Nâng tầm vị thế của môn Tin học ở trường phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới
Theo Bộ GD&ĐT, chương trình GDPT mới sẽ có thay đổi, trong đó vừa kế thừa vừa phát triển những ưu điểm của chương trình GDPT hiện hành. Theo đó, Tin học giữ vai trò chủ đạo trong việc chuẩn bị cho học sinh khả năng tiếp nhận, mở rộng tri thức và sáng tạo trong thời đại thông tin, kết nối và toàn cầu hóa. Giáo dục tin học có sứ mạng chuẩn bị cho học sinh khả năng chủ động tìm kiếm, tiếp nhận, mở rộng tri thức và sáng tạo trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư, kết nối và toàn cầu hoá. Tin học có ảnh hưởng lớn đến cách sống, cách suy nghĩ và hành động của con người trong thời đại công nghệ kĩ thuật số và sản xuất thông minh mang tính toàn cầu hoá, là công cụ hiệu quả hỗ trợ biến việc học thành tự học suốt đời.
Môn học cũng hỗ trợ đắc lực học sinh tự học và tập nghiên cứu; tạo cơ sở vững chắc cho việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số, phục vụ phát triển nội dung kiến thức mới, triển khai phương thức giáo dục mới và hiện đại cho tất cả môn học.
Vì thế, so với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, vị trí, vai trò của môn Tin học đã thay đổi. Thay vì là môn tự chọn như hiện nay, Tin học trở thành môn bắt buộc có phân hóa, xuyên suốt từ lớp 3 đến lớp 9.
Tin học sẽ là môn "bắt buộc, có phân hoá"
Ở chương trình phổ thông mới, Tin học là môn bắt buộc có phân hóa, xuyên suốt từ lớp 3 đến lớp 9 thay vì là môn tự chọn như chương trình hiện hành. Ở cấp THPT, Tin học là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Môn Tin học giữ vai trò chủ đạo trong việc chuẩn bị cho học sinh khả năng tìm kiếm, tiếp nhận, mở rộng tri thức và sáng tạo trong thời đại thông tin, kết nối và toàn cầu hóa; hỗ trợ đắc lực học sinh tự học và tập nghiên cứu; tạo cơ sở vững chắc cho việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số, phục vụ phát triển nội dung kiến thức mới, triển khai phương thức giáo dục mới và hiện đại cho tất cả các môn học.
So với chương trình hiện hành, vị trí, vai trò của môn Tin học đã thay đổi: Là môn bắt buộc có phân hóa, xuyên suốt từ lớp 3 đến lớp 9 (trong chương trình hiện hành là môn tự chọn) nhưng ở cấp THPT là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh, phân hóa theo 2 định hướng “Tin học ứng dụng“ và “Khoa học máy tính“ (chương trình hiện hành không phân hóa).
Môn Tin học có sứ mạng giúp học sinh có được năng lực tin học với các thành tố cơ bản là: Sử dụng và quản lý các phương tiện, công cụ và các hệ thống tự động hóa của công nghệ thông tin và truyền thông; Hiểu biết và ứng xử phù hợp chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật trong môi trường số hóa; Nhận biết và giải quyết vấn đề trong môi trường thông tin và nền kinh tế tri thức; Học tập và tự học tập với sự hỗ trợ của các hệ thống ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông; Giao tiếp, hòa nhập, hợp tác phù hợp với thời đại thông tin và kinh tế tri thức.
Tập trung 3 mạch tri thức, cập nhật với thế giới
Chương trình môn Tin học chú trọng đến đảm bảo tính cơ bản, khoa học và sư phạm. Chương trình chọn lọc các nội dung cơ bản hòa quyện của ba mạch tri thức: Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin và truyền thông và Học vấn số hóa phổ dụng; quan tâm đúng mức đến nội dung về đạo đức, văn hóa, pháp luật và ảnh hưởng của tin học lên xã hội.
Chương trình có tính mở cao khi có các chủ đề bắt buộc nhưng cũng có các chủ đề tùy chọn, không phụ thuộc vào thiết bị cụ thể; không phân biệt phần mềm và học liệu mở hay đóng nhằm tạo thuận lợi cho việc vận dụng thích hợp với điều kiện cụ thể của các địa phương và các đối tượng học sinh khác nhau. Để định hướng nghề nghiệp tin học trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chương trình định hướng một phổ rộng các ngành nghề cho các đối tượng học sinh khác nhau, gồm cả các ngành chuyên sâu và các ngành ứng dụng. Khai thác môi trường giáo dục tin học đa dạng và phong phú. Việc học và ứng dụng tin học không bị đóng khung trong nhà trường phổ thông mà được triển khai trong và ngoài nhà trường (ở nhà, qua mạng máy tính, qua Internet, trong câu lạc bộ). Khai thác đặc tính của giáo dục định hướng STEM. Chương trình môn Tin học hội tụ đủ 4 yếu tố giáo dục STEM: khoa học, công nghệ kỹ nghệ và toán học. Chương trình khai thác ưu thế về tích hợp liên môn bằng cách yêu cầu học sinh làm ra sản phẩm cá nhân và sản phẩm của nhóm học tập để thu hẹp khoảng cách giữa giáo dục hàn lâm và thực tiễn.
Trọng tâm là khả năng vận dụng của học sinh
Chương trình đặt trọng tâm vào việc đánh giá khả năng vận dụng kiến thức tin học của học sinh để giải quyết vấn đề thực tiễn, tạo cơ hội phát triển năng lực tự chủ, sáng tạo.
Chương trình khuyến khích áp dụng các giải pháp đánh giá kết quả học tập tin học chủ yếu sau: Khảo sát, kiểm tra kiến thức, kỹ năng thông qua các câu hỏi, bài tập, bài thực hành, sản phẩm của học sinh (kết quả thực hành, kết quả dự án,...); Đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề không chỉ ở trường mà cả ở nhà và ngoài xã hội; Ứng dụng trang thiết bị của kỹ thuật số, đa phương tiện để tổ chức các buổi trình bày sản phẩm do học sinh làm ra một cách hấp dẫn. Khuyến khích trao đổi, thảo luận giữa học sinh với nhau hoặc với giáo viên. Qua những hoạt động của học sinh, giáo viên có thêm một thước đo chính xác, khách quan hơn. Bám sát 5 nhóm thành phần của năng lực tin học và các mạch nội dung Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin và truyền thông và Học vấn số hóa phổ dụng để đánh giá tổng hợp kết quả giáo dục.
Giáo viên Tin học “lên ngôi”
Theo số liệu rà soát của Bộ GD-ĐT, đối với bậc tiểu học, cả nước đang thiếu khoảng 5.600 giáo viên Tin học. Để đáp ứng chương trình mới, bắt đầu từ năm học 2021-2022 đến 2023-2024, Bộ khuyến cáo mỗi năm cần tuyển bổ sung khoảng 2.000 thầy cô với mỗi môn học này.
Ở bậc THCS, với môn Tin học, chương trình hiện hành là môn tự chọn nhưng khi chuyển sang chương trình mới là bắt buộc. Bộ GD-ĐT đề nghị các địa phương cần rà soát để xác định giáo viên đã được tuyển dụng, giáo viên hợp đồng để có phương án tuyển dụng ngay từ năm học 2018 - 2019.
“Các địa phương cần tính toán cụ thể số lượng giáo viên cần tuyển theo nhu cầu từng năm, ưu tiên tuyển dụng giáo viên tiểu học và tiếng Anh, Tin học còn thiếu, hạn chế hoặc không tuyển các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, vì các môn học này giáo viên tiểu học đã được đào tạo để dạy”, đại diện Bộ GD-ĐT khuyến cáo.
Như vậy, môn Tin học mới sẽ là môn học bắt buộc, chính thức, học suốt từ lớp 3 đến 12 và sẽ là môn có thi tuyển sinh Đại học như các môn khác. Một điểm đang nói là từ nay giáo viên Tin học sẽ không còn được coi là "thợ máy tính" trong nhà trường nữa. Từ nay ví dụ, giáo viên Toán phải dạy học sinh dùng máy tính làm toán, giáo viên Lý phải dạy học sinh dùng máy tính học Lý,... Không có chuyện, ví dụ, giáo viên Toán yêu cầu giáo viên Tin dạy phần mềm Geogebra cho học sinh làm toán để phục vụ cho giáo viên Toán nữa. Từ nay giáo viên môn nào phải tự mình nghiên cứu công nghệ, Tin học để dạy học sinh của mình dùng máy tính hỗ trợ học môn đó. Giáo viên Tin chỉ trang bị một ít kiến thức tối thiểu nằm trong hướng DL như các kỹ năng tối thiểu về máy tính mà học sinh cần có như gõ bàn phím, soạn thảo cơ bản, trình diễn và bảng tính.
Cuối cùng, có thể nói ngay rằng với chương trình môn Tin học mới, vị trí giáo viên Tin học sẽ thay đổi hoàn toàn, sẽ có vị trí ngang bằng với các giáo viên khác. Giáo viên Tin sẽ không bị "coi thường", sẽ không còn là "chân lon ton", "sửa máy tính" như hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và đào tạo, Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông môn Tin học.
2. Bùi Việt Hà, 8 điều khác biệt lớn của môn Tin học trong chương trình mới.
3. Báo An ninh Thủ đô, Cấp tập tuyển hàng nghìn giáo viên Tin học và Tiếng Anh cho chương trình phổ thông mới.
- Lớp 63A – Sư phạm Tin học tổ chức thành công Đại hội Lớp – Chi đoàn – Chi hội năm học 2024 – 2025Tin tức09/10/2024
- Khoa Tin học tổ chức thành công buổi gặp mặt Tân Sinh viên Khóa 65 ngành Sư phạm Tin họcKhoa Tin học08/10/2024
- Kế hoạch tổ chức cuộc thi Thiết kế bài giảng e-learning cho sinh viên Sư phạm năm 2024Khoa Tin học08/10/2024
- Giảng viên Nguyễn Bùi Hậu thực hiện thành công tiết dạy đầu tiên Hội thi "Giảng viên dạy giỏi" trường Đại học Vinh năm học 2023 - 2024Tin tức12/04/2024
- Kế hoạch tổ chức cuộc thi Thiết kế bài giảng e-learning cho sinh viên Sư phạm năm 2023Tin tức19/12/2023
- Sôi nổi Cuộc thi Lập trình Web cho sinh viên năm 2023Tin tức19/12/2023
- Khoa Tin học trường Sư phạm tổ chức thành công cuộc thi Olympic Lập trình sinh viên năm 2023Tin tức27/03/2023
- Sản phẩm đề tài SVNCKH Khoa Tin học năm 2022Tin tức11/02/2023
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Khoa Giáo dục Tiểu học tổ chức seminar khoa học về ứng dụng AI và hệ sinh thái Microsoft trong đào tạoNghiên cứu12/11/2024
- Tọa đàm kỉ niệm 65 năm thành lập khoa Ngữ văn (1959-2024)Tin tức11/11/2024
- KHOA VĂN NGÀY ẤY...Nghiên cứu07/11/2024
- THẦY... CHƠI CHỮNghiên cứu07/11/2024
- Kế hoạch tổ chức Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm Khoa Giáo dục Tiểu học năm học 2024-2025Đào tạo05/11/2024
- Hội thảo khoa học quốc gia “Một số vấn đề thời sự trong nghiên cứu và giảng dạy Toán học” (ngày 09 tháng 11 năm 2024)Tin tức04/11/2024
- Nhớ về một thế hệ vàng - Những người thầy của tôiKhoa Ngữ văn03/11/2024