Những đặc điểm cá nhân và hoàn cảnh gia đình cần được xem xét khi xác định nhu cầu giáo dục đặc biệt
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của 284.010 học sinh đang theo học tại các trường ở xứ Wales. Kết quả cho thấy nam sinh, học sinh da trắng là người dân tộc thiểu số, học sinh thường xuyên vắng mặt và những em đến từ các hộ gia đình có hoàn cảnh kinh tế - xã hội thấp đều được xác định là có khả năng cao đối với nhu cầu giáo dục đặc biệt (SEN).
Theo các nhà nghiên cứu, kết quả này có thể góp phần cung cấp cơ sở dữ liệu quan trọng cho việc xây dựng các chiến lược hỗ trợ mang tính bao trùm và hiệu quả hơn trong khuôn khổ nhu cầu học tập bổ sung (ALN-Additional Learning Needs) mới tại xứ Wales.
TS. Jennifer Keating (tác giả chính của nghiên cứu,hiện đang công tác tại Trường Khoa học Xã hội, Đại học Cardiff) đã thực hiện nghiên cứu này khi bà đang làm việc tại Viện Dữ iiệu và Nghiên cứu Kinh tế - Xã hội Wales (WISERD) và Dự án Nghiên cứu Dữ liệu Hành chính Wales (ADR Wales). Bà cho biết: “Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xem xét bối cảnh môi trường – cụ thể là gia đình và nhà trường – bên cạnh các đặc điểm cá nhân của trẻ, nhằm đạt được cái nhìn toàn diện và chính xác hơn về nhu cầu của các em. Mặc dù những phát hiện này phù hợp với các nghiên cứu trước đây trong lĩnh vực này, nhưng chưa từng có một nghiên cứu quy mô lớn nào sử dụng dữ liệu toàn dân tại xứ Wales để hỗ trợ việc hoạch định chính sách và hỗ trợ các nhà giáo dục.”
Trong nghiên cứu này, các tác giả đã kết hợp dữ liệu Tổng điều tra dân số năm 2011 với dữ liệu quản lý giáo dục từ hệ thống Giáo dục Đặc biệt (SEN) cũ tại xứ Wales.Theo hệ thống cũ, khoảng 20% học sinh tại xứ Wales được xác định là có nhu cầu giáo dục đặc biệt (SEN) mỗi năm. Tuy nhiên, như bài báo đã chỉ ra, con số này đã giảm đáng kể kể từ khi hệ thống Nhu cầu Học tập Bổ sung (ALN) mới được triển khai tại xứ Wales, xuống còn 11,2% vào tháng 1 năm 2024.
Bộ quy tắc ALN dành cho xứ Wales, vốn định hình hệ thống hiện tại, đã xác định bốn lĩnh vực nhu cầu chính mà trẻ em có thể gặp phải: giao tiếp và tương tác; nhận thức và học tập; nhu cầu thể chất và/hoặc giác quan; phát triển hành vi, cảm xúc và xã hội.
TS. Keating cho biết thêm: “Việc xác định học sinh có nhu cầu học tập bổ sung theo hệ thống ALN mới tại xứ Wales đã giảm mạnh. Để có thể lý giải nguyên nhân của hiện tượng này và giám sát hiệu quả của hệ thống mới trong tương lai, điều quan trọng là phải xác định rõ cách thức học sinh từng được nhận diện theo hệ thống SEN cũ. Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp một cơ sở dữ liệu nền tảng quan trọng nhằm hiểu rõ sự thay đổi trong chính sách và hỗ trợ dành cho thanh thiếu niên, đồng thời mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo để theo dõi quá trình chuyển tiếp này.”
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí British Journal of Educational Psychology
- Giảng viên khoa Tâm lý-Giáo dục đồng hành cùng chương trình của Sở Giáo dục Đào tạo Nghệ AnTin tức15/05/2025
- Một số điểm mới đáng chú ý trong Dự thảo luật sửa đổi Luật Giáo dụcTin tức14/05/2025
- [THÔNG BÁO] THAM GIA VIẾT BÀI CHO HỘI THẢO QUỐC TẾ: DIỄN ĐÀN HÀ NỘI LẦN THỨ NĂM VỀ KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ SƯ PHẠM (HaFPES 2025) CỦA TRƯỜNG ĐH GIÁO DỤC, ĐHQGHNTin tức09/05/2025
- Hướng tiếp cận mới nhằm hỗ trợ giáo viên tích hợp nội dung "Học tập vì sự phát triển bền vững" ngay từ những ngày đầu sự nghiệpTin tức08/05/2025
- Một số lưu ý quan trọng trong kỳ thi xét tuyển đại học 2025Tin tức05/05/2025
- Trầm cảm và các rối loạn sức khoẻ tâm thần khác có liên quan tới phản ứng miễn dịchTin tức30/04/2025
- Sôi nổi hội thi rèn nghề ngành Quản lý giáo dục và Tâm lý học giáo dụcTin tức28/04/2025
- Nghiên cứu mới mang lại đột phá trong công tác phòng ngừa tự tửTin tức28/04/2025
- Sinh viên khóa 62 ngành Sư phạm Tin học hoàn thành báo cáo Đồ án tốt nghiệp năm học 2024 – 2025Tin tức15/05/2025
- Giảng viên khoa Tâm lý-Giáo dục đồng hành cùng chương trình của Sở Giáo dục Đào tạo Nghệ AnTin tức15/05/2025
- Một số điểm mới đáng chú ý trong Dự thảo luật sửa đổi Luật Giáo dụcTin tức14/05/2025
- [THÔNG BÁO] THAM GIA VIẾT BÀI CHO HỘI THẢO QUỐC TẾ: DIỄN ĐÀN HÀ NỘI LẦN THỨ NĂM VỀ KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ SƯ PHẠM (HaFPES 2025) CỦA TRƯỜNG ĐH GIÁO DỤC, ĐHQGHNTin tức09/05/2025
- Hướng tiếp cận mới nhằm hỗ trợ giáo viên tích hợp nội dung "Học tập vì sự phát triển bền vững" ngay từ những ngày đầu sự nghiệpTin tức08/05/2025
- Thông tin tuyển sinh Đại học năm 2025 của Khoa Sinh học, Trường Sư phạm, Trường Đại học Vinh.Tin tức07/05/2025
- Competence Assessment of Team of Specialists under the Organization and Personnel Department at Public Universities in VietnamĐào tạo07/05/2025
- ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC CÔNG TÁC GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ, GÓP PHẦN BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAYNghiên cứu06/05/2025