Những hiệu ứng tâm lý ứng dụng quan trọng trong cuộc sống
1. Lời tiên tri tự ứng nghiệm (Self-fulfilling prophecy)
Robert Rosenthal – nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ từng làm một cuộc thí nghiệm: Ông đến một trường trung học bình thường, vào một lớp học bất kỳ và khoanh tròn vài cái tên trong bảng danh sách và nói với giáo viên rằng: “Những em này trí tuệ rất cao, rất thông minh”. Qua một thời gian, ông trở lại trường và kỳ tích đã xảy ra: những học sinh mà ông chọn thật sự đã trở thành những người xuất sắc của lớp.
Tại sao lại xảy ra hiện tượng này? Đó chính là tác dụng đầy ma lực của một kiểu “ám thị” thần kỳ. Trong cuộc sống, mỗi người đều sẽ chịu sự ám thị tâm lý thế này hay thế kia, những ám thị này có cái tích cực, cũng có cái tiêu cực. Nếu một người chịu sự ám thị nào lâu dài thì kết quả họ sẽ trở thành đúng như loại ám thị đó. Cho nên, cách bạn nhìn nhận một người rất quan trọng, bởi cách bạn nhìn một người sẽ dẫn đến cách bạn đối xử với người đó. Nếu bạn nhìn nhận một người là người thông minh, bạn sẽ đối xử với họ theo cách họ là người thông minh. Nếu bạn nhìn nhận một người là đần độn, bạn sẽ đối xử với người đó như thể họ là người đần độn. Và dần dần, đó sẽ là con người mà họ trở thành.
Cho nên, nếu một ai đó nhìn nhận mình tiêu cực, thì bản thân bạn cũng không nên để cho nó bị ảnh hưởng đến niềm tin của mình theo hiệu ứng “Lời tiên tri ứng nghiệm”.
2. Hiệu ứng quá giới hạn
Nhà văn nổi tiếng của Mỹ – Mark Twain – có lần nghe mục sư giảng trong nhà thờ. Lúc đầu, ông cảm thấy mục sư giảng rất hay, ông dự định sẽ quyên góp tiền. Nhưng qua 10 phút, ông bắt đầu mất kiên nhẫn nên quyết định quyên một ít tiền lẻ thôi. Qua 10 phút nữa, mục sư vẫn tiếp tục giảng, ông không quyên góp nữa. Đây được gọi là “hiệu ứng quá giới hạn”. Khi bị kích thích quá nhiều, quá mạnh và thời gian tác dụng quá lâu sẽ dẫn đến tâm lý cực kỳ khó chịu và phản kháng.
Hiệu ứng này thường xảy ra trong việc giáo dục gia đình. Ví dụ khi đứa con phạm lỗi, bố mẹ cứ nhắc đi nhắc lại chuyện đó cùng lời khiển trách sẽ khiến đứa con từ buồn bã chuyển sang mất kiên nhẫn, thậm chí chán ghét. Một khi bị “bức” quá thì sẽ xuất hiện tâm lý và hành vi phản kháng kiểu “lần sau mình sẽ làm vậy nữa”. Có thể thấy, sự khiển trách và đánh giá của bố mẹ dành cho con cái không được vượt quá giới hạn. Cho dù muốn nhắc nhở lại thì cũng phải thay đổi góc độ, cách nói. Như thế thì trẻ mới không cảm thấy lỗi của mình cứ bị “giữ mãi không buông” mà sinh ra tâm lý chán ghét, phản nghịch.
Tương tự cũng vậy đối với việc con cái phản ứng với bố mẹ. Khi con cái mắc lỗi hoặc làm điều gì đó sai, bố mẹ sẽ nhắc nhở. Nhưng trong trường hợp mắc lỗi quá nhiều và vượt quá giới hạn chịu đựng, bố mẹ sẽ không thể chịu đựng được. Và từ đó dẫn đến những phản ứng như bực bội, khó chịu, la mắng. Và đặc biệt, với các mối quan hệ, một khi đối xử cực đoan, và sự chịu đựng vượt quá giới hạn sẽ dẫn đến tình trạng “tức nước vỡ bờ” hay “giọt nước tràn li”, và kết quả là không gì có thể hàn gắn lại được nếu đã vượt quá giới hạn. Cho nên, trong các mối quan hệ khi bạn đối xử với ai đó một điều gì đó, hãy luôn nhớ là đừng làm gì quá giới hạn. Chẳng hạn, đừng trêu đùa quá giới hạn, đừng thô lỗ quá giới hạn, đừng vô tâm quá giới hạn,…
3. Hiệu ứng Westerners
Nhà tâm lý học Westerners từng giảng một ngụ ngôn thế này: Một đám trẻ con chơi đùa huyên náo suốt ngày trước cửa nhà một ông lão. Mấy ngày qua, ông lão không thể chịu đựng nữa. Ông bèn cho mỗi đứa trẻ 10 đồng và nói: “Các cháu đã khiến ở đây thật náo nhiệt, làm cho ông cảm thấy mình trẻ lại, tiền này ông thưởng cho các cháu”. Bọn trẻ rất vui, hôm sau lại đến, nhưng lần này ông lão chỉ cho mỗi đứa 5 đồng. Bọn trẻ vẫn thích thú đến chơi ngày hôm sau, lần này ông lão chỉ cho mỗi đứa 2 đồng. Vậy là bọn trẻ tức giận bảo: “Cả ngày mới được cả 2 đồng, ông có biết bọn cháu chơi đùa cũng mệt lắm không!”. Sau đó thì bọn trẻ không đến nhà ông lão chơi nữa.
Trong câu chuyện này, cách của ông lão rất đơn giản, ông đã biến động cơ bên trong “chơi vì niềm vui của chính mình” từ bọn trẻ trở thành động cơ bên ngoài “chơi vì để được tiền”, và khi ông lão thao túng nhân tố bên ngoài này thì cũng đã thao túng được hành vi của bọn trẻ. Hiệu ứng Westerners cũng thấy rõ trong cuộc sống. Ví dụ, bố mẹ thường nói với con cái: “Nếu lần này con thi được 10 điểm thì bố mẹ sẽ thưởng 100 ngàn”, “Nếu con thi đứng trong top 5 thì bố mẹ sẽ thưởng con một món đồ chơi mới” v.v. Người lớn chúng ta có lẽ không ngờ rằng cơ chế thưởng này không thỏa đáng, nó sẽ khiến hứng thú học tập của trẻ dần dần giảm đi. Hoặc trong giao tiếp hàng ngày, đôi khi chúng ta hứa một điều gì đó dẫn đến kì vọng của người khác được hình thành. Và lỡ nếu kết quả không được như kì vọng, thì dẫn đến việc họ sẽ thất vọng. Và ngược lại, khi làm một điều gì đó, bạn hãy đi tìm động cơ bên trong để có động lực chứ đừng chỉ vì động cơ bên ngoài. Động cơ bên ngoài sẽ dễ có nguy cơ làm bạn nản chí khi bị mất động lực.
4. Hiệu ứng Gió Nam (South Wind Effect/Law)
Hiệu ứng này bắt nguồn từ câu chuyện ngụ ngôn của tác gia người Pháp – Jean de La Fontaine: Gió Bắc và Gió Nam thi nhau xem ai thổi rơi áo khoác người đi đường. Gió Bắc thổi những luồng gió lạnh đến thấu xương, kết quả là người đi đường càng quấn áo chặt hơn. Gió Nam từ tốn lay động thật dịu và ánh mặt trời thật đẹp khiến người đi đường cảm thấy như mùa xuân tràn ngập, vậy là họ cởi áo khoác ra để thưởng thức bầu không khí dễ chịu ấy. Cuối cùng Gió Nam chiến thắng. Gió Nam trong câu chuyện sở dĩ đạt được mục đích là vì nó đã thuận theo nhu cầu nội tại của con người. Phản ứng tâm lý sinh ra do được kích thích cảm giác cá nhân và nhu cầu muốn thỏa mãn mình chính là “hiệu ứng Gió Nam”. Hiệu ứng này còn có một phiên bản khác đó là cuộc thi giữa gió và mặt trời, gió thổi ầm ầm không làm người đi đường cởi áo khoác, còn mặt trời thì thong thả tỏa nắng làm người đi đường nóng lên và buộc phải cởi áo.
Đôi khi, chúng ta hay ép buộc một ai đó làm điều gì đó theo ý của mình. Nhất là nhiều khi, chúng ta nghĩ rằng thứ đó là tốt cho họ. Nhưng thực tế, thứ mình nghĩ là tốt cho họ và thứ tốt cho họ thực sự lại có thể là hai thứ khác nhau. Cho nên, điều quan trọng là cần sự thấu hiểu, chứ không phải là ép buộc. Cho nên, hãy thấu hiểu tâm lý con người. Hãy cho người khác thứ họ cần chứ không phải là cho thứ mình có. Khi bán hàng, hãy bán thứ khách hàng cần chứ không phải bán điều mình muốn bán. Khi giúp đỡ ai đó, hãy tìm hiểu thực sự điều họ muốn, chứ không phải là khăng khăng đưa ra lời khuyên cho người ta.
5. Hiệu ứng thùng gỗ (The wooden barrel theory)
Một chiếc thùng được ghép từ nhiều mảnh gỗ, và nếu những mảnh gỗ này dài ngắn khác nhau thì rõ ràng: lượng nước chứa được trong thùng không phụ thuộc vào những mảnh gỗ dài, mà nó phụ thuộc vào chiều cao của mảnh gỗ ngắn nhất. Nước sẽ bị tràn ra bởi chiều dài của thanh gỗ ngắn nhất. Hóa ra, việc cần làm là phải đi tìm thanh gỗ ngắn và sửa nó lại.
Thành tích học tập chung của một đứa trẻ giống như chiếc thùng gỗ, trong đó thành tích mỗi một môn học là một miếng gỗ. Thành tích tốt không thể dựa vào sự xuất sắc (mảnh gỗ dài) ở vài môn học nào đó, mà nên chú trọng hoàn thiện ở một số điểm yếu (mảnh gỗ ngắn). Một người không thể xem nhẹ khiếm khuyết của mình và của cả người khác. Bạn muốn một ai đó hoàn thiện hơn thì không thể chỉ dựa vào sở trường, tài năng của họ mà quên đi sở đoản hay tật xấu, cho dù nhìn vào tưởng chừng như chúng không hề ảnh hưởng gì. Bởi vì một mảnh gỗ ngắn đi thôi cũng đủ làm nước trong cả thùng chảy ra ngoài.
Ngoài ra, hiệu ứng này cũng có rất nhiều ứng dụng. Trong giao tiếp thuyết phục, nếu muốn thuyết phục một ai đó, hãy tìm một lý do mạnh nhất. Đây là một ứng dụng của NLP. Khi bạn thuyết phục, nếu bạn chọn lý do yếu nhất, giống như thùng gỗ, bạn chọn thanh ngắn nhất thì bạn sẽ dễ làm cho người khác cảm thấy không được thuyết phục. Cho nên, đặc biệt khi muốn tranh luận và thuyết phục, hãy chọn một lý do mạnh mẽ nhất để làm. Một ứng dụng khác của hiệu ứng này, đó là hãy tìm cách khắc phục điểm yếu của mình. Bởi lẽ, trong tâm lý ứng dụng có một định nghĩa tạm dịch là “hội chứng phản tài năng”. Một người có rất nhiều tài năng nhưng có thể do một số tật xấu (thanh gỗ ngắn nhất) cũng có thể phá hoại sự nghiệp của mình. Nhiều ca sĩ, minh tinh màn bạc, chỉ vì thói xấu chẳng hạn nghiện ngập mà phá đi sự nghiệp của mình, một ví dụ kinh điển trong đó là Michael Jackson.
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- Bạn đã sẵn sàng hợp tác với AI trong công việc chưa?Tin tức04/09/2024
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Khoa Giáo dục Tiểu học tổ chức seminar khoa học về ứng dụng AI và hệ sinh thái Microsoft trong đào tạoNghiên cứu12/11/2024
- Tọa đàm kỉ niệm 65 năm thành lập khoa Ngữ văn (1959-2024)Tin tức11/11/2024
- KHOA VĂN NGÀY ẤY...Nghiên cứu07/11/2024
- THẦY... CHƠI CHỮNghiên cứu07/11/2024
- Kế hoạch tổ chức Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm Khoa Giáo dục Tiểu học năm học 2024-2025Đào tạo05/11/2024
- Hội thảo khoa học quốc gia “Một số vấn đề thời sự trong nghiên cứu và giảng dạy Toán học” (ngày 09 tháng 11 năm 2024)Tin tức04/11/2024
- Nhớ về một thế hệ vàng - Những người thầy của tôiKhoa Ngữ văn03/11/2024