Một số loại hình trị liệu áp dụng phương pháp ABA
1. Đào tạo thử nghiệm riêng biệt (Discrete Trial Learning)
Loại hình trị liệu này dựa trên sự hiểu biết về việc đào tạo và giảng dạy 1-1 (1 chuyên gia và 1 bệnh nhân) sẽ giúp bệnh nhân có thể thành thạo chuyên sâu về một kỹ năng hoặc hành vi cụ thể. Với việc áp dụng loại hình này sẽ giúp cho bệnh nhân rèn luyện bằng cách lặp đi lặp lại một nhiệm vụ với tần suất trên 5 lần mỗi buổi học.
Việc này sẽ giúp trẻ cải thiện và thay đổi tích cực về một kỹ năng nào đó như: giao tiếp, ứng xử, thích ứng,… từ đó thành thạo và ứng dụng dễ dàng hơn trong cuộc sống hằng ngày. Loại hình này giúp bệnh nhân củng cố được trí nhớ dài hạn do đã thực hiện nhiều lần một nhiệm vụ với cách thức giống nhau.
Các nhiệm vụ sẽ được thiết kế đi từ dễ đến khó để bệnh nhân khắc phục dần từ thái độ, phản ứng, cách biểu hiện của gương mặt,… Chuyên gia có thể nhắc nhở hoặc hướng dẫn nếu bệnh nhân gặp khó khăn trong quá trình thực hiện. Cần có các phần thưởng nhỏ để khuyến khích tạo động lực cho bệnh nhân thực hiện nhiệm vụ.
2. Dạy Ngẫu Nhiên (Incidental Teaching)
Với loại hình này sẽ linh động hơn Đào tạo thử nghiệm riêng biệt, vì các chuyên gia sẽ đạo tạo một kỹ năng phù hợp với từng môi trường và hoàn cảnh khác nhau. Rèn luyện và chỉ dạy dần đến khi bệnh nhân biết linh hoạt chọn cách ứng xử hoặc hành vi phù hợp, sử dụng nó thành thạo và tự nhiên với môi trường hiện tại.
Nên cho bệnh nhân ứng dụng trong các môi trường lành mạnh, gần gũi và thân thuộc với bệnh nhân, để có thể áp dụng được các kỹ năng đã học vào tình huống một cách dễ dàng và thực tế hơn. Giúp việc ghi nhớ và linh hoạt thay đổi hành vi phù hợp với từng môi trường sẽ trở nên hiệu quả.
Việc rối loạn ngôn ngữ ở người bị tự kỷ cũng sẽ được khắc phục và cải thiện khi thực hiện loại hình Dạy Ngẫu Nhiên. Chuyên gia có thể có cơ hội để bệnh nhân rèn luyện được kỹ năng này một cách tự nhiên dựa vào các tình huống khác nhau, người bệnh được chủ động điều khiển tình huống thông qua sự quan tâm và phản ứng của mình.
Giúp cho bệnh nhân biết cách yêu cầu và giao tiếp khi có nhu cầu làm một việc gì đó, tập phản hồi qua lại để rèn luyện kỹ năng một cách tự nhiên hơn. Các chuyên gia cũng có thể nhắc nhở để khuyến khích bệnh nhân giao tiếp và thể hiện kỹ năng nhiều hơn.
3. Hành Vi Bằng Lời
Hành vi bằng lời nói cũng sẽ khá giống với Đào tạo thử nghiệm riêng biệt vì cũng sẽ tiến hành giảng dạy 1-1, nhưng có điểm khác nhau đó chính là rèn luyện cho người bệnh cải thiện được nhận thức qua lời nói của mình để từ đó thay đổi hành vi. Với loại hình này sẽ phù hợp để chữa trị cho những trẻ em mắc tự kỷ hơn là người lớn.
Đa phần độ nhận thức dẫn đến hành vi của trẻ không được cao và hoàn thiện như người lớn, khả năng từ ngữ cũng không được tốt. Vì thế loại hình này có thể giúp cải thiện được vấn đề và điều hướng hành động của trẻ trở nên đúng đắn hơn.
Ví dụ:
Chuyên gia: “Đây là màu gì?”.
Bệnh nhân: “Màu trắng”.
Chuyên gia: “Màu trắng giống gì?”.
Bệnh nhân: “Giống như sữa”.
Chuyên gia: “Sữa dùng để làm gì?”.
Bệnh nhân: “Để uống”.
Sau đó, chuyên gia có thể khuyến khích trẻ bằng một ly sữa thật để trẻ ghi nhớ sâu sắc rằng sữa là thực phẩm dùng để uống. Từ đó, điều hướng nhận thức và hành vi đúng đắn hơn giúp trẻ biết được sữa là để uống chứ không được làm gì khác.
4. Đào Tạo Phản Hồi Then Chốt (Pivotal Response Training – PRT)
Các lĩnh vực được xem là then chốt đã xác định: động lực, sự chủ động của bệnh nhân, khả năng quản lý, phản hồi khi có gợi ý.
Qua loại hình này có thể khiến thúc đẩy và cải thiện được những hành vi của bệnh nhân. PRT sẽ không đặt trọng tâm vào việc bệnh nhân đang thiếu những kỹ năng nào mà sẽ tập trung vào việc tăng cường thay đổi các lĩnh vực then chốt trước. Sẽ cố gắng xây dựng và cải thiện các kỹ năng cần thiết liên quan đến những lĩnh vực đó.
Tùy vào sự lựa chọn và tình trạng hiện tại của bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng loại hình nào. Phương pháp nào cũng sẽ có ưu và nhược điểm riêng, PRT cũng vậy, tuy chỉ cải thiện các kỹ năng để phục vụ cho những lĩnh vực then chốt, nhưng theo nghiên cứu thì những lĩnh vực đó rất quan trọng đối với cuộc sống con người.
5. Mô Hình Ngôn Ngữ Tự Nhiên (Natural Language Paradigm, NLP)
Mô hình này sẽ chú trọng để tạo sự chủ động và tự quản lý ở bệnh nhân bằng những yếu tố tự nhiên. Nó sẽ giúp tạo thành những kết quả tích cực làm thay đổi những hành vi của bệnh nhân, giúp bệnh nhân chủ động tìm ra kỹ năng phù hợp với tình huống và hoàn cảnh.
Giúp bệnh nhân, nhất là đối với những trẻ tự kỷ sẽ có khả năng chủ động khái quát hoá từ ngữ và câu nói, giúp kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ sẽ được cải thiện tốt hơn. Dựa vào các tình huống thực tế do chuyên gia sắp xếp, sẽ giúp bệnh nhân được rèn luyện một cách tự nhiên nhất.
Đối với NLP, các chuyên gia cần cố gắng để bệnh nhân chủ động sắp xếp từ ngữ hoặc yêu cầu bệnh nhân nói theo một câu, để từ đó có thể ghi nhớ và vận dụng. Sau khi ghi nhớ được, bệnh nhân sẽ tự nói ra câu được học vào đúng hoàn cảnh một cách tự nhiên, đó là kết quả khả quan khi vận dụng mô hình này.
Phương pháp ABA mang lại những kết quả tích cực cho nhận thức và hành vi của những bệnh nhân mắc tự kỷ. Gia đình cũng cần hợp tác cùng chuyên gia để có thể đạt kết quả tốt theo mục đích đã đề ra. Từ những nỗ lực phân tích và thay đổi, bệnh nhân có thể cải thiện được những kỹ năng của mình để hòa nhập tốt cùng với xã hội.
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024