Nhiều học sinh Nhật Bản không muốn đến trường
Một số lượng kỷ lục học sinh Nhật Bản đã nghỉ học ít nhất 30 ngày trong năm học vừa qua.
Các chuyên gia cho rằng đây là hậu quả của sự gián đoạn do đại dịch COVID-19, áp lực học tập và bắt nạt học đường.
Theo SCMP, một khảo sát do Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản công bố cho thấy 299.048 học sinh tiểu học và trung học cơ sở không đến lớp từ 30 ngày trở lên trong năm tính đến ngày 1/4, tăng hơn 22% so với năm trước, chiếm 3,2% tổng số học sinh ở các nhóm tuổi đó.
Gần 52% học sinh trả lời bảng câu hỏi của Bộ trên cho biết họ không muốn đến trường vì cảm giác lo lắng hoặc uể oải. Các lý do khác bao gồm sự gián đoạn nhịp sống do đại dịch gây ra, khiến học sinh mất đi tình bạn sau đó, cũng như mong muốn được tự do vui chơi nhiều hơn.
Báo cáo cũng xác định sự gia tăng đáng báo động các trường hợp bắt nạt, bao gồm cả ở các trường trung học phổ thông trên khắp Nhật Bản.
Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản cho biết trong năm ngoái ở nước này đã xảy ra 681.948 vụ bắt nạt học đường, mức cao nhất từ trước đến nay.
Theo kết quả khảo sát, số vụ bắt nạt học đường này được ghi nhận trong năm tính đến tháng Ba năm nay tại cả ba cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, tăng hơn 60.000 vụ so với năm học trước đó và tăng trong năm thứ 10 liên tiếp.
Trong số các vụ bắt nạt học đường này, cấp tiểu học ghi nhận 551.944 vụ, trong khi cấp trung học cơ sở ghi nhận 111.404 vụ, cấp trung học phổ thông ghi nhận 15.568 vụ và 3.032 vụ ở các cơ sở giáo dục đặc biệt. Tổng cộng 923 vụ được đánh giá là "nghiêm trọng," trong đó trẻ em bị bắt nạt đã tự tử hoặc nghỉ học.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy 29.842 trường học, chiếm 82,1% số trường học ở Nhật Bản, đã ghi nhận các vụ bắt nạt học đường, tăng nhẹ so với năm học trước đó.
Izumi Tsuji, giáo sư tại Đại học Chuo và là thành viên của Nhóm Nghiên cứu Thanh niên Nhật Bản, thừa nhận số lượng học sinh trốn học và các vụ bắt nạt học đường đã khiến các chuyên gia phải ngạc nhiên.
Ông nói: “Những con số này nhiều hơn những gì chúng tôi dự đoán. Nguyên nhân chính là do tác động kéo dài của đại dịch, và vấn đề lớn hơn là trường học không phải là nơi tốt cho trẻ em."
Theo GS Tsuji: “Một ví dụ về điều này là học sinh, đặc biệt là ở cấp trung học cơ sở, bị yêu cầu phải làm rất nhiều việc. Các em phải tham dự tất cả các lớp, có các hoạt động sau giờ học và các sự kiện câu lạc bộ, có các bài kiểm tra thường xuyên và các em cũng cần tham gia các hoạt động tình nguyện nếu muốn vào một trường trung học tốt."
Ông nói thêm: “Bọn trẻ mệt mỏi vì phải đến trường và lúc nào cũng bận rộn." "Thật đáng lo ngại khi thấy trẻ em ở độ tuổi này phải chịu quá nhiều áp lực và có dấu hiệu căng thẳng." Và sự căng thẳng đó thường biểu hiện ở việc bắt nạt, Giáo sư Tsuji chỉ ra rằng: “Các trường hợp bắt nạt thường xuất phát từ việc học sinh cảm thấy quá áp lực và đổ lỗi đó lên các học sinh khác.”
Trong khi đó, dân số trưởng thành của Nhật Bản dường như vẫn đang phải chịu ảnh hưởng dai dẳng của đại dịch và các vấn đề kinh tế liên quan trong vài năm qua. Số vụ tự tử đã tăng vọt 874 trường hợp lên 21.881 vụ trong năm tài chính 2022. Khoảng 14.746 nam giới đã tự tử trong năm, mức tăng đầu tiên trong 13 năm, trong khi có 7.135 vụ tự tử ở phụ nữ, tăng năm thứ ba liên tiếp. Trong số này, có 1.063 người là sinh viên.
- Khoa Tâm lý-Giáo dục chào đón tân sinh viên K65Sinh viên03/10/2024
- Khoa Tâm lý-Giáo dục rộn ràng chào đón tân sinh viên K65Sinh viên30/09/2024
- Đại hội Chi đoàn các lớp chuyên ngành Quản lý giáo dụcSinh viên27/09/2024
- Giới trẻ Australia bi quan về tương lai của mìnhSinh viên10/09/2024
- Hà Lan cấm học sinh sử dụng điện thoại di động tại trường họcSinh viên03/09/2024
- Dành cả thanh xuân học ngành tâm lý học, ra trường mình làm gì?Sinh viên26/08/2024
- Tham vấn tâm lý cho sinh viên: Cách tiếp cận từ các trường đại họcSinh viên26/07/2024
- Rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên ngành Quản lý giáo dụcSinh viên16/05/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024