Một số nhà kinh tế học đã đánh giá thấp ảnh hưởng về mặt tài chính của hiện tượng biến đổi khí hậu
Các nhà khoa học cho biết biến đổi khí hậu cực đoan hiện nay là một mối đe dọa thực sự đối với loài người. Những loại hình thời tiết khắc nghiệt được cho là đang đảo lộn cuộc sống và sinh kế của người dân, gia tăng các vụ cháy rừng và thu hẹp hệ sinh thái một cách nhanh chóng. Những hiểm nguy này đang ngày càng lan rộng với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết.
Vậy những biến đổi thời tiết này ảnh hưởng như thế nào tới nền kinh tế trong những thập kỷ sắp tới? Hầu hết các mô hình kinh tế hiện nay đều cho rằng biến đổi khí hậu chỉ là một đốm sáng nhỏ với mức độ ảnh hưởng không nhiều tới tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Nhiệt độ hành tinh tăng lên 3℃ là thực sự nguy hiểm. Lần cuối cùng Trái Đất chứng kiến hiện tượng ấm lên là từ 3 triệu năm trước-thời điểm mà hầu như không có tảng băng hay đại dương nào cao hơn 20 mét. Tuy nhiên, các mô hình kinh tế dự đoán mức nhiệt độ này có ảnh hưởng rất nhỏ tới GDP từ nay cho tới hết thế kỷ 21. Hầu hết các dự báo đều ở mức 1% tới 7% trong khi mô hình bi quan nhất cho rằng GDP thu hẹp lại 23%.
Trong các mô hình này, một số quốc gia hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Một số khác thậm chí được dự báo là hưởng lởi từ hiện tượng này. Đối với hầu hết các quốc gia, mức tàn phá được cho là đủ nhỏ để có thể không làm ảnh hưởng tới toàn bộ sự tăng trưởng. Một báo cáo gần đây của Úc cũng có nội dung dự báo tương tự như thế này.
Đây rõ ràng là sự thất bại của các mô hình kinh tế hiện nay. Các nhà kinh tế học đã dựa vào các sự kiện diễn ra trong quá khứ để mô hình hóa những dự báo này. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu khắc nghiệt có thể là một cú shock nằm ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Các mô hình hiện nay không thể ghi nhận được những ảnh hưởng mà biến đổi khí hậu có thể gây ra cho thị trường cũng như đời sống con người.
Các mô hình kinh tế không ghi nhận được thực tế
Một báo cáo mới nhất được công bố vào tháng 8 đã đưa ra hình dung về nước Úc tới năm 2063. Báo cáo này đã ước tính những ảnh hưởng mà biến đổi khí hậu mang lại đối với năng suất lao động. Theo đó, GDP của Úc sẽ thấp hơn và nằm trong khoảng 135-423 triệu đô. Trong vòng 40 năm, con số này thực sự nhỏ bởi tính trung bình mỗi năm, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu chỉ nằm xung quanh mức 0.3% GDP hiện nay.
Báo cáo này nhấn mạnh rằng những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khắc nghiệt đã không được mô hình hóa. Dường như những thiệt hại được đưa ra thậm chí không phải là những mối quan tâm lớn đối với nền kinh tế. Vậy tại sao lại có sự mất kết nối giữa các nhà khoa học môi trường và các nhà kinh tế học?
Hầu hết các mô hình kinh tế hiện nay đều dựa trên một giả thuyết nền tảng đó là chúng ta có thể hiểu được những thiệt hại trong tương lai bằng cách nhìn vào những gì diễn ra trong quá khứ.
Tuy nhiên, nền tảng này vẫn tồn tại hạn chế. Về mặt lịch sử, các cú sốc về khí hậu có xu hướng diễn ra ở địa phương hoặc vùng cụ thể. Thậm chí trong khi tại Ấn Độ đang xảy ra hạn hán nghiêm trọng thì tại những nơi khác, mùa màng vẫn phát triển tốt. Đối với các nhà kinh tế học, điều này có nghĩa rằng bạn có thể tiếp tục kinh doanh mà không bị ảnh hưởng bởi những rủi ro đó.
Hầu hết các quốc gia đều sử dụng thương mại quốc tế để bảo vệ bản thân trước những cú sốc thời tiết. Thậm chí trong những năm bình thường, phần lớn nền kinh tế toàn cầu đều dựa vào việc nhập khẩu thực phẩm.
Trong giai đoạn hạn hán nặng nề năm 2018-2020 tại miền đông nước Úc, sản xuất lúa mì đã giảm 1 nửa so với năm 2017. Tại bang New South Wales và Queensland, việc sản xuất ngũ cốc giảm xuống thấp hơn mức tiêu thụ. Điều này dẫn tới việc các tiểu bang phải xúc tiến việc nhập khẩu ngũ cốc, chủ yếu từ tây Úc-nơi không bị ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu cả 2 vùng này đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán cùng một lúc? Giá cả sẽ tăng chóng mặt, toàn bộ thương nhân đều sẽ nhìn vào việc nhập khẩu ngũ cốc từ nước ngoài.
Trên thực tế, biến đổi khí hậu hiện nay có xu hướng làm cho nhiều khu vực trên thế giới sẽ bị hạn hán nghiêm trọng tại cùng 1 thời điểm. Theo các nhà nghiên cứu tại Úc, biến đổi khí hậu có thể thực sự dẫn tới việc mất mùa ở nhiều khu vực khác nhau trong cùng một khoảng thời gian. Nếu điều này xảy ra, giá cả lương thực sẽ gia tăng ở mức chưa từng thấy.
Các chuyên gia an ninh quốc gia cũng như Liên hợp quốc đã cảnh báo rằng biến đổi khí hậu có thể dẫn tới gia tăng chiến tranh liên quan tới nguồn nước, thực phẩm hoặc đất đai. Biến đổi khí hậu cũng có thể đe dọa mùa màng và phá hủy nhà cửa, cơ sở hạ tầng khi mực nước biển tăng lên hoặc các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt xảy ra.
Tính đa dạng sinh học bị thu hẹp và sự tuyệt chủng tăng lên có thể đưa ra những ẩn ý nền tảng đối với nền kinh tế của chúng ta. Những ảnh hưởng này liên quan tới năng suất lao động, các vấn đề liên quan tới sức khỏe, sự lây lan virus ở những vườn thú, hiện tượng di cư ồ ạt. Tất cả các sự kiện này sẽ tương tác với nhau theo những cách thức không thể dự báo trước.
Khi các nhà kinh tế học mô hình hóa cách thức mà các nền kinh tế vận hành trong tương lai, họ thường phải đơn giản hóa bằng cách bỏ qua một số rủi ro hoặc biến số nhất định. Báo cáo của Úc đã thực hiện điều này thông qua việc tập trung vào ảnh hưởng của khí hậu đối với năng suất lao động và thu hoạch mùa màng.
Chúng ta cần những mô hình kinh tế tốt hơn
Trong năm 2023, liệu rằng chúng ta có thể ứng phó với những rủi ro thực tế này hay không? Các nhà nghiên cứu đánh giá điều này rất khó nhưng vẫn có thể thực hiện được. Các nghiên cứu hiện nay đang tập trung xây dựng các mô hình trong đó xem xét các ảnh hưởng mà biến đổi khí hậu gây ra đối với các nền kinh tế-yếu tố căn bản làm thay đổi những dự báo kinh tế trong tương lai.
Hiện nay, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái tự nhiên đã được hiểu rõ, tuy nhiên, ảnh hưởng đối với đời sống con người vẫn gần như chưa được hiểu sâu. Do đó, trước khi các nghiên cứu cần thiết được thực hiện thành công, việc cắt giảm lượng khí thải carbon là việc cần được ưu tiên hiện nay đối với các nền kinh tế trên thế giới
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- Bạn đã sẵn sàng hợp tác với AI trong công việc chưa?Tin tức04/09/2024
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Khoa Giáo dục Tiểu học tổ chức seminar khoa học về ứng dụng AI và hệ sinh thái Microsoft trong đào tạoNghiên cứu12/11/2024
- Tọa đàm kỉ niệm 65 năm thành lập khoa Ngữ văn (1959-2024)Tin tức11/11/2024
- KHOA VĂN NGÀY ẤY...Nghiên cứu07/11/2024
- THẦY... CHƠI CHỮNghiên cứu07/11/2024
- Kế hoạch tổ chức Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm Khoa Giáo dục Tiểu học năm học 2024-2025Đào tạo05/11/2024
- Hội thảo khoa học quốc gia “Một số vấn đề thời sự trong nghiên cứu và giảng dạy Toán học” (ngày 09 tháng 11 năm 2024)Tin tức04/11/2024
- Nhớ về một thế hệ vàng - Những người thầy của tôiKhoa Ngữ văn03/11/2024