Tại sao chúng ta luôn "delay" mọi thứ ?
"Phải bắt đầu công việc thôi. Tôi phải nộp báo cáo đó vào ngày mai nhưng ngay cả máy tính tôi cũng không mở, chỉ còn 2 ngày để tôi có thể giải quyết vấn đề mà tôi đã kéo dài trong vài tuần, nhưng tôi vẫn chưa có tâm trạng để làm",... Tại sao chúng ta không thể ngừng trì hoãn vậy chứ? Là do định mệnh của bạn là lười biếng ư? Tại sao tâm trí của bạn không thể tập trung vào thứ tự ưu tiên thực tế?
Tại sao chúng ta không thể ngưng trì hoãn?
Chúng ta có xu hướng cho rằng hành động trì hoãn chỉ là hành động của các học sinh nhỏ tuổi. Tuy nhiên, mọi người ở mọi lứa tuổi đều trì hoãn. Ví dụ chẳng hạn như việc chúng ta nấu một món ăn hay sửa một cái gì đó khó. Hay giả sử chúng ta từng có những hóa đơn vận tải cần báo cáo hay có dự án cần phải hoàn thành, chúng ta biết rõ rằng đó là những việc chúng ta cần phải làm nhưng chúng ta dường như không thể bắt đầu làm việc.
Vì vậy, khi cảm thấy không thể ngừng việc trì hoãn, việc trải nghiệm thực tế của chúng ta đã thiếu sự tiến bộ và sự đình trệ. Rõ ràng, cảm giác này khiến chúng ta bất an. Ngoài ra, tình trạng này còn dẫn đến xảy ra hai sự việc như sau.
Thứ nhất, trì hoãn sẽ đem lại hậu quả. Chẳng hạn như bạn có thể bị mất việc, trượt bài thi hoặc bỏ lỡ cơ hội.
Thứ hai, bạn có thể bắt đầu nghĩ xấu về bản thân mình. Bạn cảm thấy bản thân làm việc không hiệu quả, không có năng lực, tất cả mọi thứ đều khủng khiếp. Điều nghiêm trọng hơn là bạn cảm thấy không thể kiểm soát được. Việc bạn cuối cùng cũng quyết định bắt đầu công việc không quan trọng. Luôn tồn tại những việc khiến bạn thoát khỏi công việc.
Vậy lý do đằng sau những là gì?
Không phải là vấn đề quản lý thời gian mà là vấn đề về cảm xúc.
Nếu tự hỏi "Tại sao không thể dừng việc trì hoãn?" thì chúng ta thường đưa ra đáp án là do chúng ta không quản lý tốt thời gian. Vì lý do này mà nhiều người mua những cuốn sách giúp quản lý thời gian tốt hơn và thậm chí có thể giúp họ vạch ra kế hoạch quản lý thời gian. Nhưng phần lớn việc trì hoãn vẫn không có tiến triển.
Bảo một người trì hoãn trong một thời gian dài hãy làm việc một cách quy củ và hệ thống hơn chẳng khác nào bảo với người buồn hãy vui lên cả. Điều này thật vô lý. Vấn đề cơ bản trong thực tế là cảm xúc của một người, tức là do sự bất an, lo lắng, sợ hãi, sự cần thiết phải làm tốt và nỗi sợ thất bại. Khó để có thể quản lý những cảm xúc như thế này. Kết quả là, cá nhân mọi người trở nên tức giận và khó chịu, lạm dụng việc trì hoãn một cách phức tạp và mệt mỏi như một lối thoát. Tệ nhất là những tình huống này kéo dài trong vài tháng, trong trường hợp này, người đó có thể phải đối mặt với chứng trầm cảm hoặc rối loạn bất an chưa được chẩn đoán.
Phía sau câu hỏi "Tại sao không thể dừng việc trì hoãn?" có rất nhiều nỗi sợ hãi.
Có thể mọi người sẽ thấy mâu thuẫn. Vậy điều này có nghĩa là gì? Chúng ta sợ hãi điều gì vậy? Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Leuphana của Đức cho thấy việc trì hoãn về cơ bản là một phản ứng chức năng đối với tình trạng cảm xúc không mong muốn. Ví dụ, những việc bạn phải làm sẽ làm bạn sợ hãi và bất an. Vì không biết phải xử lý trạng thái cảm xúc này như thế nào nên bạn quyết định tránh né nó. Kể từ đó, trì hoãn sẽ phát huy hiệu quả của mình.
Thông thường, nỗi sợ hãi là hệ quả của sự trì hoãn. Nỗi sợ thất bại và nỗi sợ không đáp ứng được kỳ vọng của người khác. Nỗi đau khổ khi đối mặt với một tình huống nào đó mà bạn cảm thấy không thể kiểm soát được. Đôi khi cũng là sự căm ghét về việc phải làm những việc mà bạn không muốn làm vì bất kỳ lý do nào.
Nếu bạn có mục tiêu, hãy tập trung vào cảm xúc của bạn trước mục tiêu ấy
Hãy thử nghĩ về kịch bản này nhé! Các bạn phải lập mục tiêu ngắn hạn cho bản thân, phải làm bài tập, hoặc phải truyền đạt cái gì đó vào ngày cuối cùng của hạn. Đối với những sự việc như vậy, mọi người thường mắc những sai lầm nhỏ. Mọi người lại tập trung vào thời hạn nộp đầu tiên, sau đó mới lên kế hoạch. Điều này không hoàn toàn phải là xấu. Tuy nhiên kế hoạch phải có tính chất phụ trợ. Điều quan trọng nhất là tập trung vào cảm xúc.
Nếu có việc gì làm bạn bất an, bạn sẽ không tiến lên phía trước. Trước tiên cần nắm bắt tình trạng cảm xúc và sau đó chuyển sang suy nghĩ về mục tiêu. Nếu bạn không phấn khích khi làm một việc gì đó, bạn sẽ không thể tìm thấy sức mạnh và động lực để dành thời gian cho nó.
Mọi người phải duy trì trạng thái tinh thần thoải mái và tập trung để kiểm soát những cảm xúc này, để làm mới suy nghĩ và giảm nỗi sợ hãi. Và trước khi đặt ra mục tiêu dài hạn, chúng ta phải tự đặt mục tiêu ngắn hạn để chăm sóc trạng thái tâm lý của chúng ta trước đã.
Nói một cách đơn giản, nếu tinh thần khỏe mạnh thì bạn có thể làm những gì bạn muốn thật thuận lợi. Quản lý cảm xúc luôn luôn là chiến lược tốt nhất để sống một cách khỏe mạnh và hạnh phúc.
- Khoa Tâm lý-Giáo dục chào đón tân sinh viên K65Sinh viên03/10/2024
- Khoa Tâm lý-Giáo dục rộn ràng chào đón tân sinh viên K65Sinh viên30/09/2024
- Đại hội Chi đoàn các lớp chuyên ngành Quản lý giáo dụcSinh viên27/09/2024
- Giới trẻ Australia bi quan về tương lai của mìnhSinh viên10/09/2024
- Hà Lan cấm học sinh sử dụng điện thoại di động tại trường họcSinh viên03/09/2024
- Dành cả thanh xuân học ngành tâm lý học, ra trường mình làm gì?Sinh viên26/08/2024
- Tham vấn tâm lý cho sinh viên: Cách tiếp cận từ các trường đại họcSinh viên26/07/2024
- Rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên ngành Quản lý giáo dụcSinh viên16/05/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024