Tâm lý học nhận thức
Tâm lý học là một ngành nghiên cứu có bề dày lịch sử lâu đời, bắt đầu từ thời cổ đại, dù tên gọi chính thức của nó (tức “psychology” trong tiếng Anh, hay “psychologie" trong tiếng Pháp) thì xuất hiện sau đó khá lâu - từ thế kỉ thứ 16. Một cách ngắn gọn, đây là bộ môn nghiên cứu về con người dưới góc độ tâm trí và hành vi.
Ở Việt Nam, tâm lý học vẫn là một khái niệm tương đối mới mẻ, nhưng là một lĩnh vực đầy tiềm năng nhờ sự phát triển của xã hội. Chúng ta dần quen hơn với những khái niệm về sức khoẻ cảm xúc, sức khoẻ tinh thần, hay các rối loạn như “trầm cảm", “rối loạn hành vi", “rối loạn hưng trầm cảm", “rối loạn phổ tự kỉ", “tăng động",... Ta cũng bước đầu hiểu về các chuyên ngành khác nhau trong tâm lý học như Tâm lý lâm sàng, Tâm lý giáo dục hay Tâm lý xã hội.
Tuy nhiên, tâm lý học không chỉ gói gọn ở hành vi, cảm xúc hay chỉ giới hạn ở học đường. Chúng ta còn một lăng kính rất quan trọng khác, một nhánh chuyên ngành lớn và rất phát triển trên thế giới, đó là Tâm lý học nhận thức (cognitive psychology). Đây là một nền tảng quan trọng, giúp chúng ta có sự thấu hiểu toàn diện và trọn vẹn về chính mình.
Tâm lý học cổ điển tại Pháp được chia thành bốn nhánh chính, bao gồm: Tâm lý lâm sàng (clinical psychology), Tâm lý nhận thức (cognitive psychology), Tâm lý phát triển (developmental psychology) và Tâm lý xã hội (social psychology). Từ bốn nhánh lớn này, tâm lý còn chia ra các nhánh nhỏ khác, nhằm nghiên cứu tâm thức và hành vi của chúng ta dưới những góc độ chuyên môn và lĩnh vực cụ thể (như sinh học, sinh lý, giáo dục, học đường, thần kinh,…).
Tâm lý nhận thức nghiên cứu về các cơ chế nhận thức của con người, bao gồm trí nhớ, ngôn ngữ, khả năng học, chú ý, khả năng tri giác, khả năng giải quyết vấn đề, các cơ chế điều hành… Đây là các cơ chế quan trọng giúp con người tiếp thu, sáng tạo và vận dụng kiến thức và sự hiểu biết của mình.Nói cách khác, Tâm lý nhận thức là một chuyên ngành mang tính chất nghiên cứu chuyên sâu về cách con người đạt được một tri thức nào đó thông qua các quá trình nhận thức và tương tác với môi trường bên ngoài.
Tâm lý học nhận thức ra đời từ những năm 1950, là kết quả của nhiều học thuyết và đóng góp từ nhiều trường phái khác nhau từ châu Âu đến Mỹ. Trường phái Nhận thức (Cognitivism) ra đời dựa trên hai yếu tố chính.
Thứ nhất là bất đồng trực tiếp với chủ nghĩa Hành vi (Behaviorism) của J.Watson. Các nhà chủ nghĩa Hành vi quan niệm mọi hành vi và quá trình đều phải quan sát được và quy về được mô hình hai yếu tố cơ bản là Kích thích - Phản ứng (S-R). Họ nổi tiếng với những nghiên cứu về cơ chế học thông qua Điều kiện hóa loại I của I.Pavlov và Điều kiện hóa loại II của B.Skinner. Về phần mình, các nhà chủ nghĩa Nhận thức đề xuất thêm yếu tố O, tức những đặc điểm cá nhân (tuổi, giới tính, IQ,..) vào giữa mô hình S-R, và cho rằng chúng ta có thể giải thích các hành vi dựa trên các cơ chế tư duy bằng các phương pháp khoa học chặt chẽ và khách quan.
Yếu tố thứ hai thúc đẩy sự hình thành của Tâm lý nhận thức là những bước tiến của khoa học nói chung, cụ thể là sự ra đời của máy tính. Điều này đã góp phần rất quan trọng trong việc thực hiện các thí nghiệm, xử lý số liệu thống kê và hoàn thiện những nghiên cứu về hệ thống nhận thức của con người. Quả vậy, ngoài là một trụ cột trong ngành Tâm lý học, Tâm lý nhận thức còn là một nhánh của Khoa học nhận thức (cognitive sciences) - lĩnh vực nghiên cứu về tâm trí và trí tuệ nói chung của con người.
Sự khác biệt giữa Tâm lý nhận thức và Tâm lý thần kinh
Bên cạnh chuyên ngành lâm sàng, Tâm lý thần kinh (Neuropsychology) cũng là một chuyên ngành vô cùng thú vị được nhiều sinh viên cao học quan tâm.
Tâm lý thần kinh như một sự giao thoa giữa Tâm lý nhận thức và Tâm lý lâm sàng, khi nghiên cứu về mối liên hệ giữa cơ chế của não bộ và hành vi của con người, chủ yếu là bệnh nhân. Nếu Tâm lý nhận thức nhằm thấu hiểu trọn vẹn các quá trình nhận thức của con người nói chung, thì Tâm lý thần kinh nghiên cứu sâu hơn về cấu trúc và chức năng của não bộ, các cơ chế nhận thức liên quan đến những vị trí nhất định đó và hành vi của con người.
Cả hai lĩnh vực này đều nghiên cứu thông qua thí nghiệm hành vi và quan sát; dẫu thế, Tâm lý nhận thức thường quan sát đối tượng khoẻ mạnh, còn Tâm lý thần kinh thường quan sát các bệnh nhân gặp tổn thương não bộ, thông qua việc thực hiện các bài kiểm tra đánh giá bổ sung.
Vai trò của chuyên gia tâm lý nhận thức
Nhìn chung, để được hành nghề với tư cách là chuyên gia tâm lý (psychologist), chúng ta sẽ phải học ít nhất 5 năm, tức hết bậc Thạc sĩ và có ít nhất 500 giờ thực tập có giám sát (con số này có thể dao động tuỳ từng quốc gia). Một chuyên gia về Tâm lý nhận thức cũng phải đạt được những yêu cầu tương tự, nhưng họ có một nhiệm vụ và vai trò hơi khác hơn một chút.
Thông thường, người theo đuổi ngành Tâm lý nhận thức sẽ có xu hướng đi theo sự nghiệp nghiên cứu. Họ sẽ tập trung nghiên cứu một cơ chế nào đó, hoặc thậm chí là một phần rất nhỏ của cơ chế đó ở một nhóm đối tượng cụ thể.
Ví dụ, họ có thể lựa chọn nghiên cứu về cách mã hoá thông tin trong quá trình ghi nhớ, hay quá trình học bảng chữ cái hoặc số đếm ở trẻ em. Các chuyên gia Tâm lý nhận thức có thể làm ở các phòng nghiên cứu, làm giảng dạy hoặc thậm chí ở các công ty tư nhân cần sự tư vấn về lĩnh vực này.
Vậy, các chuyên gia Tâm lý nhận thức có thể làm việc trong lĩnh vực lâm sàng hay không? Câu trả lời là có, họ hoàn toàn có thể làm việc với bệnh nhân. Họ thường sẽ làm việc với các bệnh nhân gặp các rối loạn về nhận thức thần kinh (neurocognitive disorders), chủ yếu là liên quan đến rối loạn về trí nhớ, ngôn ngữ, chú ý hoặc các cơ chế điều hành. Thông qua tương tác và để bệnh nhân làm các bài kiểm tra đánh giá, các chuyên gia về Tâm lý nhận thức sẽ góp phần vào việc chẩn đoán các rối loạn nhận thức ở bệnh nhân và thiết lập phương án điều trị phục hồi.
Về điểm này, họ sẽ có vai trò tương tự với các chuyên gia Tâm lý thần kinh. Do các rối loạn nhận thức thần kinh rất đa dạng, các chuyên gia thường trau dồi các kĩ năng và kiến thức làm việc với một nhóm bệnh nhân/ đối tượng nhất định.
Ví dụ, bạn có thể lựa chọn làm việc với trẻ em, người cao tuổi, các bệnh nhân sử dụng chất kích thích hoặc các bệnh nhân gặp chấn thương ở não. Các rối loạn tiêu biểu theo độ tuổi cũng như những đặc điểm của những rối loạn đó sẽ được trình bày chi tiết ở những bài tiếp theo.
Cuối cùng, các chuyên gia Tâm lý nhận thức có thể làm các bài đánh giá trí tuệ theo yêu cầu của thân chủ mà không do các nguyên nhân bệnh học.
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- Bạn đã sẵn sàng hợp tác với AI trong công việc chưa?Tin tức04/09/2024
- Current Status of Developing Primary School Teacher Training Programs Approaching CdioNghiên cứu16/11/2024
- Khoa Giáo dục Tiểu học tổ chức seminar khoa học về ứng dụng AI và hệ sinh thái Microsoft trong đào tạoNghiên cứu12/11/2024
- Tọa đàm kỉ niệm 65 năm thành lập khoa Ngữ văn (1959-2024)Tin tức11/11/2024
- KHOA VĂN NGÀY ẤY...Nghiên cứu07/11/2024
- THẦY... CHƠI CHỮNghiên cứu07/11/2024
- Kế hoạch tổ chức Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm Khoa Giáo dục Tiểu học năm học 2024-2025Đào tạo05/11/2024
- Hội thảo khoa học quốc gia “Một số vấn đề thời sự trong nghiên cứu và giảng dạy Toán học” (ngày 09 tháng 11 năm 2024)Tin tức04/11/2024
- Nhớ về một thế hệ vàng - Những người thầy của tôiKhoa Ngữ văn03/11/2024