Phương pháp ABA: Ứng dụng tuyệt vời trong chữa bệnh tự kỷ
Phương pháp ABA hay còn được biết đến là phương pháp phân tích hành vi ứng dụng được sử dụng rộng rãi ở Mỹ, được phát triển bởi giáo sư Giáo sư Ivar Lovaas. Đây là một phương pháp được áp dụng dựa trên khoa học về hành vi và học tập, dùng để cải thiện, điều hướng các hành vi của người bị mắc bệnh tự kỷ.
ABA là từ được viết tắt bởi 3 bước quan trọng trong quá trình thực hiện phương pháp này:
- A (Applied): Ở bước đầu tiên, phương pháp sẽ ứng dụng những nguyên tắc giúp thay đổi các hành vi xã hội.
- B (Behavioral): Tiếp theo, dựa trên lý thuyết khoa học và bắt đầu thay đổi, cải thiện về hành vi.
- A (Analysis): Những hành vi được lượng hóa để phân tích sự tiến bộ, sau đó sẽ điều chỉnh thay đổi để hợp lý.
Phương pháp ABA giúp cải thiện những hành vi chưa đúng đắn và phù hợp với xã hội của những bệnh nhân mắc chứng tự kỷ. Đồng thời, còn hình thành thêm những nhận thức đúng đắn về những sự việc, con người để ứng dụng tốt hơn trong cuộc sống hằng ngày. Hạn chế được những hành vi mang tính tiêu cực và gây hại cho bệnh nhân.
Những bệnh nhân mắc chứng tự kỷ cũng sẽ được dạy và rèn luyện thêm một số những kỹ năng xã hội quan trọng và cần thiết giúp bệnh nhân có thể dễ dàng hòa nhập với cộng đồng. Các kỹ năng quan trọng mà hầu hết các bệnh nhân tự kỷ đều thiếu hoặc chưa hoàn thiện như: kỹ năng giao tiếp, tập trung, thích nghi, ngôn ngữ, nhận thức,…
Ngoài ra, các bệnh nhân tự kỷ cũng không thể biểu hiện thái độ cũng như hành động của họ được đúng đắn, một số các hành vi được ghi nhận ở người tự kỷ là không thể thực hiện hoặc hành vi không phù hợp. Những kỹ năng về vệ sinh cá nhân, vận động thể chất, bảo vệ bản thân,… cũng không được bệnh nhân hành động đúng.
Việc ứng dụng ABA rất hữu hiệu để có thể cải thiện nhận thức và hành vi của bệnh nhân thông qua một khóa học giảng dạy, các chương trình sẽ theo thứ tự và mức độ hợp lý. Giúp bệnh nhân có thể thay đổi từ từ, nâng cao, cải thiện được những hành vi và rèn luyện thêm các kỹ năng có thể tự chăm sóc và phục vụ bản thân.
Phương pháp ABA đang được áp dụng và thử nghiệm trên nhiều bệnh nhân là trẻ em hơn là người lớn, nhưng nói chung phương pháp này đều có thể chữa trị cho tất cả các bệnh nhân tự kỷ ở mọi lứa tuổi. Vì phương pháp này giúp thay đổi hành vi, nên mỗi bệnh nhân sẽ được đánh giá và áp dụng chương trình phù hợp.
Ngoài tự kỷ, phương pháp này cũng được áp dụng ở nhiều căn bệnh tâm lý khác nhau nhằm giúp thay đổi được các hành vi chưa đúng đắn, thay thế bằng những hành vi tích cực hơn. Dựa vào nguyên tắc khoa học về hành vi, có thể giúp bệnh nhân thay đổi nhận thức về thế giới và từ đó cải thiện tốt được hành vi của mình.
Phương pháp ABA mang lại hiệu quả gì cho bệnh nhân tự kỷ
Phương pháp này ngày càng được nhiều người biết đến và áp dụng cho căn bệnh tự kỷ của họ. Phương pháp ABA mang lại sự an toàn và hiệu quả nhất quán cho bệnh nhân trong suốt khoảng thời gian giảng dạy. Nhờ cải thiện một cách có trình tự và kế hoạch nên khả năng phục hồi sẽ nhanh chóng và tích cực hơn.
Những bệnh nhân tự kỷ không thể kiểm soát cũng như nhận thức đúng đắn được các hành vi của mình là đúng hay sai, họ chỉ thực hiện theo bản năng để đạt được nhu cầu của mình. Vì thế khi áp dụng phương pháp này sẽ giúp cải thiện những kỹ năng xã hội cần thiết để có thể hòa nhập tốt được với thế giới bên ngoài.
Giúp họ có thể tự biết chăm sóc và quý trọng bản thân mình thông qua việc chỉ dẫn những cách để tự phục vụ bản thân. Vì con người bình thường sẽ có thể tự lo lắng và điều chỉnh bản thân sao cho hợp lý với môi trường, hoàn cảnh, nhưng đối với người tự kỷ họ không biết cách để có thể thực hiện việc đó một cách đúng đắn và hợp lý.
Những hành vi tiêu cực của người tự kỷ sẽ không biến mất hoặc ép buộc cấm thực hiện, các chuyên gia tâm lý sẽ theo kế hoạch để có thể thay đổi và chuyển hóa dần. Từ những hành vi chưa đúng sẽ được thay thế bằng những hành vi đúng và chuẩn mực. Các hành vi sau khi được huấn luyện sẽ trở nên tích cực hơn, lành mạnh hơn.
Những hành vi đã thay đổi được dựa trên sự tự nguyện do đã hiểu và có thể nhìn nhận được đúng đắn sự việc. Những người mắc chứng tự kỷ sẽ chậm phát triển về mặt trí tuệ nên không thể nhận thức được mọi thứ một cách bình thường, vì thế phương pháp này sẽ hỗ trợ phát triển chức năng tốt hơn, sớm cải thiện để có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Các thành phần quan trọng trong phương pháp ABA
Quá trình xây dựng, thay đổi và cải thiện hành vi cho người mắc chứng tự kỷ không thể nào thành công nếu thiếu đi một trong những thành phần quan trọng. Mỗi thành phần là một yếu tố góp phần quyết định sự hiệu quả của phương pháp và đều mang vai trò đặc biệt như nhau.
Những thành phần này bắt buộc phải có để có thể thực hiện được tốt khóa học và đạt được mục tiêu mong muốn như đã xác định từ đầu. Ngoài bệnh nhân thì những yếu tố khác sẽ giúp ích được một phần trong cả quá trình, tạo nên một tổng thể liên kết, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau.
- Chuyên gia tâm lý phụ trách
Những chuyên gia tham gia vào lớp học của phương pháp ABA đều đòi hỏi phải cần có chuyên môn cao và đã qua đào tạo tâm lý chuyên nghiệp. Các bác sĩ hoặc chuyên gia phụ trách khóa dạy của bệnh nhân cần phải được chứng nhận bởi những hội đồng có chuyên môn, trình độ phải từ Thạc Sĩ trở lên và đã có nhiều năm kinh nghiệm.
Người có nhiều năm kinh nghiệm sẽ dễ dàng nhận biết được vấn đề và tìm ra cách giải quyết nhanh chóng hơn. Năng lực chuyên môn cao giúp họ có thể tự tin khi giao tiếp và gần gũi với những bệnh nhân tự kỷ, khả năng quan sát và đánh giá tình hình cũng cao hơn.
Ngoài ra, nếu bệnh nhân là trẻ em, đòi hỏi các chuyên gia tâm lý đã từng có nhiều năm làm việc và chữa trị cho bệnh nhi tự kỷ. Mặc dù cùng căn bệnh, nhưng người lớn và trẻ em sẽ có cách ứng xử khác nhau, tuy trẻ em sẽ dễ cải thiện và thay đổi hơn nhưng cần rất nhiều sự kiên nhẫn và lòng yêu thương trẻ mới có thể làm được.
- Khả năng chuyên môn
Bệnh tự kỷ không giống với những căn bệnh tâm lý bình thường, nhưng hành vi và xu hướng phát triển của nó rất khó đoán và theo dõi. Vì thế những người tham gia bắt buộc đã phải có chuyên môn cao và đã qua đào tạo nhiều lần. Việc đào tạo sẽ kéo dài song song với cả quá trình giảng dạy của khóa học với bệnh nhân.
Nhờ vậy, giúp các chuyên gia được củng cố thêm những kỹ năng và chuyên môn để có thể áp dụng trong khóa học một cách hợp lý. Khi các chuyên gia đứng lớp có kỹ năng chuyên môn cao và đã qua đào tạo chuyên nghiệp cũng sẽ giúp cho gia đình của bệnh nhân cảm thấy yên tâm hơn khi thực hiện phương pháp ABA.
- Kế hoạch chương trình
Kế hoạch của chương trình hay còn gọi là giáo án giảng dạy là một thành phần cực kỳ quan trọng đối với phương pháp này. ABA sẽ khác biệt so với các phương pháp khác đó là được các chuyên gia sau khi đánh giá tình hình bệnh nhân, sẽ lên một kế hoạch chung cụ thể và cả những kế hoạch nhỏ chi tiết của từng buổi học.
Dựa trên mục tiêu mong muốn của bệnh nhân và gia đình, kế hoạch sẽ được cân nhắc thiết lập và tiến hành theo thứ tự ưu tiên phù hợp. Trong kế hoạch cũng sẽ lên chi tiết tất cả các chủ đề, các kỹ năng, những nhiệm vụ khái quát của mỗi buổi học, để đảm bảo được sự tiến bộ trong các kỹ năng của bệnh nhân tự kỷ.
- Lợi ích và mục tiêu
Điều quan trọng nhất khi thực hiện phương pháp ABA đó là đều phải dựa trên mục đích đã xác định và những lợi ích mang lại trong quá trình của khóa học. Mỗi buổi giảng dạy đều phải có sự tiến bộ dù nhiều hay ít, chuyên gia giám sát phải đảm bảo được các mục tiêu đề đi theo kế hoạch đã đặt ra, chỉ nên thay đổi khi thật sự cần thiết.
Các mục tiêu đặt ra cũng phải đảm bảo được có thể mang lại lợi ích và hiệu quả cho bệnh nhân. Có thể cải thiện và rèn luyện được những kỹ năng xã hội quan trọng, thay đổi được hành vi tiêu cực thành tích cực, mang lại cho bệnh nhân sự nhìn nhận đúng đắn để có thể hòa nhập tốt với cuộc sống ngoài xã hội.
- Dữ liệu được thu thập
Việc ghi chép và lưu trữ dữ liệu thu thập được sau mỗi buổi học là rất quan trọng, bởi nó chính là cơ sở và bằng chứng cho thấy được sự thay đổi và tiến bộ của bệnh nhân, để có thể theo dõi và thay đổi kế hoạch sao cho phù hợp với mỗi bệnh nhân. Sau khi ghi chép, cần phải thực hiện phân tích dữ liệu về buổi học để có thể đạt hiệu quả hơn.
Ghi chép và phân tích dữ liệu có thể cho các chuyên gia có một cái nhìn đúng đắn và khách quan hơn về tình hình chuyển biến của bệnh. Giúp cung cấp được những thông tin quan trọng và cần thiết cho gia đình cũng như tổ chức để có thể đánh giá được sự tiến bộ và theo dõi sát sao hành vi của bệnh nhân sau mỗi buổi học.
- Thời gian khóa học
Theo các chuyên gia thì phương pháp ABA nên kéo dài tốt nhất là 2-3 tiếng trong một buổi học. Nên có giờ giải lao khoảng 15 phút sau khi đã học được 45 phút, trong buổi học sẽ có những nhiệm vụ cần thực hiện nên cách nhau khoảng 5 phút. Trung bình một khóa học sẽ hiệu quả nếu học được khoảng từ 25 – 40 giờ/ tuần.
Khóa học sẽ kéo dài trong khoảng thời gian lớn, có khi là vài năm mới có thể chữa trị hoàn toàn cho các bệnh nhân tự kỷ. Phương pháp ABA có thể linh hoạt ở nhiều môi trường giúp bệnh nhân nâng cao được khả năng thích ứng với nhiều tình huống khác nhau. Khóa học có thể can thiệp 1-1 hoặc chữa trị theo nhóm tùy nhu cầu bệnh nhân.
- Hỗ trợ từ gia đình
Ngoài cố gắng của bệnh nhân và cả các chuyên gia phụ trách, thì gia đình, người giám hộ là yếu tố cực kỳ cần thiết trong quá trình chữa trị cho bệnh nhân. Thực tế, những người gần gũi, thấu hiểu và quan tâm bệnh nhân nhất chính là gia đình, vì thế gia đình sẽ cùng hỗ trợ và hợp tác với các chuyên gia để theo dõi bệnh nhân sau mỗi buổi học, đặc biệt là những trẻ tự kỷ.
Chăm sóc và dạy trẻ tự kỷ tại nhà có thể giúp nhận biết sớm được các hành vi thay đổi của bệnh nhân và thông báo với chuyên gia vào buổi học sau, gia đình có thể ghi chép lại để dễ dàng theo dõi. Ngoài ra, gia đình cũng cần phải có các buổi đào tạo và tập huấn cùng chuyên gia để có thể củng cố các kỹ năng cần thiết hỗ trợ cải thiện cho bệnh nhân.
Lưu ý những lúc không tiến hành giảng dạy, gia đình cũng cần nên tuân thủ theo các nguyên tắc và quy trình của kế hoạch để có thể đảm bảo đạt được đúng mục tiêu đã đặt ra từ ban đầu. Tránh các trường hợp tự ý làm sai kế hoạch sẽ khiến sự tiến bộ của bệnh nhân chậm hơn và việc đào tạo sẽ trở nên khó khăn hơn.
Cách thực hiện phương pháp ABA
Phương pháp ABA yêu cầu cần thực hiện đúng các bước theo kế hoạch đã đặt ra kể cả là chuyên gia tâm lý hay gia đình của bệnh nhân. Không nên thúc ép hoặc có thái độ gấp gáp nôn nóng, đảo lộn thứ tự của kế hoạch sẽ khiến bệnh nhân trở nên sợ hãi, căng thẳng và bệnh chuyển biến nặng hơn.
Phương pháp ABA sẽ được thực hiện trong 3 bước, các bước này chỉ là khái quát cơ bản mà mọi khóa học đều phải thực hiện. Còn chi tiết về mục tiêu và kế hoạch từng buổi sẽ dựa vào mỗi đối tượng bệnh nhân mà thiết lập khác nhau. Trong 3 bước này thì các chuyên gia cần phải nhận định được tình hình rõ ràng để điều chỉnh hợp lý.
- Bước 1: Làm quen và đánh giá tổng quát khả năng của bệnh nhân. Xem xét các kỹ năng hiện có và nhận thức hiện tại của bệnh nhân về sự việc xung quanh. Phân tích và đánh giá phản ứng, thái độ thông qua một số tình huống để có cái nhìn khách quan hơn.
- Bước 2: Sau khi đã hiểu và biết rõ được tình hình hiện tại của bệnh nhân, các chuyên gia cùng bàn luận với gia đình để lựa chọn mục tiêu điều trị phù hợp. Từ đó lên kế hoạch tổng thể và chi tiết cho từng buổi học của khóa học. Mỗi kế hoạch sẽ phù hợp với một bệnh nhân và không áp dụng cho các bệnh nhân khác.
- Bước 3: Khi lập kế hoạch cần đảm bảo đáp ứng được mục tiêu đã đề ra. Kế hoạch cần chi tiết, liệt kê rõ tất cả các kỹ năng cần xây dựng hoặc khắc phục. Mỗi buổi học chỉ nên thay đổi một kỹ năng và nên sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó phát triển dần theo sự tiến bộ của bệnh nhân.
Ngoài 3 bước quan trọng luôn phải diễn ra trong chương trình học, thì các chuyên gia cũng nên áp dụng các nguyên tắc để có thể ứng dụng hiệu quả trong quá trình thay đổi hành vi của bệnh nhân. Người bệnh vừa tự thay đổi được chính mình vừa có thể thay thế bằng một hành vi tích cực khác tốt hơn.
- Tiên đề: Câu nói yêu cầu dành cho bệnh nhân. Yêu cầu để bệnh nhân thực hiện một nhiệm vụ nào đó theo mức độ từ đơn giản đến phức tạp.
- Hành vi: Sau khi tiếp nhận yêu cầu của chuyên gia, bệnh nhân có thể phản ứng lại thông qua thái độ, hành vi và lời nói. Có thể đồng ý hoặc không đồng ý hợp tác thực hiện yêu cầu. Trẻ tự kỷ thường sẽ không hợp tác hoặc làm ngược lại với yêu cầu.
- Hệ quả: Diễn ra sau hành vi của bệnh nhân, có thể được khen thưởng nếu bệnh nhân làm tốt các yêu cầu và nhiệm vụ đưa ra. Ngược lại, sẽ có những hình phạt nếu có những thái độ và hành vi không đúng đắn.
Lưu ý khen thưởng hay phạt chỉ để tạo động lực thay đổi hành vi cho bệnh nhân, không nên áp dụng những hình phạt quá nặng nề sẽ gây tổn hại tinh thần và ám ảnh cho bệnh nhân. Nếu xảy ra điều này, rất có khả năng tình trạng bệnh sẽ diễn biến xấu và nặng hơn.
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024