Tạm biệt căng thẳng mùa thi một cách hiệu quả
Trông thì có vẻ nhẹ nhàng, nhưng ở tuổi vị thành niên chúng mình cũng có rất nhiều áp lực, nào là kì vọng của từ gia đình, là lịch học thêm dày đặc, là ganh đua điểm số, mâu thuẫn với bạn bè,.. Tất cả những điều đó rất dễ khiến chúng mình rơi vào trạng thái căng thẳng, chán nản, hay thậm chí là kiệt quệ.
Biết rằng mùa thi cử đã tới nhưng chúng mình đừng vì thế mà tiếc vài phút nghỉ ngơi mỗi ngày. Cùng Psygital tìm hiểu ngay những mẹo say “bye” căng thẳng, nạp lại năng lượng tích cực thật nhanh cho tuần mới nhé!!!
1. Tạm dừng mọi thứ và… hít thở
Bạn có thể đếm từ 1 đến 10 kết hợp với việc hít thở sâu khi gặp phải căng thẳng. Đây là một cách đơn giản giúp các bạn giữ cho mình sự bình tĩnh, tạm dừng dòng suy nghĩ rối ren trong đầu một cách tốt nhất.
2. Thư giãn với sở thích của chúng mình
Bạn có thể: Ngâm tắm, hát hò, đọc sách, ăn một món ăn bạn yêu thích,Tự mình vẽ tranh, thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật mà bạn yêu thích, nghe một bản nhạc mà bạn từng nghe hoài không chán hoặc thư giãn bằng các các chương trình hài,... Những gợi ý trên sẽ giúp bạn tạm tách mình ra khỏi những bài tập, kì thi, giúp bạn có một tâm trí nhẹ nhàng thoải mái, giảm bớt căng thẳng và bình tĩnh hơn đấy!
3. Thể dục thể thao nâng cao với sức khỏe!!!
Vận động là một trong những phương thức đơn giản nhất để “dọn dẹp” tâm trí khi gặp bất cứ một áp lực, căng thẳng nào trong cuộc sống. Việc vận động thường xuyên cũng làm tăng mức độ dopamine và serotonin, khiến tâm trạng bạn tràn ngập vui vẻ. Ngay hôm nay, hãy thử thức dậy sớm một chút, đi bộ và hít thở không khí xung quanh hay chơi một môn thể thao bạn yêu thích nhé!
4. Chơi đùa với các “hoàng thượng”
Theo các nhà khoa học, việc dành vài phút bên cạnh thú cưng sẽ giúp não tiết ra Serotonin và Dopamine – hai hoocmon hạnh phúc của con người nhiều hơn bình thường. Sau một ngày thật dài về nhà, được ngồi thủ thỉ, cưng nựng hay chỉ đơn giản là nhìn những trò “ngáo ngơ” của các boss thôi cũng đủ giúp chúng “quên béng” mấy chuyện muộn phiền.
5. Lên thời gian biểu hợp lí
Sau khi nạp lại năng lượng, đừng quên lên một chiếc thời gian thật hợp lý cho các hoạt động, nhiệm vụ bạn cần phải hoàn thành. Việc biết mình còn bao nhiêu việc phải làm, làm vào giờ nào, làm ra sao,… sẽ giúp bạn có một cái nhìn bao quát hơn, tránh cảm giác rối ren, làm mãi, học mãi không hết việc, từ đó cũng giảm bớt những cẳng thẳng trong học tập.
6. Đừng ngại tìm kiếm sự trợ giúp
Và hãy luôn nhớ rằng bạn không một mình. Nếu cần sự giúp đỡ, đừng ngại tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, thầy cô và bạn bè và đặc biệt là chuyên viên tâm lý học đường ở trường của mình nhé!!
Cre: Psygital
- Khoa Tâm lý-Giáo dục chào đón tân sinh viên K65Sinh viên03/10/2024
- Khoa Tâm lý-Giáo dục rộn ràng chào đón tân sinh viên K65Sinh viên30/09/2024
- Đại hội Chi đoàn các lớp chuyên ngành Quản lý giáo dụcSinh viên27/09/2024
- Giới trẻ Australia bi quan về tương lai của mìnhSinh viên10/09/2024
- Hà Lan cấm học sinh sử dụng điện thoại di động tại trường họcSinh viên03/09/2024
- Dành cả thanh xuân học ngành tâm lý học, ra trường mình làm gì?Sinh viên26/08/2024
- Tham vấn tâm lý cho sinh viên: Cách tiếp cận từ các trường đại họcSinh viên26/07/2024
- Rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên ngành Quản lý giáo dụcSinh viên16/05/2024
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Khoa Giáo dục Tiểu học tổ chức seminar khoa học về ứng dụng AI và hệ sinh thái Microsoft trong đào tạoNghiên cứu12/11/2024
- Tọa đàm kỉ niệm 65 năm thành lập khoa Ngữ văn (1959-2024)Tin tức11/11/2024
- KHOA VĂN NGÀY ẤY...Nghiên cứu07/11/2024
- THẦY... CHƠI CHỮNghiên cứu07/11/2024
- Kế hoạch tổ chức Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm Khoa Giáo dục Tiểu học năm học 2024-2025Đào tạo05/11/2024
- Hội thảo khoa học quốc gia “Một số vấn đề thời sự trong nghiên cứu và giảng dạy Toán học” (ngày 09 tháng 11 năm 2024)Tin tức04/11/2024
- Nhớ về một thế hệ vàng - Những người thầy của tôiKhoa Ngữ văn03/11/2024