Tầm quan trọng của tham vấn tâm lý học đường trong trường học
Tham vấn tâm lý có tên tiếng anh là “Couselling”, đây là một hình thức nhằm trợ giúp tâm lý đang được sử dụng phổ biến và nó cũng đã có lịch sử rất lâu đời tại các nước châu Âu. Tuy rằng ở nước ta thì đây được xem là một khái niệm còn khá mới mẻ, vẫn chưa có nhiều người biết đến hoặc hiểu rõ về hình thức này nhưng trong thời gian gần đây, tham vấn tâm lý cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của hầu hết mọi đối tượng.
Tham vấn tâm lý sẽ giúp kiến tạo một mối quan hệ mới giữa thân chủ và nhà tham vấn. Đây chính là một quá trình tương tác với mục đích hỗ trợ thân chủ cải thiện tốt đời sống tinh thần bằng biện pháp khai thác, thấu hiểu và nhận thức các cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của họ. Tham vấn không nhất thiết phải là các cuộc trò chuyện trực tiếp 1:1 mà có thể thông qua hệ thống chat của các trang web, trò chuyện qua điện thoại.
Có thế thấy, tham vấn tâm lý là hình thức hỗ trợ cải thiện tâm lý đã có từ những năm 40 của thế kỷ XX. Theo định nghĩa của các nhà tâm lý học thì ” tham vấn là xây dựng mối quan hệ giữa nhà tham vấn và thân chủ. Trong đó, nhà tham vấn đóng vai trò là người lắng nghe, sẻ chia, thông cảm và hỗ trợ thân chủ trong việc kiểm soát cảm xúc và tự định hướng cho các vấn đề của mình”.
Tham vấn tâm lý học đường cũng giống như tham vấn tâm lý bình thường, tuy nhiên nó chỉ khác ở chỗ phạm vi thu hẹp hơn trong trường học. Đây được xem là một trong quá trình hỗ trợ tâm lý dành cho học sinh, sinh viên và các cán bộ giáo viên, phụ huynh học sinh. Tuy nhiên, đối tượng được tập trung nhiều nhất vẫn là học sinh.
Tham vấn tâm lý học đường sẽ hỗ trợ tốt cho các em học sinh trong việc nâng cao các kỹ năng giải quyết vấn đề khó khăn xảy ra trong môi trường học tập, chẳng hạn như thi cứ, học tập căng thẳng, các mối quan hệ đối với cha mẹ, thầy cô, bạn bè,….Nhà tham vấn sẽ giúp cho thân chủ xác định và làm rõ được vấn đề đang gặp phải. Từ đó có thể đánh giá và xem xét các khả năng phù hợp để đưa ra sự quyết định tối ưu nhất. Nhờ đó giúp các em học sinh có thể chọn lựa được hướng giải quyết hiệu quả nhất cho vấn đề. Đồng thời còn hỗ trợ cân bằng cảm xúc, gia tăng cảm giác vui vẻ, hạnh phúc và hồn nhiên đúng với lứa tuổi.
Thực trạng tâm lý học đường hiện nay
Trước xu hướng toàn cầu hóa vô cùng mạnh mẽ của hiện tại, một đứa trẻ tiểu học cũng có thể sử dụng thành thạo một chiếc điện thoại thông minh. Đồng thời, do sự vội vã và bận rộn của cuộc sống mà nhiều bậc phụ huynh chỉ vùi mình vào công việc, không có thời gian để quan tâm và lo lắng cho con cái.
Cũng chính vì thế mà họ chấp nhận cho con tiếp xúc với công nghệ tự rất sớm để con có thể ngoan ngoãn, không quậy phá. Tuy rằng, các bậc phụ huynh có thể kiểm soát thời gian và giới hạn về nội dung mà trẻ xem nhưng cũng không thể chắc chắn hoàn toàn rằng trẻ sẽ không truy cập vào những trang web không phù hợp.
Trẻ em luôn có tính tò mò rất cao, nhất là ở lứa tuổi dậy thì, vị thành niên, càng cấm thì chúng càng muốn làm. Chỉ cần trẻ tiếp xúc với các nội dung tiêu cực trong thời gian ngắn cũng có thể hình thành nên một tâm lý tiêu cực, các hành vi bất ổn. Ngoài ra, các áp lực đến từ việc học tập, thi cử cũng là một trong các lý do làm gia tăng những vấn đề tâm lý học đường tại Việc Nam và nhiều quốc gia khác.
Tâm lý học đường của nước ta hiện nay đang rơi vào trạng thái vô cùng căng thẳng và khủng hoảng. Đây được xem là một trong các vấn đề gây áp lực lớn đối với nhà trường, các nhà chức trách và cả những bậc phụ huynh học sinh. Trong thực tế cho thấy, có không ít các trường học học sinh, sinh viên phải đối mặt với rất nhiều áp lực trong môi trường học tập, từ đó làm gia tăng nguy cơ mắc phải bệnh trầm cảm, căng thẳng thần kinh, rối loạn lo âu vô cùng nguy hiểm.
Trong một cuộc khảo sát khám sức khỏe định kỳ được tiến hành cho các trẻ đang học tại các trường THCS ở Hà Nội nhận thấy rằng, có khoảng 25,7% trên tổng 1.727 em học sinh có dấu hiệu mắc phải các chứng bệnh rối loạn tâm thần. Một điều đặc biệt đó chính là tỉ lệ nữ sinh mắc bệnh nhiều hơn nhiều lần so với nam sinh.
Cũng từ kết quả của cuộc khảo sát này, các chuyên gia còn cho biết thêm có đến hơn 20,6% các em học sinh đang trong độ tuổi học lớp 1 cảm thấy vô cùng lo lắng, bất an về kết quả học tập của mình, từ đó dẫn đến việc khởi phát các triệu chứng của bệnh trầm cảm ở nhiều mức độ khác nhau.
Trong một nghiên cứu khác điều tra về tỉ lệ mắc bệnh hướng nội của trẻ em được tiến hành trên 1.314 trẻ ở độ tuổi từ 6 đến 16 tại khắp 10 tỉnh thành của nước ta. Kết quả nhận thấy rằng có khoảng 9,6% trẻ em mắc phải các bệnh hướng nội ở mức độ nhẹ và vừa. Trong đó có khoảng 1,8% các trẻ em bị trầm cảm xuất phát việc nghiện chơi game điện tử, tỉ lệ trẻ cảm thấy không thoải mái và hài lòng về ngoại hình của mình chiếm đến 4,1%, cảm thấy buồn chán về chuyện tình cảm chiếm 16,29% và có khoảng 2,1% các trẻ có xu hướng sống khép kín, tự thu mình.
Dựa vào các kết quả thống kê này cũng đủ thấy được thực trạng tâm lý học đường tại nước ta đang rơi vào thời kỳ khủng hoảng và cần phải được quan tâm, cải thiện kịp thời. Trong đó việc thực hiện tốt công tác tham vấn tâm lý học đường là một trong các biện pháp hữu hiệu và cần thiết để giúp nâng cao đời sống tinh thần, hỗ trợ các em giải quyết khó khăn hiệu quả.
Tầm quan trọng của tham vấn tâm lý học đường
Thực trạng tâm lý học đường đang trở thành một trong các vấn đề nhức nhối và khiến cho nhiều bậc phụ huynh, cán bộ nhà trường cảm thấy đau đầu. Tuy nhiên, mặc dù sự gia tăng mạnh mẽ về tỉ lệ mắc phải các vấn đề tâm lý ở học sinh sinh việc nhưng việc phổ cập tổ chức tham vấn tâm lý học được vẫn chưa thực sự được quan tâm.
Từ cuối năm 2017, công tác tham vấn đã được đề cập và tổ chức tại hầu hết các trường nhưng dường như trường học chỉ lập Phòng tư vấn tâm lý học đường với hình thức “trưng bày”. Trong thực tế, kể cả các cấp lãnh đạo nhà trường vẫn chưa thể nhận thấy được tầm quan trọng và cần thiết của tham vấn tâm lý học đường, hầu hết các trường học đều không mời chuyên gia tâm lý, không tiến hành tuyên truyền rộng rãi cho các em học sinh và kể cả phụ huynh. Môt sự thật đáng buồn đó chính là nhiều người còn không biết đến sự tồn tại của căn phòng này và hoàn toàn không có một chút thông tin nào về vấn đề tham vấn.
Đây cũng là một trong các lý do khiến cho công tác tham vấn tâm lý học đường không đạt được kết quả tốt và tình trạng mất định hướng ở học sinh càng trở nên tồi tệ, gây ra hàng loạt các ảnh hưởng đối với thế hệ tương lai của đất nước. Các hậu quả càng gia tăng mạnh mẽ hơn nếu phụ huynh và nhà trường không quan tâm đến sức khỏe tinh thần của các em học sinh từ 12 đến 18 tuổi.
Cũng bởi đây chính là lứa tuổi vô cùng nhạy cảm và phải đối mặt với rất nhiều sự thay đổi cả về thể chất lẫn tâm hồn. Có thể nói đây là lứa tuổi lưng chừng nhất bởi lúc này các em vẫn chưa thực sự trưởng thành nhưng cũng không còn là trẻ con. Trẻ có thể có những suy nghĩ, cảm xúc, nhận thức sai lệch, không đúng mực và cần có người quan tâm, điều chỉnh thật phù hợp.
Bên cạnh đó, trong lứa tuổi này, trẻ cũng có thể xuất hiện các tình cảm đặc biệt với những bạn khác giới, đồng thời cơ thể của các em cũng có những sự thay đổi và phát triển nhất định. Nếu gia đình và nhà trường không có sự can thiệp và giáo dục về giới tính cho các em thì sẽ dễ làm phát sinh tình trạng quan hệ với bạn khác giới, dẫn đến các hậu quả ngoài mong muốn.
Theo số liệu ước tính được thì có trên 10% nữ giới chưa kết hôn ở độ tuổi 15 đến 24 từng trải qua ít nhất 1 lần mang thai ngoài dự định. Tình trạng có thay ngoài ý muốn không chỉ dẫn đến tình trạng phá thai, nghỉ học, trốn tránh gia đình, xa lánh xã hội, thiếu thốn tài chính mà còn gây ra hàng loạt các hậu quả nghiêm trọng về sau. Chính vì thế, quá trình tham vấn tâm lý tình yêu và giới tính học đường cho trẻ là rất cần thiết.
Ngoài ra, trong một vài khảo sát về giới tính học đường nhận thấy có đến gần 20% các trường hợp tự nhận mình thuộc giới LGBT. Có thể vì một số sở thích đặc biệt, khác với chuẩn mực giới tính như con gái thích tóc ngắn, thích chơi thể thao, con trai điệu đà, yếu đuối hoặc do nhiều bạn xung quanh là người đồng tính nên các em có xu hướng bắt chước và tự cho mình như thế. Tuy nhiên, về mặt sinh lý hoàn toàn không phải như thế, đôi lúc trẻ dễ bị nhầm lẫn và có xu hướng lệch lạc về giới tính nếu không được giáo dục và hỗ trợ đúng cách.
Qua đó có thể thấy được tầm quan trọng của việc tham vấn tâm lý học đường cần phải được quan tâm và đẩy mạnh nhiều hơn, đặc biệt là trong xã hội hiện nay. Nhà trường và các bậc phụ huynh nên cần dành nhiều thời gian quan tâm, đầu tư khi con trẻ còn đang ngồi trên ghế nhà trường, đặc biệt là các em ở lứa tuổi dậy thì.
Quá trình tham vấn tâm lý học đường không chỉ giúp các em có thể giải quyết tốt các vấn đề vướng mắc mà còn hỗ trợ cải thiện tốt các mối quan hệ với thầy cô, cha mẹ, bạn bè,…Tham vấn sẽ giúp cho học sinh, sinh viên mau chóng giải quyết các tình huống khó khăn trong học tập và cuộc sống. Đồng thời, các em cũng có được đời sống lành mạnh, thoải mái, giảm bớt các áp lực, căng thẳng để học tập và sinh hoạt vui vẻ, hiệu quả hơn.
Quy trình tham vấn tâm lý học đường
Như đã chia sẻ ở trên, tham vấn tâm lý học đường là công tác vô cùng quan trọng và cần thiết đối với tất cả các trường THCS, THPT, đại học. Quá trình này có thể giúp các em học sinh, sinh viên tháo gỡ các vấn đề khó khăn trong học tập, cuộc sống. Đồng thời cân bằng tâm trạng, kiểm soát cảm xúc và định hướng tốt hơn cho tương lai.
Để thực hiện tham vấn tâm lý học đường, thường sẽ trải qua các bước theo quy trình như sau:
- Thiết lập mối quan hệ: Việc đầu tiên cần phải thực hiện để tiến hành tham vấn tâm lý học đường đó chính là xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy giữa nhà tham vấn và đối tượng cần tham vấn. Đây là bước cần thiết để các em học sinh có được không gian và tâm lý thoải mái để chia sẻ về suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về những vấn đề khó khăn, cản trở đang gặp phải.
- Làm sáng tỏ vấn đề: Sau khi đã lắng nghe và hiểu được vấn đề mà trẻ đang phải đối diện thì nhà tham vấn, chuyên gia tâm lý sẽ bắt đầu làm rõ hơn về sự việc. Từ đó sẽ bắt đầu đặt ra mục tiêu cũng như tư vấn đề về liệu pháp trị liệu phù hợp. Sau các buổi trò chuyện trực tiếp, nhà tham vấn cũng sẽ tìm gặp phụ huynh và giáo viên phụ trách để họ có thể hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe tinh thần của trẻ và các vấn đề mà trẻ đang phải trải qua.
- Đề xuất giải pháp phù hợp: Sau khi phân tích rõ về vấn đề và diễn biến tâm lý của trẻ thì chuyên gia sẽ bắt đầu đưa ra giải pháp phù hợp cho mỗi tình trạng khác nhau. Việc lựa chọn và quyết định phương pháp cải thiện cho trẻ cũng sẽ được trao đổi kỹ lưỡng với thầy cô và phụ huynh học sinh.
- Tiến hành chiến lược: Khi đã bàn bạc và thảo luận để đưa ra lựa chọn tốt nhất cho trẻ thì chuyên gia sẽ tiến hành chiến lược trong thời gian ngắn nhất có thể để giúp các em tháo gỡ các khúc mắc, cân bằng lại trạng thái tâm lý.
- Đánh giá hiệu quả: Sau một thời gian tiến hành tham vấn tâm lý học đường thì chuyên gia sẽ bắt đầu tổng kết và đánh giá lại mức độ hiệu quả, xem xét cần phải áp dụng thêm phương pháp nào để cải thiện không.
Các hình thức tham vấn học đường được áp dụng hiện nay
Tham vấn tâm lý học đường không chỉ được áp dụng qua hình thức trao đổi trực tiếp mà còn có thể tiến hành bằng nhiều cách khác nhau. Thông thường thì các trường hợp tham vấn cho cá nhân hoặc một nhóm học sinh gặp cùng một vấn đề thì sẽ được ưu tiên tham vấn trực tiếp.
Bên cạnh đó, công tác tham vấn tâm lý học đường còn có thể được thực hiện cho tập thể, toàn bộ học sinh, sinh viên và cán bộ tại trường học. Hình thức này có thể giúp cho toàn trường hiểu rõ hơn về các vấn đề tâm lý tình cảm, giới tính, học được cách đối phó và phòng ngừa các áp lực, căng thẳng trong cuộc sống, học tập.
Một số hình thức tham vấn tâm lý học đường thường được áp dụng như:
- Tham vấn trực tiếp: Đây là hình thức được áp dụng phổ biến nhất hiện nay dành cho các cá nhân hoặc nhóm học sinh đang gặp phải cùng một vấn đề khó khăn trong học tập, các mối quan hệ,..Thông qua cách tham vấn này sẽ giúp cho học sinh cân bằng được trạng thái tâm lý, củng cố tốt nhận thức và có khả năng đương đầu với những khó khăn, thách thức.
- Tham vấn online: Cũng bởi có nhiều em học sinh cảm thấy e ngại trong việc tìm gặp chuyên gia để được tư vấn trực tiếp nên nhiều trường học cũng đã mở ra hình thức hỗ trợ online thông qua các trang web. Điều này sẽ giúp các em thoải mái hơn trong việc chia sẻ, bày tỏ mong muốn của bản thân.
- Tổ chức hoạt động phòng ngừa: Hiện nay, hình thức này sẽ được tổ chức theo từng nhóm, tập thể hoặc khối học sinh riêng biệt. Các chương trình giáo dục giới tính, hướng nghiệp, phòng chống lạm dụng, kiểm soát căng thẳng cũng được triển khai phổ biến ở nhiều trường học.
- Tổ chức các hoạt động giao lưu: Bên cạnh các chương trình tham vấn tâm lý thì các hoạt động giao lưu cũng nhằm giúp phát triển và năng cao kỹ năng giải quyết vấn đề, gia tăng các mối quan hệ trong môi trường học tập. Một số trường học còn mở ra nhiều cuộc tọa đàm dành cho phụ huynh để giúp họ hiểu hơn về tâm lý của trẻ em ở từng độ tuổi khác nhau, nhằm giúp họ có thể hỗ trợ và đồng hành với con tốt hơn.
Nhà trường cần làm gì để đẩy mạnh công tác tham vấn tâm lý học đường?
Qua các thông tin nêu trên, chúng ta cũng có thể nhìn rõ được tầm quan trọng của công tác tham vấn tâm lý học đường đối với sức khỏe tinh thần của mỗi học sinh. Chính vì thế, vai trò của nhà trường trong việc hỗ trợ và tạo điều kiện cho các em được tham vấn tâm lý luôn được đề cao.
Để có thể giúp cho học sinh, sinh viên có được tâm lý thật tốt để hoàn thành xuất sắc việc học tập, xây dựng các mối quan hệ lành mạnh và phát triển tốt trong tương lai thì nhà trường cần có nhiệm vụ:
- Tiến hành các đợt khảo sát định kỳ nhằm tìm hiểu và nắm rõ được các vấn đề sức khỏe tâm lý mà học sinh đang gặp phải.
- Thực hiện sàng lọc để kịp thời phát hiện các bất ổn trong tâm lý và thể chất của các em. Nhờ đó sẽ dễ dàng hơn trong việc tham vấn tâm lý, áp dụng các biện pháp cải thiện phù hợp.
- Thường xuyên tổ chức các chương trình với mục đích giúp các em trang bị đầy đủ những kỹ năng, kiến thức cần thiết để đối phó với những vấn đề khó khăn trong học tập lẫn cuộc sống.
- Tổ chức hội thảo, chuyên đề dành cho giáo viên về tâm lý học sinh để giúp họ nắm được tâm lý của từng lứa tuổi, từ đó dễ dàng hơn trong việc nắm bắt tâm lý, giúp trẻ điều chỉnh hành vi, lời nói tốt hơn.
Tham vấn tâm lý học đường đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống tinh thần của học sinh, sinh viên và cả các cán bộ nhà trường. Chính vì thế, gia đình và trường học cần tạo điều kiện để các em được tham vấn tâm lý thường xuyên nhằm ngăn chặn và kịp thời phát hiện các bất ổn trong hành vi, nhận thức của trẻ
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024
- Ứng dụng infographic trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu họcNghiên cứu01/12/2024
- Ứng dụng infographic trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu họcNghiên cứu01/12/2024
- Tổng kết hoạt động thao giảng Khoa Giáo dục Chính trị chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 - 2024Tin tức26/11/2024
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Seminar: Sự trỗi dậy của New York như là một kinh đô nghệ thuật mớiNghiên cứu22/11/2024
- Đội Thể thao số 1 của Công đoàn Trường Sư Phạm đạt vị trí Nhất toàn đoàn trong giải Thể thao Công đoàn Trường Đại Học Vinh năm 2024Công đoàn22/11/2024