Người trẻ đã bị bỏ qua trong mục tiêu chấm dứt tình trạng bắt nạt
Theo TS. Ben Lohmeyer (Nhà nghiên cứu về bạo lực và bắt nạt trong giới trẻ-Trường Tâm lý giáo dục và Công tác xã hội, ĐH Flinders), bạo lực học đường đang thu hút rất nhiều đề tài nghiên cứu trên phạm vi toàn cầu, tuy nhiên các câu hỏi về ảnh hưởng lâu dài của những nỗ lực này vẫn đang tiếp tục được đặt ra. Từ nghiên cứu của mình, TS. Lohmeyer đã phát hiện ra rằng người trẻ đang ít hứng thú với việc định hình những trải nghiệm của mình vào trong các khái niệm mang tính kỹ thuật, mà đang mong muốn nhiều hơn về những biện pháp nhằm ngăn chặn sự tổn hại
Tuy nhiên, thanh thiếu niên đang bị bỏ qua đơn giản bởi họ vẫn còn trẻ, nhưng họ mới chính là những người phải trải qua cảm giác bị bắt nạt và có thể cung cấp những góc nhìn hữu ích về hành vi xảy ra cũng như cách thức ngăn chặn các hành vi đó.
TS. Lohmeyer đã tiến hành những cuộc phỏng vấn sâu với một nhóm nhỏ các học sinh trung học tới từ Nam Úc-những người đã bị trải nghiệm hành vi bắt nạt. Thông qua các cuộc trao đổi về bắt nạt và bối cảnh hành vi này xảy ra, nghiên cứu phát hiện ra rằng thanh thiếu niên nhìn nhận thực trạng này một cách khác biệt so với những gì thường diễn ra trong các đề tài nghiên cứu và trong các chính sách tại Australia.
TS. Lohmeyer cho biết hành vi bắt nạt thường được tập trung trên phương diện các khái niệm kỹ thuật, hướng tới người trưởng thành và dựa trên các căn cứ về tâm lý học mà bỏ qua những động lực về văn hoá và xã hội rộng lớn hơn.
Trong quá trình duy trì những cuộc thảo luận với giới trẻ, TS. Lohmeyer phát hiện ra rằng họ ít quan tâm tới những khái niệm, và trong một số trường hợp họ không biết hành vi bắt nạt được định nghĩa như thế nào về mặt kỹ thuật. Ngược lại,nhìn chung họ quan tâm nhiều tới sự tổn thương hơn.
Hướng tiếp cận này đồng nghĩa với việc thanh thiếu niên có xu hướng nhận diện cách dạng thức của bạo lực và bắt nạt đang bị xem nhẹ hoặc đang trở nên ít được chú ý hơn do bản chất tự nhiên của hành vi này đã thay đổi. Các em học sinh đã mô tả về hành vi bắt nạt theo những cách mới, bao gồm "phiên bản bạo lực chỉ dành cho trẻ từ 13 tuổi trở ", "bạo lực chiến thuật" và "hành hạ cảm xúc".
Thay vì tìm kiếm những phương pháp giáo dục tốt hơn cho người trẻ về những đặc điểm của hành vi bắt nạt mà người lớn định nghĩa, TS. Lohmeyer khuyến nghị rằng thanh thiếu niên có nhiều thứ để chia sẻ với người lớn về khái niệm của bắt nạt và cách thức mà nó chuyển đổi cũng như bị xem nhẹ trong môi trường học đường.
Thông qua việc lắng nghe những người tham gia phỏng vấn, TS.Lohmeyer thấy rằng bản chất tự nhiên phức tạp của những tổn thương xuất phát từ bạo lực học đường có thể đã mở rộng hơn. Ông nhấn mạnh rằng cho dù hành vi này có khớp với các định nghĩa hay không thì các nạn nhân đều không quan tâm, họ chỉ nhìn nhận đây là một hành vi tiêu cực cần được thay đổi.
Trải nghiệm của thanh thiếu niên về hành vi bắt nạt có liên kết với tuổi đời còn trẻ và chúng có những ảnh hưởng quan trọng tới đời sống của các em. Điều này đòi hỏi sự cân bằng trong việc thiết kế và thực hiện các đề tài nghiên cứu cũng như các biện pháp ngăn ngừa bạo lực và bắt nạt học đường.
- Khoa Tâm lý-Giáo dục chào đón tân sinh viên K65Sinh viên03/10/2024
- Khoa Tâm lý-Giáo dục rộn ràng chào đón tân sinh viên K65Sinh viên30/09/2024
- Đại hội Chi đoàn các lớp chuyên ngành Quản lý giáo dụcSinh viên27/09/2024
- Giới trẻ Australia bi quan về tương lai của mìnhSinh viên10/09/2024
- Hà Lan cấm học sinh sử dụng điện thoại di động tại trường họcSinh viên03/09/2024
- Dành cả thanh xuân học ngành tâm lý học, ra trường mình làm gì?Sinh viên26/08/2024
- Tham vấn tâm lý cho sinh viên: Cách tiếp cận từ các trường đại họcSinh viên26/07/2024
- Rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên ngành Quản lý giáo dụcSinh viên16/05/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024