Phân biệt giữa chẩn đoán tự kỷ và chẩn đoán sang chấn tâm lý
Alexandra Brazell (Khoa Giáo dục, Tâm lý học và Công tác xã hội) cho biết rối loạn phổ tự kỷ và sang chấn phát triển là hai tình trạng riêng biệt nhưng có thể biểu hiện tương đồng ở giai đoạn đầu đời, và nếu không có quy trình chẩn đoán toàn diện, rất dễ bị nhầm lẫn hoặc chẩn đoán sai. Những hỗ trợ cần thiết cho trẻ mắc tự kỷ và trẻ gặp khó khăn do sang chấn hoặc các vấn đề liên quan đến gắn bó là hoàn toàn khác nhau. Các công cụ sàng lọc thường được sử dụng sớm trong quy trình chẩn đoán nhằm định hướng cho việc đánh giá và hỗ trợ tiếp theo.
Nhóm tác giả lo ngại rằng hiện chưa rõ liệu các công cụ sàng lọc tự kỷ thường được sử dụng có khả năng phân biệt rõ ràng giữa hai tình trạng này hay không, điều này gây khó khăn trong việc cung cấp hướng đánh giá và hỗ trợ phù hợp.
Nhằm cải thiện quy trình chẩn đoán, các nhà nghiên cứu đang kêu gọi sự tham gia của các bậc phụ huynh và người chăm sóc trẻ trong độ tuổi từ 12 đến 42 tháng để hỗ trợ thử nghiệm một công cụ sàng lọc giúp phân biệt giữa hai tình trạng vốn có biểu hiện tương đồng trong giai đoạn thơ ấu này.
Nghiên cứu sẽ đánh giá độ giá trị ở cả hai phiên bản—trực tiếp và trực tuyến—của công cụ Autism Detection in Early Childhood (ADEC), một công cụ sàng lọc tự kỷ ở trẻ nhỏ được phát triển bởi GS. Robyn Young và cộng sự.
Theo Brazell, các nhà khoa học đặc biệt mong muốn lắng nghe từ các bậc phụ huynh hoặc người chăm sóc trẻ tuổi từ 12 đến 42 tháng bởi họ có thể đang quan sát thấy những hành vi như tách biệt khỏi xã hội, phản ứng cảm xúc mạnh, nhạy cảm với các kích thích giác quan, hành vi lặp đi lặp lại hoặc khó khăn trong giao tiếp. Thử nghiệm này sẽ giúp xác định liệu ADEC có thể được sử dụng một cách đáng tin cậy để phân biệt giữa các dấu hiệu của tự kỷ và dấu hiệu của sang chấn ở trẻ nhỏ, qua đó giúp các bác sỹ lâm sàng có cơ sở vững chắc trong việc dẫn dắt gia đình đến với con đường chăm sóc và hỗ trợ phù hợp. Điều quan trọng là chúng ta phải có khả năng phân tách được những yếu tố có thể ảnh hưởng đến hành vi của trẻ, từ đó theo đuổi chẩn đoán chính xác nếu cần thiết, để trẻ có thể nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.
Alexandra và các cộng sự đã xây dựng một quy trình đánh giá gồm bốn phần, bao gồm hai phiên làm việc trực tiếp dựa trên hoạt động chơi, một phiên trực tuyến và một loạt các bảng câu hỏi sàng lọc các vấn đề về tự kỷ, sang chấn và gắn bó, cũng như đánh giá khả năng nhận thức, ngôn ngữ và kỹ năng thích nghi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Theo Alexandra, nhóm hiện đang tuyển dụng phụ huynh và người chăm sóc trẻ từ 12 đến 42 tháng tuổi để thử nghiệm công cụ đánh giá này và hoàn thành các bảng câu hỏi trực tuyến. Nhóm nghiên cứu cũng cung cấp cho người tham gia cơ hội quay lại để thực hiện sàng lọc tiếp theo sau 12–18 tháng. Do tính chất của nghiên cứu, các chuyên gia mong muốn bao gồm cả bố mẹ nuôi, các gia đình có hoàn cảnh tị nạn, và những người từng trải qua bạo lực gia đình, nghiện ngập hoặc bất kỳ hoàn cảnh nào khác mà trẻ có thể đã từng tiếp xúc trong giai đoạn đầu đời.
GS. Robyn Young, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Rối loạn Phổ Tự kỷ (ASD), cho biết nghiên cứu này sẽ góp phần cung cấp thông tin hữu ích cho các chuyên gia chẩn đoán, bác sĩ giới thiệu, phụ huynh và người chăm sóc về sự khác biệt trong hành vi sớm giữa trẻ tự kỷ và trẻ bị sang chấn tâm lý, từ đó giúp các gia đình nhận được sự hỗ trợ phù hợp.
- Tất cả phụ huynh và người chăm sóc của trẻ em trong độ tuổi từ 12 đến 42 tháng đều đủ điều kiện tham gia nghiên cứu này (bất kể trẻ đã từng được chẩn đoán trước đó hay chưa) và được khuyến khích liên hệ qua địa chỉ email: study@flinders.edu.au để xác định điều kiện tham gia thử nghiệm.
- Những người tham gia sẽ nhận được một báo cáo toàn diện về chức năng nhận thức và khả năng thích nghi, báo cáo này có thể được sử dụng trong hồ sơ đăng ký hoặc hỗ trợ của Chương trình Bảo hiểm Khuyết tật Quốc gia (NDIS), nếu đủ điều kiện và phù hợp.
Sáng kiến Nghiên cứu Tự kỷ (Autism Research Initiative - ARI) khởi nguồn từ mục tiêu phát hiện sớm và can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ, và hiện đã mở rộng phạm vi tập trung đến các cá nhân tự kỷ ở mọi độ tuổi. ARI đang triển khai nhiều dự án nghiên cứu về kết quả ở người lớn, biểu hiện ở nữ giới, các tình trạng kèm theo, cũng như tương tác của người tự kỷ trong hệ thống tư pháp hình sự.
- Thông tin tuyển sinh ngành Quản lý giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Tâm lý học giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2025 đã hoàn thànhTin tức27/06/2025
- Tài liệu hướng dẫn dành cho thí sinh 2025Tin tức25/06/2025
- Nam sinh có khả năng phục hồi tốt hơn nữ sinh trước những trở ngại trong học tậpTin tức20/06/2025
- Công bố kết quả PISA 2022 của Việt NamTin tức17/06/2025
- Luật Nhà giáo đã được thông quaTin tức17/06/2025
- BEES: Một công cụ sức khỏe tâm thần mới hứa hẹn sẽ nhận được sự quan tâm, chú ý rộng rãiTin tức16/06/2025
- GIẢNG DẠY BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ – TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH THỰC TẾ CHUYÊN MÔN NĂM 2025Nghiên cứu08/07/2025
- Chương trình Kí ức thành văn: Chia tay K62 ngành Sư phạm Ngữ vănĐào tạo07/07/2025
- Trường Đại học Vinh: thông tin tuyển sinh đào tạo đại học năm 2025Tin tức07/07/2025
- Thông tin tuyển sinh Đại học chính quy năm 2025 - Khoa Toán học - Trường Sư phạm - Trường Đại Học VinhTin tức07/07/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Quản lý giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- Thông tin tuyển sinh ngành Tâm lý học giáo dục 2025Tin tức30/06/2025
- THÔNG TIN TUYỂN SINH TRƯỜNG SƯ PHẠM NĂM 2025: KHOA GIÁO DỤC MẦM NONGiới thiệu28/06/2025
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2025 đã hoàn thànhTin tức27/06/2025