Nhiều áp lực, giáo viên tiểu học cũng mong muốn được tăng thêm phụ cấp
Cô Nguyễn Minh Trang (35 tuổi) - giáo viên tiểu học tại một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang cho biết, bản thân đã trải qua cả hai cấp dạy nên hiểu rõ cấp nào cũng có khó khăn và áp lực riêng. Cô Trang bắt đầu đi dạy từ năm 2008 với cương vị là giáo viên mầm non. Đến năm 2012 thì chuyển lên dạy bậc tiểu học. Theo cô Trang, nói giáo viên mầm non vất vả hơn giáo viên tiểu học không hoàn toàn đúng.
“Giáo viên mầm non mặc dù cả ngày ở trường nhưng có tiền trông trưa trong khi giáo viên tiểu học lại không có gì. Buổi trưa các cô ở mầm non không phải mất tiền ăn, tiền xăng xe đi về còn giáo viên tiểu học phải tự túc. Trước đây, tôi cũng dạy mầm non, vất vả nhất là lớp 2, 3 tuổi, lớp 4, 5 tuổi gần như đã nhận thức được nên trông và dậy trẻ nhàn hơn rất nhiều” - cô Trang cho hay.
Bên cạnh đó, cô Trang cũng cho rằng, giáo viên mầm non chủ yếu áp lực và vất vả thời gian đầu nhận lớp. Sau khoảng 3 tháng, khi trẻ đã vào khuôn khổ, nghe lời, hiểu chuyện thì các cô cũng không còn vất vả như trước. Từ đó đến hết năm học chủ yếu là trông trẻ, cho trẻ ăn và làm các việc khác của nhà trường.
Chia sẻ thêm, cô Trang nói ở bậc mầm non không bị áp lực quá nhiều về kiến thức như giáo viên tiểu học. Bản thân cô hiện tại vẫn đang phải dạy 3 môn cùng lúc, đồng thời cuối năm phải đạt được ít nhất 2/3 học sinh xếp loại học lực khá, giỏi trở lên, vô cùng áp lực. Thêm nữa, ở nông thôn đặc biệt là huyện nghèo như cô, trang thiết bị dạy học thô sơ nên vẫn phải dạy theo cách truyền thống.
Do đó, cô Trang mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo cân nhắc nâng mức đề xuất phụ cấp lên 10% cho cả hai cấp bậc. Như vậy sẽ khiến giáo viên tiểu học đỡ tủi thân và bám nghề hơn.
Cùng quan điểm với cô Trang, cô Nguyễn Thị Bình (39 tuổi), giáo viên tiểu học tại Hà Nam cho biết có một thực trạng đáng buồn là khá nhiều học sinh từ mầm non chuyển lên ít nói, không nói được nhiều từ vựng. Do đó, khi dạy kiến thức, cô Bình vừa phải là rèn lại câu từ vừa phải dạy kiến thức. Ngoài ra, nữ giáo viên cũng chia sẻ ở lớp 1 chỉ có duy nhất một giáo viên quản đến 40 thậm chí 45 học sinh. Trong khi đó, ở cấp mầm non con số từ 25 - 35 trẻ và có đến 2 cô giáo trông nom. Cô Bình cũng cho biết, giáo viên tiểu học không được phép dạy thêm nên gần như không có nguồn thu nhập nào khác ngoài lương và phụ cấp. Đồng thời, theo cô Bình, giáo viên tiểu học thường xuyên bị áp lực về thành tích, công tác chuyên môn.
“Cuối mỗi kỳ học nếu chỉ được nửa học sinh đạt học lực Khá chúng tôi đã rất lo. Cuối năm mà vẫn giữ nguyên con số này khả năng cao sẽ bị khiển trách. Ngoài áp lực từ nhà trường, chúng tôi còn áp lực với cả phụ huynh và chính gia đình của mình nếu con học không bằng bạn bằng bè” - cô Bình tâm sự. Cô Bình cho biết, bản thân không muốn so sánh giữa hai cấp học nhưng chỉ khi làm giáo viên tiểu học mới thấy hết được khó khăn, vất vả. Cấp học nào cũng có những áp lực riêng chỉ người trong cuộc mới hiểu. Do đó, cô Bình mong muốn nên cân bằng mức phụ cấp tăng thêm cho cả giáo viên mầm non và tiểu học.
Cre: Lao động
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- Bạn đã sẵn sàng hợp tác với AI trong công việc chưa?Tin tức04/09/2024
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Khoa Giáo dục Tiểu học tổ chức seminar khoa học về ứng dụng AI và hệ sinh thái Microsoft trong đào tạoNghiên cứu12/11/2024
- Tọa đàm kỉ niệm 65 năm thành lập khoa Ngữ văn (1959-2024)Tin tức11/11/2024
- KHOA VĂN NGÀY ẤY...Nghiên cứu07/11/2024
- THẦY... CHƠI CHỮNghiên cứu07/11/2024
- Kế hoạch tổ chức Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm Khoa Giáo dục Tiểu học năm học 2024-2025Đào tạo05/11/2024
- Hội thảo khoa học quốc gia “Một số vấn đề thời sự trong nghiên cứu và giảng dạy Toán học” (ngày 09 tháng 11 năm 2024)Tin tức04/11/2024
- Nhớ về một thế hệ vàng - Những người thầy của tôiKhoa Ngữ văn03/11/2024