấp học, phân loại rõ trình độ đào tạo và tăng cường tính mở, liên thông, phù hợp với Khung trình độ quốc gia và thông lệ quốc tế.
Dự thảo Luật quy định bỏ bằng tốt nghiệp THCS và giao thẩm quyền cho hiệu trưởng trường THCS/người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục THCS xác nhận hoàn thành chương trình THCS thay cho việc Trưởng phòng GDĐT cấp huyện cấp bằng tốt nghiệp THCS; giao thẩm quyền cho hiệu trưởng trường THPT/người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục THPT cấp bằng tốt nghiệp THPT thay cho việc Giám đốc Sở GDĐT cấp bằng tốt nghiệp THPT.
Dự thảo Luật cũng sửa đổi theo hướng bỏ Hội đồng trường ở cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập nhằm làm gọn bộ máy, tăng hiệu lực thực thi và tạo điều kiện để đổi mới thực chất hoạt động nhà trường dựa trên các thiết chế dân chủ sẵn có như cấp ủy, công đoàn, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội đồng Sư phạm...
Dự thảo Luật xác định rõ tài liệu giáo dục địa phương không phải là sách giáo khoa; sửa đổi quy định về thẩm quyền biên soạn và thẩm định tài liệu giáo dục địa phương theo hướng: giao Giám đốc Sở GDĐT tổ chức biên soạn tài liệu giáo dục địa phương, Hội đồng thẩm định cấp tỉnh thẩm định và UBND cấp tỉnh phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương.
Về quy định hội đồng trường, cô giáo Nguyễn Thị Minh Thuý, Hiệu trưởng Trường THCS, THPT Nguyễn Siêu (Hà Nội) đề xuất bổ sung quy định về hội đồng trường đối với hệ thống các cơ sở giáo dục tư thục nhằm tránh chồng chéo giữa các chức danh chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng trường và hiệu trưởng nhà trường.
Về vấn đề bỏ bằng tốt nghiệp THCS, cô giáo Vũ Thị Thu Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Ngọc Hân (Hà Nội) cho rằng, cần cân nhắc việc này bởi bằng tốt nghiệp THCS được xem là một minh chứng học tập của học sinh ở cấp học này.
Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Nguyễn Đức Sơn cũng có những lưu ý đối với Ban soạn thảo rà soát các quy định về nhà giáo, hội đồng trường, dịch vụ giáo dục, đánh giá chương trình để tránh chồng chéo đối với các luật đang triển khai... Đơn cử như những quy định về “dịch vụ hỗ trợ giáo dục” cần phải làm rõ, quy định cụ thể để vừa đảm bảo tính khả thi, vừa đảm bảo đồng bộ với tính tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học được quy định trong Luật Giáo dục đại học.
Trung tâm Truyền thông và Sự kiện MoET
- Thông tin tuyển sinh ngành Quản lý giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Tâm lý học giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2025 đã hoàn thànhTin tức27/06/2025
- Tài liệu hướng dẫn dành cho thí sinh 2025Tin tức25/06/2025
- Nam sinh có khả năng phục hồi tốt hơn nữ sinh trước những trở ngại trong học tậpTin tức20/06/2025
- Công bố kết quả PISA 2022 của Việt NamTin tức17/06/2025
- Luật Nhà giáo đã được thông quaTin tức17/06/2025
- BEES: Một công cụ sức khỏe tâm thần mới hứa hẹn sẽ nhận được sự quan tâm, chú ý rộng rãiTin tức16/06/2025
- GIẢNG DẠY BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ – TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH THỰC TẾ CHUYÊN MÔN NĂM 2025Nghiên cứu08/07/2025
- Chương trình Kí ức thành văn: Chia tay K62 ngành Sư phạm Ngữ vănĐào tạo07/07/2025
- Trường Đại học Vinh: thông tin tuyển sinh đào tạo đại học năm 2025Tin tức07/07/2025
- Thông tin tuyển sinh Đại học chính quy năm 2025 - Khoa Toán học - Trường Sư phạm - Trường Đại Học VinhTin tức07/07/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Quản lý giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Tâm lý học giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- THÔNG TIN TUYỂN SINH TRƯỜNG SƯ PHẠM NĂM 2025: KHOA GIÁO DỤC MẦM NONGiới thiệu28/06/2025
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2025 đã hoàn thànhTin tức27/06/2025