Những vấn đề về kết hôn cưỡng ép được trình bày trong tập truyện tranh mới dành cho thiếu nhi
Tập truyện tranh giáo dục mới được dựa trên kết quả nghiên cứu của TS. Helen McCabe (ĐH Nottingham) và TS. Hannah Baumeister (ĐH Liverpool John Moores), có nội dung giáo dục trẻ vị thành niên về nạn kết hôn cưỡng ép và hỗ trợ các em nâng cao nhận thức và hành động như đồng minh của những người đang gặp nguy cơ hoặc đã và đang trải qua hôn nhân cưỡng bức.
Mỗi người đều có thể trở thành nạn nhân của kết hôn vì mục đích kinh tế, xã hội hoặc vì các lý do gia đình, với những dấu hiệu như bạo lực gia đình, thiếu khả năng độc lập, kết quả học tập thấp, suy giảm về hành vi và vắng mặt trên mạng xã hội
Năm 2022, khoảng 300 người đã tới Bộ phận phòng ngừa hôn nhân ép buộc (FMU-Forced Marriage Unit) của Vương quốc Anh nhằm tìm kiếm lời khuyên. Khoảng 30% trường hợp có liên quan tới trẻ em.
Năm 2021, Tổ chức lao động quốc tế, Tổ chức di cư quốc tế (IOM-Internatioanl Organisation for Migration) và tổ chức nhân quyền Walk Free đã ước tính rằng có ít nhất 22 triệu người bị cưỡng ép kết hôn trên toàn thế giới. 41% trong số đó là trẻ em và 87% trong đó là các bé gái bị ép buộc phải kết hôn.
Mặc dù kết hôn ép buộc là tình trạng phổ biến ở một số cộng đồng nhất định, thực trạng này hoàn toàn có thể diễn ra đối với bất kỳ ai bất chấp dân tộc, tôn giáo, văn hoá và quốc tịch.
Theo TS. Baumeister, thật tuyệt vời khi thấy các em học sinh tham gia một cách sáng tạo, có tính phản biện và đồng cảm với sản phẩm mới xuất bản và với chủ đề về kết hôn cưỡng ép. Các buổi hội thảo cũng góp phần xây dựng sự tự tin để các em có thể thảo luận tích cực về vấn đề này.
Nhóm đề tài cũng đã phát triển một gói giảng dạy dành cho các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục, cho phép họ có thể dạy học sinh về các vấn đề xung quanh hôn nhân cưỡng ép và cách nhận biết các dấu hiệu để ngăn chặn tình trạng này.
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024