Nuôi dưỡng trẻ bằng robot
Công nghệ có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển của những đứa trẻ. Từ chiếc bút chì khiêm tốn tới máy tính bảng cảm ứng, những thông tin mà một đứa trẻ thu nhận được từ những công cụ này đã định hình hành vi và sự phát triển của các bé. Ngay khi đứa trẻ bước chân vào thế giói xung quanh và học hỏi thông qua quan sát, tương tác và bắt chước, sự sống còn của chúng đã phụ thuộc hoàn toàn vào đôi tay của những người chăm sóc và những người bạn đồng hành.
Đối với thế hệ trẻ em ngày nay, một người đồng hành có thể sẽ xuất hiện tại nhà và ngay bản thân bố mẹ của chúng cũng chưa từng được lớn lên với người bạn này: robot.
Việc trẻ em thường tương tác với các thiết bị máy móc dẫn tới những thách thức phức tạp mà không nhiều người được chuẩn bị một cách kỹ càng để ứng phó. Thực trạng này là một giới hạn mới cả về góc độ xã hội, pháp lý và đạo đức.
Tương tác người-robot
Robot trong nhà đang ngày càng trở nên phổ biến, thực hiện những nhiệm vụ như lau nhà, nấu ăn, giải trí, thậm chí là làm vườn. Những con vật bằng máy cũng có thể bắt chước hành vi của những người bạn có lông trong thực tế mà không cần phải chăm sóc hay cho ăn. Sự tích hợp của AI thực sự đã làm cho chúng trở thành những đồ vật có thể huấn luyện, đào tạo được.
Tương tự như vậy, robot dịch vụ đang xuất hiện ở những địa điểm công cộng như nhà hàng, cửa hàng và sân bay, thực thi các tác vụ như những người phục vụ, lau dọn vệ sinh, hướng dẫn viên và thậm chí là pha chế.
Về mặt riêng tư cũng như trên góc độ công cộng, con người đang trở thành những người tham gia tích cực và khó đoán trong sự tương tác giữa họ và robot. Hiện cũng không có một tiêu chuẩn nào được xác lập cho loại công nghệ mới này.
Tương tác người-robot vẫn là một lĩnh vực cần khám phá của hoạt động nghiên cứu, và các nhà máy sản xuất robot vẫn đang trông chờ những chiến lược hướng dẫn tương tác giữa người và robot một cách hiệu quả trong những bối cảnh và không gian rộng lớn, phức tạp hơn.
Thiết bị số và người bản địa robot
Trong một vài thập kỷ qua, ngày càng có nhiều đứa trẻ được lớn lên trong thế giới của các thiết bị kỹ thuật số, bao gồm điện thoại thông minh, máy tính bảng,...Một giả thiết được đặt ra đó là những "người bản địa" kỹ thuật số này phát triển một loại ý thức về cách mà mọi thứ hoạt động trong thế giới số, và nhanh chóng làm chủ những thứ này theo cách mà bố mẹ chúng không bao giờ có thể làm được.
Những đứa trẻ tiếp xúc với robot từ những ngày đầu sẽ phát triển sự tương tác tự nhiên như những gì mà con người vẫn liên hệ với nhau trong cuộc sống hàng ngày, bao gồm tương tác bằng giọng nói, giao tiếp không lời, chia sẻ không gian vật lý và nhiều hoạt động xã hội khác.
Những tương tác này có thể mang lại rất nhiều phức tạp cũng như những hậu quả không lường trước được-một thứ gì đó vượt xa cả mối quan hệ một chiều giữa một đứa trẻ và một thiết bị số.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu sự tương tác giữa một đứa bé với robot rất khó khăn. Việc khám phá sớm về chủ đề này và những bằng chứng giai thoại đã chỉ ra nhu cầu cấp thiết của việc hiểu rõ tác động của robot tới trẻ sơ sinh và sự phát triển các kỹ năng xã hội, nhận thức và thể chất của chúng.
Thiết kế robot thương mại
Có rất nhiều nghiên cứu về chủ đề tương tác giữa trẻ và robot:
- robot được sử dụng để thúc đẩy ý tưởng và kích thích sự sáng tạo của trẻ
- robot xã hội đánh giá các trạng thái cảm xúc của trẻ (thông qua việc phân tích các dấu hiệu tâm sinh lý)
- theo vết nhận thức của trẻ về robot
- sử dụng robot có hình dáng con người và kể chuyện như một công cụ trị liệu cho trẻ tự kỷ
- thiết kế những con robot biết ôm dành cho mục đích chăm sóc bệnh nhi
- sử dụng Trò chơi tối hậu thư (Ultimatum Game) để phân tích tương tác giữa trẻ và robot
Đối với tương tác giữa trẻ sơ sinh và robot, hiện có rất ít nghiên cứu được tiến hành. Những chủ đề hiện nay bao gồm: sử dụng robot khuyến khích rèn luyện chuyển động chân cho trẻ sơ sinh thông qua học tập và bắt chước, sử dụng hình ảnh hồng ngoại nhiệt để đánh giá phản ứng tự chủ ở trẻ sơ sinh trong quá trình tương tác với robot và một hình đại diện (avatar)
Hiện nay đang có những nổ lực nhằm thiết kế và thử nghiệm robot có khả năng gặp gỡ và hợp tác từ xa (telepresence) để tương tác với trẻ sơ sinh và trẻ mới tập đi, và loại thiết bị này được dành cho các thành viên khác trong gia đình sử dụng (ví dụ: ông bà ở xa)
Tuy nhiên, để đi từ chủ đề nghiên cứu này tới việc sản xuất một con robot thương mại đòi hỏi hướng tiếp cận đa ngành để thiết kế, đồng thời phải có những quy định để giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực mà công nghệ robot này mang lại cho trẻ và trẻ sơ sinh. Những hướng dẫn rõ ràng, cụ thể là rất cần thiết bởi các vấn đề xã hội, kỹ thuật và giáo dục cần được nhận diện trước khi các dịch vụ và robot xã hội này trở nên phổ biến hơn.
Những tác động tiềm năng
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực của thời gian tiếp xúc màn hình đối với khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Tính riêng tư cũng là một khía cạnh đáng lo ngại khác. Camera và chip cảm ứng là những thành phần quan trọng trong robot, giúp nó điều hướng trong môi trường của con người, và chúng có thể thu thập những thông tin chi tiết về môi trường xung quanh. Điều này đặt ra những câu hỏi liên quan tới việc quản lý tính riêng tư của trẻ khi tương tác với robot, đồng thời yêu cầu thiết lập những giới hạn rõ ràng về mặt đạo đức và pháp lí của robot.
Tháng 3/2024, Liên minh châu Âu đã xác nhận dự luật AI, trong đó nhận diện những khía cạnh không thể chấp nhận được ở công cụ này, bao gồm bắt chước hành vi. Do dự luật nhắm trực tiếp tới việc sử dụng AI, hầu hết nội dung này đều có thể áp dụng cho robot-những máy tính có khả năng tương tác với thế giới thực.
Những loại đồ chơi được kích hoạt bằng giọng nói có thể làm gia tăng những hành vi nguy hiểm ở trẻ cũng là một tình huống được Đạo luật trích dẫn là một rủi ro không thể chấp nhận được. Sự tương tác bằng lời nói với robot cần được quản lý theo cách tương tự để gia đình và trẻ được an toàn xung quanh những robot có khả năng tương tác xã hội.
Nhận dạng sinh trắc học và nhận diện khuôn mặt cũng là những tính năng có thể tạo ra dữ liệu để chấm điểm xã hội và phân loại con người dựa trên hành vi, địa vị kinh tế xã hội hoặc đặc điểm cá nhân (dân tộc, quốc tịch, khuyết tật...) khi robot di chuyển liên tục xung quanh trẻ và gia đình.
Một cuốn sổ tay về tương tác giữa người và robot sẽ được xuất bản vào tháng 6/2024, trong đó chỉ ra một số điểm quan trọng cần cân nhắc khi thiết kế những con robot an toàn, minh bạch, có thể theo dõi được và không phân biệt đối xử dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:
- Tuân thủ phương pháp thiết kế lấy con người làm trung tâm, thử nghiệm chuyên sâu trước khi thương mại hoá sản phẩm
- Phát triển triết lý đạo đức mạnh mẽ đằng sau các thiết kế robot thông qua những cuộc thảo luận đa ngành, đưa việc sử dụng robot vào một bối cảnh phù hợp trong đó có những tính năng sử dụng, những nhiệm vụ và môi trường dành cho trẻ em và trẻ sơ sinh
- Tránh các hướng tiếp cận về chuyên gia giải pháp công nghệ (techno-solutionist). Sự thuận lợi của việc sử dụng robot cần phải được cân bằng với tính nhân văn của con người nói chung và những đứa trẻ nói riêng.
- Vai trò của các bậc phụ huynh cũng không thể được làm thay bởi robot. Những tương tác quan trọng giữa người với người là nền tảng căn bản cho sự phát triển về mặt nhận thức, xã hội và cảm xúc
- Sự hợp tác là chìa khoá. Chính phủ, doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu cần làm việc cùng nhau, căn cứ trên các bằng chứng thực nghiệm để thiết lập quy định về sự tương tác bền vững, lành mạnh và đạo đức giữa trẻ và robot.
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- Bạn đã sẵn sàng hợp tác với AI trong công việc chưa?Tin tức04/09/2024
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Khoa Giáo dục Tiểu học tổ chức seminar khoa học về ứng dụng AI và hệ sinh thái Microsoft trong đào tạoNghiên cứu12/11/2024
- Tọa đàm kỉ niệm 65 năm thành lập khoa Ngữ văn (1959-2024)Tin tức11/11/2024
- KHOA VĂN NGÀY ẤY...Nghiên cứu07/11/2024
- THẦY... CHƠI CHỮNghiên cứu07/11/2024
- Kế hoạch tổ chức Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm Khoa Giáo dục Tiểu học năm học 2024-2025Đào tạo05/11/2024
- Hội thảo khoa học quốc gia “Một số vấn đề thời sự trong nghiên cứu và giảng dạy Toán học” (ngày 09 tháng 11 năm 2024)Tin tức04/11/2024
- Nhớ về một thế hệ vàng - Những người thầy của tôiKhoa Ngữ văn03/11/2024