Nghiên cứu khám phá về việc không thể tạo ra được những hình ảnh tinh thần
Những người mắc hội chứng aphantasia (hội chứng mà một người không thể hình dung nổi bất cứ hình ảnh gì trong đầu) cũng được cho là ít khả năng trải nghiệm về hình ảnh của những loại hình khác trong đó có âm nhạc
Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh rằng thiếu hình ảnh không đồng nghĩa với việc thiếu trí tưởng tượng, và họ cho rằng ảnh hưởng của hội chứng aphantasia trong cuộc sống hằng ngày là rất khó nhận biết.
Kết quả nghiên cứu được phác thảo trong một bản nghiên cứu tổng quan về những công bố liên quan tới hiện tượng vốn được phát hiện đầu tiên bởi GS.Adam Zeman (Trung tâm khoa học não bộ lâm sàng-ĐH Edinburgh)-người đã đặt tên cho hiện tượng này bởi thuật ngữ "aphantasia" vào năm 2015
Kể từ đó, 10.000 người trên toàn thế giới đã được nhận diện dựa trên mô tả về hội chứng này. Nhiều người cho biết họ xử lý thông tin khác với những người khác, nhưng không thể mô tả điều này diễn ra như thế nào. Một số người cảm thấy bị sốc khi phát hiện ra rằng những người khác có thể gợi lại hình ảnh trong tâm trí của họ.
Nghiên cứu chỉ ra rằng aphantasia không phải là một thực thể đơn lẻ, mà có các nhiều kiểu khác nhau. Ví dụ, không phải tất cả mọi người mắc aphantasia đều có trí nhớ thuật lại kém hoặc gặp khó khăn trong việc nhận ra những khuôn mặt, và đối với một nhóm nhỏ, aphantasia dường như có liên kết với bệnh tự kỷ.
Bài tổng quan đã cung cấp những bằng chứng cho thấy dù mắc hội chứng aphantasia hay hyperaphantasia (trái ngược với aphantasia-có khả năng hình dung hình ảnh một cách sống động, rõ nét) hay không, người bệnh đều có liên kết với nhiều dạng kết nối thần kinh và thể chất trong não bộ và trong hành vi.
Ví dụ, người mắc aphantaisa ít toát mồ hôi khi đọc truyện kinh dị hơn do các hình ảnh xuất hiện không gây kích động về mặt cảm xúc kiểu này.
- Thông tin tuyển sinh ngành Quản lý giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Tâm lý học giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2025 đã hoàn thànhTin tức27/06/2025
- Tài liệu hướng dẫn dành cho thí sinh 2025Tin tức25/06/2025
- Nam sinh có khả năng phục hồi tốt hơn nữ sinh trước những trở ngại trong học tậpTin tức20/06/2025
- Công bố kết quả PISA 2022 của Việt NamTin tức17/06/2025
- Luật Nhà giáo đã được thông quaTin tức17/06/2025
- BEES: Một công cụ sức khỏe tâm thần mới hứa hẹn sẽ nhận được sự quan tâm, chú ý rộng rãiTin tức16/06/2025
- GIẢNG DẠY BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ – TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH THỰC TẾ CHUYÊN MÔN NĂM 2025Nghiên cứu08/07/2025
- Chương trình Kí ức thành văn: Chia tay K62 ngành Sư phạm Ngữ vănĐào tạo07/07/2025
- Trường Đại học Vinh: thông tin tuyển sinh đào tạo đại học năm 2025Tin tức07/07/2025
- Thông tin tuyển sinh Đại học chính quy năm 2025 - Khoa Toán học - Trường Sư phạm - Trường Đại Học VinhTin tức07/07/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Quản lý giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Tâm lý học giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- THÔNG TIN TUYỂN SINH TRƯỜNG SƯ PHẠM NĂM 2025: KHOA GIÁO DỤC MẦM NONGiới thiệu28/06/2025
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2025 đã hoàn thànhTin tức27/06/2025