Nền tảng trực tuyến mới nhằm tăng cường sức khoẻ tâm thần và cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ
Momentum là một chương trình tự giúp đỡ (self-help) miễn phí, dễ sử dụng, hướng tới việc xây dựng khả năng phục hồi sức khoẻ tâm thần và giảm bớt các vấn đề như lo lắng và trầm cảm bằng cách cung cấp khả năng tiếp cận các nguồn lực và điều trị dựa trên bằng chứng.
Momentum Digital Health Platform được thiết kế bởi các chuyên gia từ Đại học Nam Queensland, Đại học Griffith, ĐHQG Australia, Đại học Liên bang, Đại học Queensland, Đại học công nghệ Queensland. Nền tảng mới này cung cấp công cụ kiểm tra đánh giá phù hợp với lứa tuổi, các phản hồi cũng như biện pháp can thiệp. Hiện chương trình đã có 2 phiên bản đối với trẻ từ 7-12 tuổi và thanh thiếu niên tuổi từ 13-17.
GS. Caroline Donovan (Khoa Tâm lý học ứng dụng, ĐH Griffith) cho biết nền tảng đổi mới sáng tạo này sẽ góp phần lấp đầy khoảng trống về tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần đối với thanh thiếu niên. Hiện nay đang có rất nhiều thách thức làm cản trở việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần đối với thanh thiếu niên như chi phí, danh sách chờ, sự kỳ thị, đồng thời cũng làm cho việc tìm kiếm sự trợ giúp cũng trở nên khó khăn hơn. Nếu các vấn đề về sức khoẻ tâm thần như căng thẳng, lo âu không được nhận diện, chúng có thể diễn biến xấu đi theo thời gian và dẫn tới các vấn đề lớn hơn trong tương lai.
Theo GS. Donovan, chương trình được thiết kế nhằm giúp đỡ người trẻ hiểu rõ về các vấn đề sức khoẻ tâm thần và học được những cách thức mới để ứng phó với những vấn đề này. Các module tương tác dựa trên bằng chứng được xây dựng dựa trên chương trình Brave Program trực tuyến vốn đã giúp trẻ em và thanh thiếu niên giải quyết sự căng thẳng, lo âu trong 25 năm qua.
TS. Laura Uhlmann (đồng sáng lập, Trường tâm lý ứng dụng-ĐH Griffith) cho biết người sử dụng có thể bắt đầu các chương trình miễn phí thông qua thao tác đăng ký trực tuyến rất đơn giản. Sau khi đăng ký, người dùng sẽ được hướng dẫn kiểm tra sức khoẻ tâm thần bao gồm một bài đánh giá và có đưa ra phản hồi cho người dùng.
Theo TS. Uhlmann, chương trình sẽ cung cấp một lộ trình điều trị hướng tới những vấn đề được nhận diện trong bài đánh giá. Chương trình cũng rất dễ để theo dõi, và cho phép trẻ em cũng như thanh thiếu niên nhận được phần thưởng khi họ sử dụng các nguồn lực và đánh dấu các mốc quan trọng trong quá trình tiến triển của mình. Người sử dụng cũng không cần sự trợ giúp từ một nhà trị liệu, và trẻ em có thể thực hiện chương trình với/không với sự giúp đỡ từ những người chăm sóc của các em.
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- Bạn đã sẵn sàng hợp tác với AI trong công việc chưa?Tin tức04/09/2024
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Khoa Giáo dục Tiểu học tổ chức seminar khoa học về ứng dụng AI và hệ sinh thái Microsoft trong đào tạoNghiên cứu12/11/2024
- Tọa đàm kỉ niệm 65 năm thành lập khoa Ngữ văn (1959-2024)Tin tức11/11/2024
- KHOA VĂN NGÀY ẤY...Nghiên cứu07/11/2024
- THẦY... CHƠI CHỮNghiên cứu07/11/2024
- Kế hoạch tổ chức Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm Khoa Giáo dục Tiểu học năm học 2024-2025Đào tạo05/11/2024
- Hội thảo khoa học quốc gia “Một số vấn đề thời sự trong nghiên cứu và giảng dạy Toán học” (ngày 09 tháng 11 năm 2024)Tin tức04/11/2024
- Nhớ về một thế hệ vàng - Những người thầy của tôiKhoa Ngữ văn03/11/2024