Tại sao chúng ta cần xem xét lại vấn nạn bạo lực học đường
TS. Grace Skrzypiec (Trường ĐH Giáo dục, Tâm lý và Xã hội) giải thích rằng "bắt nạt" là một thuật ngữ rộng và có nhiều cách diễn giải khác nhau, dẫn tới việc có nhiều trường hợp có thể bị bỏ qua hoặc không được báo cáo một cách đầy đủ, phù hợp, đặc biệt là những trường hợp liên quan tới trẻ em.
Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát hơn 800 học sinh tuổi từ 11-16 về nhận thức của các em đối với hành vi bắt nạt và cách mà thuật ngữ này được liên kết với việc bị bắt nạt, đánh giá mức độ phổ biến của hành vi bắt nạt cũng như nhận diện được nạn nhân cần hỗ trợ trong những trường hợp này.
Căn cứ trên việc sử dụng các tiêu chí kỹ thuật, nhóm đề tài đã phát hiện ra rằng kết quả đánh giá giữa các nhà nghiên cứu và các em học sinh bị bắt nạt là tương đối khác biệt.
Theo TS. Skrzypiec, định nghĩa về mặt kỹ thuật đối với một học sinh bị bắt nạt đó là khi một hoặc một nhóm học sinh khác nói hoặc có hành vi gây khó chịu và không thiện cảm đối với em đó. Bắt nạt cũng được nhận diện khi một học sinh bị trêu ghẹo liên tục theo cách mà em không thích hoặc khi một học sinh bị bỏ rơi, tách biệt có chủ đích.
TS. Skrzypiec cho rằng việc hai học sinh cùng độ tuổi, sức khỏe tranh luận hoặc đánh nhau sẽ không được coi là bắt nạt. Trường hợp một học sinh bị chọc ghẹo đơn thuần theo kiểu đùa giỡn vui vẻ giữa bạn bè cũng không được coi là hành vi bắt nạt.
Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật, chúng ta thường định nghĩa "bắt nạt" bao gồm những hành vi gây gổ giữa bạn bè ở một mức độ nhất định, do đó chúng ta cần một định nghĩa cụ thể hơn nhằm nhận biết một cách rõ ràng, góp phần quản lý và ngăn ngừa sự xuất hiện của hành vi bắt nạt.
Thông qua các cuộc thảo luận xung quanh vấn đề bắt nạt và những bối cảnh mà nó xảy ra, kết quả cho thấy rằng người trẻ nhìn nhận hiện tượng rất khác nhau đối với các bối cảnh phổ biến thường xuất hiện trong các nghiên cứu và các chính sách ở Úc hiện nay.
TS. Skryzpic cho biết nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra gần 1/2 số người tham gia nghiên cứu không nhận biết được "bắt nạt kỹ thuật" đã xảy ra ở đâu. Sự mơ hồ này đã gióng lên một tiếng chuông báo động đối với mọi người, đặc biệt là với những học sinh báo cáo về các mức độ tổn thương khác nhau và những học sinh không nhận thức được là bản thân đã bị bắt nạt.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tính cấp thiết của việc đưa ra định nghĩa cụ thể hơn về hành vi bắt nạt đặc biệt là phải hướng tới những nạn nhân đang đối diện với những hậu quả khác nhau do hành vi bắt nạt mang lại ở trong không gian nhà trường cũng như tại chính gia đình của họ.
Bắt nạt có thể là một trải nghiệm quy chuẩn đối với những đứa bé này trong trường hợp chúng bình thường hóa các hành vi tiêu cực cũng như gây hại đối với bản thân. Những đứa trẻ này thậm chí có thể chấp nhận sự bóp méo về mặt nhận thức, hoặc chúng có thể đổ lỗi cho bản thân khi nói tới tình huống bắt nạt mà chúng đang phải trải qua, đồng thời các nạn nhân cũng có xu hướng không tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh.
Điều đáng quan tâm đó là việc người trẻ vẫn đang tiếp tục bị bắt nạt, do đó chúng ta cần suy xét lại cách thức chúng ta định nghĩa và nhận diện hành vi bắt nạt. Nếu việc nhận diện chưa rõ ràng và cụ thể, các nghiên cứu nhằm ngăn ngừa các tình huống bắt nạt vẫn chưa thể tiến hành.
- Khoa Tâm lý-Giáo dục chào đón tân sinh viên K65Sinh viên03/10/2024
- Khoa Tâm lý-Giáo dục rộn ràng chào đón tân sinh viên K65Sinh viên30/09/2024
- Đại hội Chi đoàn các lớp chuyên ngành Quản lý giáo dụcSinh viên27/09/2024
- Giới trẻ Australia bi quan về tương lai của mìnhSinh viên10/09/2024
- Hà Lan cấm học sinh sử dụng điện thoại di động tại trường họcSinh viên03/09/2024
- Dành cả thanh xuân học ngành tâm lý học, ra trường mình làm gì?Sinh viên26/08/2024
- Tham vấn tâm lý cho sinh viên: Cách tiếp cận từ các trường đại họcSinh viên26/07/2024
- Rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên ngành Quản lý giáo dụcSinh viên16/05/2024
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Khoa Giáo dục Tiểu học tổ chức seminar khoa học về ứng dụng AI và hệ sinh thái Microsoft trong đào tạoNghiên cứu12/11/2024
- Tọa đàm kỉ niệm 65 năm thành lập khoa Ngữ văn (1959-2024)Tin tức11/11/2024
- KHOA VĂN NGÀY ẤY...Nghiên cứu07/11/2024
- THẦY... CHƠI CHỮNghiên cứu07/11/2024
- Kế hoạch tổ chức Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm Khoa Giáo dục Tiểu học năm học 2024-2025Đào tạo05/11/2024
- Hội thảo khoa học quốc gia “Một số vấn đề thời sự trong nghiên cứu và giảng dạy Toán học” (ngày 09 tháng 11 năm 2024)Tin tức04/11/2024
- Nhớ về một thế hệ vàng - Những người thầy của tôiKhoa Ngữ văn03/11/2024