Phí bảo vệ môi trường đối với khí thải
Đối mặt với biến đổi khí hậu leo thang và suy thoái môi trường, mỗi bước hướng tới các hoạt động môi trường có trách nhiệm là ngọn hải đăng mang lại hy vọng cho tương lai của thế giới. Mặc dù mức phí áp dụng vẫn đang trong giai đoạn đề xuất, dự thảo nhấn mạnh cam kết của Việt Nam trong việc chống biến đổi khí hậu, dẫn lối tới môi trường bền vững cho các thế hệ mai sau.
Với những lo ngại về khí hậu toàn cầu ngày càng tăng, các chính phủ trên toàn thế giới đang chịu sức ép gia tăng, buộc họ phải triển khai những biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ Trái đất. Tính cấp thiết trong việc hạn chế suy thoái môi trường đã trở thành vấn đề sống còn của con người. Lấy cảm hứng từ Luật chống ô nhiễm nước năm 1970 của Hà Lan (PSWA, 1969/1970) và phí nước thải năm 1976 của Đức (Đạo luật về phí nước thải - AbwAG, 1976), nhiều quốc gia trong những năm gần đây đã áp dụng nhiều hình thức cải cách chính sách xanh khác nhau, bao gồm thuế bảo vệ môi trường và phí ô nhiễm.
Mặc dù bằng chứng thực nghiệm về tính hiệu quả của phương pháp này trong việc kiềm chế suy thoái môi trường có phần bị chia rẽ, nhưng sự đồng thuận ngày càng tăng cho thấy rằng khi được thực hiện tốt, những chính sách này có thể là công cụ mạnh mẽ để đạt được môi trường bền vững.
Ngược lại với cách tiếp cận “chỉ huy và kiểm soát” đối với quy định về môi trường - chẳng hạn như các tiêu chuẩn thống nhất và yêu cầu cấp phép - các công cụ kinh tế như phí ô nhiễm, giấy phép có thể giao dịch và thuế được coi là hiệu quả hơn. Những công cụ này cung cấp cho doanh nghiệp lựa chọn hoặc trả tiền và gây ô nhiễm, hoặc đầu tư vào các hoạt động sạch hơn đồng thời điều chỉnh mối quan tâm của doanh nghiệp theo các mục tiêu mà chính sách đề ra.
Kêu gọi hành động toàn diện
Việc đưa ra phí phát thải phản ánh quan điểm chủ động của Việt Nam trong việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, không thể bỏ qua sự phức tạp của nỗ lực này. Đạt được cân bằng giữa việc khuyến khích thay đổi hành vi và tránh gánh nặng không cần thiết cho cá nhân và doanh nghiệp vẫn là một thách thức đáng kể.
Phí cao có thể tác động đến các công ty, đặc biệt là những đơn vị phụ thuộc vào lượng khí thải cao, dẫn đến mất việc làm và gây ra hậu quả xã hội. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy mức phí thấp cũng được chứng minh là không hiệu quả trong việc giảm lượng khí thải, chủ yếu là do doanh nghiệp thiếu động lực kinh tế để giảm phát thải.
So với mức thuế carbon của hai quốc gia châu Âu có mức thuế thấp nhất - Ukraine (1,03 đô la Mỹ/tấn) và Ba Lan (0,08 đô la Mỹ/tấn), phí phát thải hàng năm được đề xuất của Việt Nam là 3 triệu đồng (126,58 đô la Mỹ) với mức thuế suất tương đối thấp, dao động từ 500 đồng (0,02 đô la Mỹ) đến 800 đồng (0,03 đô la Mỹ) mỗi tấn.
Tuy nhiên, chiến lược bắt đầu với một mức thuế khiêm tốn và tăng dần theo thời gian phù hợp với phương pháp mà nhiều quốc gia đã áp dụng khi giới thiệu các loại thuế xả thải. Ví dụ, năm 2012, Nhật Bản đã đưa ra “thuế giảm nhẹ biến đổi khí hậu” ở mức xấp xỉ 1,21 đô la Mỹ/tấn CO2. Mức phí này sau đó đã được nâng lên lần lượt là 1,90 đô la Mỹ và 2,78 đô la Mỹ vào năm 2014 và 2016.
Cần lưu ý rằng, mặc dù tỉ lệ phát thải thấp hơn có thể không giúp các công ty giảm lượng khí thải đáng kể nhưng một kết quả tích cực là nguồn doanh thu tiềm năng được tạo ra. Chính phủ Việt Nam có thể sử dụng nguồn vốn này vào các dự án năng lượng tái tạo, sáng kiến trồng rừng và chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng, từ đó góp phần giảm khí thải.
Cuối cùng, việc đưa ra phí BVMT đối với khí thải là một bước tiến đột phá, tuy nhiên, cần thừa nhận rằng tác động của dự thảo phụ thuộc vào việc thực hiện chu toàn và đánh giá định kỳ. Việc thanh kiểm tra thường xuyên đóng vai trò then chốt để đảm bảo các doanh nghiệp, ngành nghề và cá nhân tuân thủ những hướng dẫn về phát thải của chính phủ. Các biện pháp kiểm tra này sẽ ngăn chặn những người có khả năng vi phạm, thúc đẩy văn hóa chịu trách nhiệm và đảm bảo.
Việc thiết lập một hệ thống giám sát mạnh mẽ sẽ cho phép các cơ quan chức năng theo dõi chính xác lượng khí thải, xác định xu hướng và giải quyết các lĩnh vực cần quan tâm ngay lập tức. Hơn nữa, các công ty cần có trách nhiệm thiết lập những cơ chế ghi chép và báo cáo minh bạch để tạo điều kiện thuận lợi cho mục đích giám sát và đảm bảo
Cre: RMIT
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024