Sinh viên K61 Lịch sử tham gia Chương trình Em yêu Lịch sử với chủ đề: “Quân khu 4 - Những cung đường huyền thoại”
Nhận lời mời của Bảo tàng Quân khu IV – Đơn vị hợp tác với Khoa Lịch sử Trường Sư phạm, Trường Đại học Vinh, Khoa Lịch sử tổ chức cho Sinh viên khóa 61 học tập trải nghiệm hình thức dạy học dựa vào di sản, Bảo tàng.
Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” được tổ chức vào chiều ngày 24/4/2023 do Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Bảo tàng Quân khu 4 tổ chức nhân dịp kỷ niệm 48 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023).
Tham dự chương trình có đại diện Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An; Sở Du lịch Nghệ An; Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An; Chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc Cục Chính trị; Khoa Lịch sử Trường Đại học Vinh; Thành Đoàn Vinh; Ban Giám hiệu Trường THCS Trung Đô, THCS Trường Thi; Đại diện Ban giám hiệu một số Trường tiểu học, THCS trên địa bàn Thành phố Vinh (Nghệ An) và 200 em học sinh đến từ hai trường THCS Trường Thi và THCS Trung Đô cùng Ban lãnh đạo, cán bộ Bảo tàng Quân khu 4, Bảo tàng Lịch sử quốc gia; đại diện một số công ty Lữ hành trên địa bàn tỉnh Nghệ An; các đơn vị báo chí trên địa bàn tỉnh đến dự và đưa tin…
Mở đầu chương trình, học sinh tham quan hệ thống trưng bày Bảo tàng Quân khu 4 để tìm hiểu nội dung theo chủ đề.
Dẫn Chương trình là ThS. Nguyễn Hữu Hoành, cán bộ Bảo tàng Quân khu IV, Cựu sinh viên Khoa Lịch sử.
Sau đó học sinh tham gia 4 hoạt động chơi: Theo dòng Lịch sử; Hành trình bí mật; Đi tìm ẩn số; Vượt qua tuyến lửa.
Dẫn Chương trình là ThS. Nguyễn Thị Ngọc Anh, Cán bộ Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Cựu sinh viên Khoa Lịch sử, Trường Sư phạm.
Với hình thức kết hợp giữa học mà chơi, chơi mà học, Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Bảo tàng Quân khu 4 đã xây dựng chương trình với sự đan xen các hoạt động thể chất và trí tuê, tạo nên một “sân chơi” lịch sử hết sức bổ ích và lí thú với 04 hoạt động:
- Hoạt động “Theo dòng lịch sử” giúp các em học sinh tìm hiểu về Quân khu 4 - mảnh đất, con người và truyền thống đấu tranh anh dũng, kiên cường. Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Quân khu 4 vừa là hậu phương vừa là tiền tuyến, đã phải chứng kiến những thời khắc khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến mà nhân dân ta đã trải qua. Qua đó, khơi gợi cho các em lòng yêu quê hương đất nước và niềm tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của các thế hệ cha anh trên mảnh đất Quân khu 4 anh hùng. Đồng thời nâng cao ý thức xây dựng và phát triển quê hương, đất nước ngày một giàu đẹp hơn, đồng thời giúp học sinh ghi nhớ, tổng hợp kiến thức sau khi tham quan trưng bày của Bảo tàng Quân khu 4.
- Hoạt động “Hành trình bí mật” với mong muốn giúp các em hiểu được phần nào những khó khăn, vất vả, gian nan trong quá trình mở đường, hành quân, chi viện... cho chiến trường miền Nam của các chiến sĩ năm xưa, đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, việc khảo sát mở đường Trường Sơn (5/1959) được thực hiện với nguyên tắc tuyệt đối bí mật. Trong “Hành trình bí mật” đầy khó khăn, vất vả ấy, khẩu hiệu hành động “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng” đã trở thành “kim chỉ nam” để “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Ở hoạt động này, học sinh được hóa thân thành những chiến sỹ giao liên nhận nhiệm vụ “truyền mật thư”, di chuyển theo những hình bàn tay, bàn chân (mô phỏng những dấu chân cách mạng), vượt chướng ngại vật (chui qua vòng tròn có gắn chuông), đến vạch đích truyền mật thư cho đồng đội ghi vào bảng. Trong quá trình di chuyển, nếu đi sai những hình bàn chân, bàn tay, làm rung chuông (tức là bị lộ bí mật cách mạng), phải quay về vạch xuất phát cho bạn khác tiếp tục làm nhiệm vụ. Sau khi truyền được mật thư (bằng cách nói thầm vào tai bạn nhận tin), lấy 1 mảnh ghép để lên ghép bức ảnh “Bếp Hoàng Cầm”. Đội nào truyền được các mật thư nhanh, chính xác, lắp ghép ảnh đúng là đội thắng cuộc.
- Hoạt động “Đi tìm ẩn số”: Trên màn hình hiện lần lượt 5 ẩn số, mỗi ẩn số là 1 câu hỏi của chương trình về nhân vật, hiện vật, sự kiện lịch sử... gắn liền với Quân khu 4. Mỗi câu hỏi sẽ có các gợi ý bằng hình ảnh và dữ liệu. Sau 30 giây suy nghĩ, hai đội phải đưa ra câu trả lời. Trả lời đúng nhận được 10 điểm, trả lời sai quyền trả lời thuộc về đội bạn, nếu cả 2 đội không trả lời được, quyền trả lời thuộc về khán giả. Sau khi lật mở và trả lời hết 5 ẩn số, đội nào giành được số điểm cao hơn là đội thắng cuộc.
- Hoạt động “Vượt qua tuyến lửa”: Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, để có thể tiếp tế được lương thực, đạn dược ra chiến trường là cả một hành trình khó khăn, gian khổ. Biết bao công sức, xương máu, hi sinh to lớn của các anh, chị dân công hoả tuyến, thanh niên xung phong bằng những phương tiện khác nhau…vượt qua các trọng điểm giao thông để chi viện cho chiến trường. Ở hoạt động này, học sinh hóa thân thành các cô dân công, chú bộ đội, sử dụng quang gánh, xe đạp thồ vận chuyển lương thực (mô phỏng bởi những quả bóng bay) để khéo léo vận chuyển lương thực ra chi viện cho chiến trường miền Nam. Với thời gian quy định, đội nào vận chuyển được nhiều lương thực sẽ là đội thắng cuộc.
Chương trình Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” với chủ đề “Quân khu 4 - Những cung đường huyền thoại” đã thành công tốt đẹp và nhận được sự hưởng ứng tích cực của các thầy cô giáo và các em học sinh THCS Trường Thi và THCS Trung Đô. Một sân chơi lịch sử bổ ích, sáng tạo được các cán bộ BTLSQG và Bảo tàng Quân khu 4 phối hợp tổ chức đã phần nào giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về truyền thống lịch sử, văn hóa, mảnh đất, con người nơi đây, đồng thời giúp các em thêm yêu quê hương mình, nơi các em đang sinh sống và học tập; từ đó ra sức học tập góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương, đất ngày càng giàu đẹp đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa BTLSQG với các bảo tàng, di tích trên cả nước hoạt động rộng rãi, hiệu quả hơn.
Sinh viên K61 Sư phạm Lịch Khoa Lịch sử tham gia rất tích cực
Học tập trải nghiệm là hình thức bổ ích đề sinh viên có thể áp dụng trong quá trình tổ chức dạy học sau này. Mặt khác, đây là khởi đầu để Khoa Lịch sử và Bảo tàng Quân Khu IV thực hiện kế hoạch thành lập Câu lạc bộ Cộng tác viên hướng dẫn tại Bảo tàng trong thời gian tới.
LTC.
- Buổi đánh giá luận văn, đồ án Thạc sĩ khoá 30 (2022-2024) đợt 1 ngành Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học) thành công tốt đẹpTin tức - Sự kiện01/11/2024
- Đại hội Lớp - Chi đoàn - Chi hộiTin tức - Sự kiện07/10/2024
- Gặp mặt tân sinh viên khóa 65 Giáo dục Tiểu họcTin tức - Sự kiện04/10/2024
- Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ngành Giáo dục Tiểu học, khóa 63, học kỳ 1 năm học 2024 - 2025Tin tức - Sự kiện04/10/2024
- Chương trinh gặp mặt tân sinh viên khóa 65 khoa Giáo dục Tiểu họcTin tức - Sự kiện01/10/2024
- VINH DANH THỦ KHOA KÌ THI TUYỂN SINH NĂM 2024 VÀ SINH VIÊN XUẤT SẮC NĂM HỌC 2024 – 2025 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌCTin tức - Sự kiện30/09/2024
- Gặp mặt Tân Sinh viên khóa 65 ngành Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Lịch sử và Địa lí: Niềm tin về một khóa đào tạo nhiều khởi sắcTin tức - Sự kiện26/09/2024
- Sinh viên khóa 63 ngành Sư phạm Lịch sử hoàn thành chuyến Thực tế chuyên môn tại các tỉnh duyên hải miền TrungTin tức - Sự kiện22/07/2024
- Buổi đánh giá luận văn, đồ án Thạc sĩ khoá 30 (2022-2024) đợt 1 ngành Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học) thành công tốt đẹpTin tức - Sự kiện01/11/2024
- Đại hội Lớp - Chi đoàn - Chi hộiTin tức - Sự kiện07/10/2024
- Tọa đàm: Sinh viên Sư phạm với chương trình Giáo dục phổ thông 2018Hoạt động sinh viên07/10/2024
- Gặp mặt tân sinh viên khóa 65 Giáo dục Tiểu họcTin tức - Sự kiện04/10/2024
- Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ngành Giáo dục Tiểu học, khóa 63, học kỳ 1 năm học 2024 - 2025Tin tức - Sự kiện04/10/2024
- Chương trinh gặp mặt tân sinh viên khóa 65 khoa Giáo dục Tiểu họcTin tức - Sự kiện01/10/2024
- VINH DANH THỦ KHOA KÌ THI TUYỂN SINH NĂM 2024 VÀ SINH VIÊN XUẤT SẮC NĂM HỌC 2024 – 2025 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌCTin tức - Sự kiện30/09/2024
- Gặp mặt Tân Sinh viên khóa 65 ngành Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Lịch sử và Địa lí: Niềm tin về một khóa đào tạo nhiều khởi sắcTin tức - Sự kiện26/09/2024