Sinh viên khuyết tật bị kỳ thị tại nơi làm việc
Nghiên cứu được dẫn dắt bởi TS. Mollie Dollinger, và lần đầu tiên được tiến hành tại Australia. Kết quả nghiên cứu đã tiết lộ những trường hợp gây shock liên quan tới định kiến cố tình hoặc vô ý hướng tới những sinh viên khuyết tật hoặc sinh viên gặp các vấn đề về sức khoẻ tinh thần.
Một số tình trạng khuyết tật của sinh viên không được những người quản lý tại nơi làm việc chấp nhận hoặc coi thường một cách trắng trợn. Một số sinh viên phải chịu đựng cảm giác rằng họ chính là gánh nặng hoặc phải đối diện với những định kiến vô tình hoặc cố ý bởi những đồng nghiệp tại không gian công sở.
Nơi làm việc mang lại cho sinh viên những cơ hội quý báu để tích luỹ kinh nghiệm, áp dụng được những kiến thức trên giảng đường vào thực tiễn. Tuy nhiên, trong khi các trường đại học đã nỗ lực hết sức để giúp sinh viên thích ứng được với không gian làm việc ngoài cuộc sống, một số hoạt động tác nghiệp thực tiễn không linh hoạt đã tạo ra khó khăn nhất định cho sinh viên trong việc nhận được sự hỗ trợ cần thiết từ đồng nghiệp.
Theo TS. Dollinger, chúng ta đã được kể về vị trí quản lý nhân viên tập sự-người đã được thông báo về tình trạng mệt mỏi mãn tính của sinh viên nhưng vẫn lựa chọn cách lờ đi. Chúng ta cũng đã được nghe kể về những người quản lý tiết lộ về tình trạng khuyết tật của nhân viên tại cuộc họp nhóm mà chưa được sự đồng ý của họ. Chúng ta cũng đã được biết về một viễn cảnh mà ở đó, sinh viên có những hạn chế về vận động trong ngày đầu tiên đi làm thì phát hiện ra rằng công ty không có thang máy. Những tình huống kỳ thị này đến từ sự nhận thức kém về người khuyết tật, tuy nhiên cũng có một bộ phận thực sự có định kiến với nhóm người yếu thế này.
Theo ước tính, 20% người trẻ tuổi gặp vấn đề về sức khoẻ tinh thần và/hoặc đa dạng hệ thần kinh, tuy nhiên người dân Australia vẫn chưa hiểu rõ về điều này.
TS. Dollinger cho biết sự khác biệt về thế hệ và văn hoá với những người quản lý tại nơi làm việc thường góp phần tạo nên vấn đề này, trong đó tình trạng sức khoẻ của sinh viên luôn bị đặt câu hỏi, thậm chí là chất vấn.
Nghiên cứu do TS. Dollinger đứng đầu được thực hiện tại Australia, tiến hành khảo sát 132 sinh viên đại học bị khuyết tật. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng tổ chức chuỗi thảo luận nhóm với 26 sinh viên nhằm tìm hiểu về những trải nghiệm của họ tại nơi làm việc trong quá trình học. Kết quả khảo sát cho thấy, 44% sinh viên sẽ không công bố hoặc công bố một phần về tình trạng khuyết tật của mình với các quản lý thực tập, nhằm tránh gặp phải tình trạng kỳ thị tại nơi làm việc.
TS. Dollinger cảm thấy đau lòng trước tình trạng sinh viên phải đối diện với thái độ thù địch, bị tách rời khỏi tập thể và bị cư xử như thể họ chính là gánh nặng trong quá trình thực tập tại cơ quan. Điều này thực sự có thể dẫn tới việc các em cảm thấy nghi ngờ hơn về khả năng đóng góp cho xã hội thông qua ngành nghề mà các em đang theo học tại trường.
Những tình huống ở trên cũng góp phần khiến cho các nhà tuyển dụng bỏ lỡ những ứng viên có năng lực. Sự thiếu linh hoạt của họ đã dẫn tới việc công ty không thể tuyển được đội ngũ nhân viên hoặc hỗ trợ những nhân viên khuyết tật một cách phù hợp.
Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng giáo dục và y tế là hai lĩnh vực tồi tệ nhất trên phương diện môi trường làm việc thiếu sự linh hoạt. Những y tá quản lý thường không sẵn lòng cho phép các ca làm việc ngắn để có thể đáp ứng được những yêu cầu cụ thể của sinh viên. Có trường sinh viên được yêu cầu phải giấu thông tin về tình trạng khuyết tật để tránh gây ra sự hoảng sợ cho các bậc phụ huynh.
Một số quản lý thực tập sinh cho biết họ sẽ không cân nhắc việc tuyển dụng nhân viên khuyết tật, tuy nhiên bản thân họ cũng đã thay đổi suy nghĩ khi nhận ra những đóp góp giá trị mà những nhân viên đó mang lại. Do đó, TS. Dollinger cho rằng cần nhiều nghiên cứu hơn nữa nhằm đưa ra được các hướng dẫn tốt nhất đối với các nhà quản lý, hướng tới việc tạo ra môi trường làm việc mang tính hoà nhập cao hơn.
- Khoa Tâm lý-Giáo dục chào đón tân sinh viên K65Sinh viên03/10/2024
- Khoa Tâm lý-Giáo dục rộn ràng chào đón tân sinh viên K65Sinh viên30/09/2024
- Đại hội Chi đoàn các lớp chuyên ngành Quản lý giáo dụcSinh viên27/09/2024
- Giới trẻ Australia bi quan về tương lai của mìnhSinh viên10/09/2024
- Hà Lan cấm học sinh sử dụng điện thoại di động tại trường họcSinh viên03/09/2024
- Dành cả thanh xuân học ngành tâm lý học, ra trường mình làm gì?Sinh viên26/08/2024
- Tham vấn tâm lý cho sinh viên: Cách tiếp cận từ các trường đại họcSinh viên26/07/2024
- Rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên ngành Quản lý giáo dụcSinh viên16/05/2024
- Khoa Vật lí tổ chức đón tiếp gặp mặt và chúc thọ cựu giáo chức nhân dịp đầu xuân năm mới 2025Tin tức21/02/2025
- Gặp mặt tân sinh viên K65 Khoa Vật lýTin tức21/02/2025
- Thống kê các công trình khoa học của giảng viên và sinh viên khoa Vật lýNghiên cứu21/02/2025
- Quy định Khung năng lực số cho người họcTin tức07/02/2025
- KHOA SINH HỌC GẶP MẶT ĐẦU XUÂN 2025Tin tức04/02/2025
- Gặp gỡ đầu xuân Ất Tỵ 2025Tin tức03/02/2025
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025