Nghiên cứu mới giúp hiểu sâu hơn về chế độ ăn kiêng Pescatarian
Pescatarian là chế độ ăn kiêng không dùng thịt từ các động vật trên cạn, thay vào đó là các loại thịt từ hải sản và rau xanh. Theo các nhà nghiên cứu từ Khoa Tâm lý học (ĐH Stirling), khoảng cách nhận thức được giữa cuộc sống đại dương và những người tham gia vào đề tài nghiên cứu được xem là yếu tố chính.
Nhóm nghiên cứu bao gồm Maja Cullen, Devon Docherty và TS. Carol Jasper, đã sử dụng học thuyết khoảng cách tâm lý ở mức độ tri nhận (construal-level theory of psychological distance) để xem xét sâu hơn về khoảng cách được tạo ra và điều này có thể được trải nghiệm như thế nào.
Học thuyết này lập luận rằng chúng ta diễn giải con người, động vật, sự vật/sự việc hay tình huống khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ hiểu biết của chúng ta về chúng. Theo TS. Carol Jasper, khi chúng ta không biết nhiều về một ai đó hay một điều gì đó, chúng ta nghĩ về điều này một cách trừu tượng và chung chung bởi việc thiếu hụt thông tin. Trong số những người theo chế độ ăn Pescatarian của đề tài, điều này có nghĩa rằng họ cảm thấy ít kết nối về mặt cảm xúc với động vật dưới nước hơn với động vật trên cạn-những sinh vật mà chúng ta chia sẻ nhiều nét tương đồng hơn.
Hiện tượng giãn cách xã hội (social distance) này dường như được duy trì bởi khoảng cách lãnh thổ (spatial distance). Nhóm nghiên cứu cảm thấy sự xa cách với những động vật dưới nước bởi chúng ta hiếm khi thấy chúng. Do con người không chia sẻ không gian sống chung với các loài cá, mối quan hệ này sẽ trở thành "xa mặt cách lòng".
Nhóm tác giả tin rằng khoảng cách trên nhiều mức độ khác nhau (xã hội và lãnh thổ) có thể giúp hiểu rõ hơn lý do tại sao những người ăn kiêng Pescetarian lại lựa chọn cá thay vì những loài động vật như bò, lợn hay gà.
NCS. Maja Cullen lập luận rằng khoảng cách gấp đôi (xã hội và lãnh thổ) dẫn tới việc những người tham gia có thái độ tiêu cực về khả năng nhận thức của loài cá, và đây cũng là cách giải thích tại sao họ cảm thấy việc tiêu thụ động vật dưới nước dễ dàng chấp nhận hơn về mặt đạo đức so với động vật trên cạn.
Tuy nhiên, hầu hết người tham gia đều mô tả rằng họ nhận thấy mình giống với những người ăn chay và rất nhiều trong số này cho thấy ý định loại bỏ hải sản ra khỏi chế độ ăn kiêng của mình trong tương lai.
Theo TS.Jasper, nhóm nghiên cứu tò mò về việc liệu người theo chế độ Pescetarian có gặp phải sự bất đồng về nhận thức nào liên quan đến việc thiêu thụ hải sản của họ hay không. Nhóm cũng muốn hiểu rõ xem liệu họ có áp dụng một số chiến lược nhất định để vượt qua sự khó chiụ về mặt tinh thần này hay không.
Nhóm tác giả đã tìm ra sự hỗ trợ cho việc xuất hiện của bất đồng nhận thức trong số những người tham gia nghiên cứu. Việc gán ít khả năng cho những động vật dưới nước là một trong những chiến lược mà người tham gia sử dụng để giảm bớt trải nghiệm bất đồng về nhận thức của họ. Devon Docherty (Trợ giảng, ĐH Stirling) bổ sung rằng các ngành công nghiệp thay thế dựa trên thực vật có thể được hưởng lợi từ kết quả nghiên cứu, bởi họ có thể hiểu sâu hơn về suy nghĩ và nhu cầu của người tiêu thụ các loài cá, cho phép họ điều chỉnh sản phẩm để phù hợp với nhiều nhóm đối tượng cụ thể hơn.
- Báo cáo về nhu cầu đối với sức khoẻ tâm thần, sinh hoạt phí và cải cách giáo dục của giới trẻ AustraliaTin tức03/04/2025
- Lịch thi tốt nghiệp THPT 2025Tin tức24/03/2025
- Thao giảng cấp khoaTin tức05/03/2025
- Quy định Khung năng lực số cho người họcTin tức07/02/2025
- Gặp gỡ đầu xuân Ất Tỵ 2025Tin tức03/02/2025
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Chuyến Đi Trải Nghiệm Học Tập Thực Tế Tại Nhà Máy Lọc Dầu Nghi Sơn Của Sinh Viên Khoa Hóa Học – Trường Sư Phạm - Trường Đại Học VinhKhoa Hoá học07/04/2025
- Báo cáo về nhu cầu đối với sức khoẻ tâm thần, sinh hoạt phí và cải cách giáo dục của giới trẻ AustraliaTin tức03/04/2025
- Quy định về chính sách hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí đối với sinh viên sư phạmSinh viên03/04/2025
- Bản đồ cơ thể đầu tiên về ảo giácNghiên cứu01/04/2025
- HỘI NGHỊ HỌC VIÊN, SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA HÓA HỌC - TRƯỜNG SƯ PHẠM NĂM HỌC 2024 - 2025Khoa Hoá học31/03/2025
- HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA SINH HỌC 2025Nghiên cứu31/03/2025
- KHOA SINH HỌC THỰC HIỆN KIỂM TRA THỰC TẬP SƯ PHẠM TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.Tin tức31/03/2025
- Lịch thi tốt nghiệp THPT 2025Tin tức24/03/2025