Tầm quan trọng của sự gắn bó với trường học trong việc bảo vệ sức khoẻ tâm thần
Mặc dù nhận thức về sự gắn bó với nhà trường đang ngày càng tăng lên, sự hiểu biết toàn diện về ảnh hưởng của yếu tố này tới sức khoẻ tâm thần lâu dài vẫn chưa được đầy đủ.
Nghiên cứu mới của Đại học Monash tập trung tìm hiểu về cảm giác gắn bó với nhà trường và kết quả sức khoẻ tâm thần ở người trưởng thành nhằm nhận diện những khoảng trống về kiến thức trong lĩnh vực này. Các nhà khoa học đã kiểm tra những ảnh hưởng lâu dài của sự gắn bó với nhà trường đối với hành trình sức khoẻ tâm thần từ giai đoạn thanh thiếu niên tới khi trưởng thành.
Cảm giác thuộc về/sự gắn bó với nhà trường đề cập tới mức độ được chấp nhận, tôn trọng, hoà nhập và được hỗ trợ mà học sinh cảm nhận được trong môi trường học đường (Goodenow & Grady, 2010). Khái niệm này cũng bao hàm những cảm xúc tích cực của học sinh đối với nhà trường, chất lượng mối quan hệ giữa thầy và trò, và cảm nhận của các em về giá trị xã hội giữa các bạn đồng trang lứa.
Làm sáng tỏ những tác động lâu dài
Mặc dù những lợi ích trước mắt của cảm giác gắn bó với nhà trường đối với sức khoẻ tâm thần đã được ghi nhận, những ảnh hưởng lâu dài của nó vẫn chưa được khám phá một cách kỹ lưỡng.
Đề tài nghiên cứu lần này là sự hợp tác giữa ĐH Monash, ĐH Deakin, Viện nghiên cứu trẻ em Murodch và ĐH Melbourne. Kết quả nghiên cứu đã góp phần làm sáng tỏ vấn đề này.
Nghiên cứu có sự tham gia của hơn 1.500 người trẻ tuổi với mục tiêu nghiên cứu về ảnh hưởng của cảm giác gắn bó với nhà trường ở tuổi 15-16 ảnh hưởng như thế nào tới kết quả sức khoẻ tâm thần ở những giai đoạn sau đó, đặc biệt là ở các độ tuổi 19-20. 23-24 và 27-28.
Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ gắn bó cao hơn với nhà trường khi 15-16 tuổi có liên hệ tới mức căng thẳng, hồi hộp và trầm cảm thấp hơn khi bước qua tuổi trưởng thành. Sự liên quan này nhấn mạnh tầm quan trọng của cảm giác gắn bó với trường học ở thanh thiếu niên, và coi đây là một yếu tố có tính chất bảo vệ họ trước những vấn đề về sức khoẻ tâm thần trong tương lai.
Kết quả nghiên cứu đã nhấn mạnh về tính cấp thiết của các biện pháp can thiệp và các chương trình bền vững, trong đó không chỉ nhận diện sự gắn bó với nhà trường, mà còn mở rộng tầm ảnh hưởng của nó trong môi trường giáo dục, hướng tới việc thúc đẩy sự tham gia tích cực vào các khía cạnh đa dạng của đời sống trong quá trình chuyển đổi từ độ tuổi thanh thiếu niên sang tuổi trưởng thành.
Thời điểm công bố kết quả nghiên cứu cũng rất quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh mà cảm giác gắn bó đang trở thành một vấn đề trọng tâm của ngành giáo dục ở khối OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development-Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế).
OECD chỉ ra rằng cảm giác gắn bó là một công cụ để chống lại xu hướng cô đơn, cô lập xã hội và các vấn đề sức khoẻ tâm thần đang gia tăng tại nhiều quốc gia hiện nay.
Tác động lâu dài tới sự hạnh phúc
Dự án Khí chất người Úc (ATP-Australian Temperament Project)-nền tảng của đề tài nghiên cứu lần này tại ĐH Monash-đã đóng góp đáng kể tới trên khía cạnh minh chứng, cho thấy trải nghiệm gắn bó với trường học có tác động lâu dài như thế nào tới sức khoẻ tâm thần và mức độ hạnh phúc của người trẻ. Dự án ATP nghiên cứu về sự phát triển xã hội và cảm xúc của hơn 2.000 trẻ em tại bang Victoria trong giai đoạn 1982-1983.
Các nhà khoa học đã nhấn mạnh tầm quan trọng của cảm giác gắn bó với nhà trường như một mục tiêu can thiệp đối với ảnh hưởng lâu dài tới sức khoẻ tâm thần. Khi nhà trường và cộng động điều hướng tới những thách thức mà giới trẻ ngày nay đang phải đối mặt, các phúc lợi nhằm nâng cao cảm giác được chấp nhận và tôn trọng của học sinh trong môi trường học đường đang được ưu tiên cao nhất.
Những phúc lợi này không chỉ đóng góp vào lợi ích trước mắt về sức khoẻ tâm thần, mà còn trở thành nền tảng cho tình trạng sức khoẻ tâm thần tích cực khi các em học sinh khi bước sang tuổi trưởng thành.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng góp phần củng cố quan điểm cho rằng trường học là môi trường than chốt để ngăn ngừa và nâng cao sức khoẻ tâm thần. Đóng vai trò là một địa điểm mà người trẻ dành phần lớn thời gian, nhà trường có cơ hội để tạo ra những môi trường phù hợp để phát triển cảm giác gắn bó, và ngược lại, hỗ trợ cho sự phát triển sức khoẻ tâm thần của các em. Hướng tiếp cận này đặc biệt quan trọng đối với những người trẻ dễ bị tổn thương và không có điều kiện hỗ trợ thích hợp.
Thực hiện các biện pháp phòng ngừa
Căn cứ trên kết quả nghiên cứu, rõ ràng rằng để ngăn chặn những vấn đề về sức khoẻ tâm thần ở tuổi trưởng thành, các nỗ lực cần phải được bắt đầu sớm hơn, đặc biệt là trong bối cảnh nhà trường.
Phát triển cảm giác gắn bó với trường học cũng như cảm giác hạnh phúc của học sinh có thể đóng vai trò như một công cụ ngăn chặn trước những tình trạng dễ bị tổn thương. Điều này nhấn mạnh vai trò của các cơ sở giáo dục không chỉ trên phương diện học thuật mà còn trên phương diện là một môi trường để phát triển sức khoẻ tâm thần. Đề tài đã tiến thêm một bước trong việc hiểu rõ mối quan hệ phức tạp giữa cảm giác gắn bó với nhà trường và sức khoẻ tâm thần lâu dài.
Đề tài cũng cung cấp những kết quả giá trị cho các nhà giáo dục, các nhà làm chính sách và các chuyên gia sức khoẻ tâm thần, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết của các hướng tiếp cận tích hợp trong đó nhận diện các khía cạnh đa diện của sự gắn bó với nhà trường.
Thách thức lớn nhất hiện nay đó là việc diễn giải kết quả nghiên cứu thành các chiến lược và biện pháp can thiệp thực tiễn để có thể ứng dụng trong các môi trường giáo dục khác nhau, góp phần tạo nên những môi trường mà ở đó học sinh cảm thấy được coi trọng, hỗ trợ và quan tâm.
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024