Thể thao giúp giới trẻ cải thiện sức khoẻ tâm thần
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu từ Đại học Flinders cho biết có rất ít biện pháp can thiệp đối với sức khoẻ tâm thần của nam thanh niên trong môi trường thể thao. Đề tài nghiên cứu của họ đã tập trung xem xét một số biện pháp can thiệp dựa trên thể thao tại Úc bao gồm Ahead of the Game, Read the Play, Talk Today và SportSA Mental Health Charter. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chương trình này đang góp phần nhận diện các vấn đề cũng như nhận thức về sức khoẻ tâm thần của người dân.
Phạm vi của tình huống này rất đáng báo động. Tính trên toàn thế giới, 89 triệu nam giới từ 10 đến 19 tuổi đang gặp các tình trạng về sức khoẻ tâm thần, hầu hết là triệu chứng hồi hộp và trầm cảm (theo báo cáo của UNICEF). Điều đáng lưu ý là tỷ lệ tử vong do tự tự cũng rất cao ở những nam giới trẻ tuổi.
Nghiên cứu tổng quan mới nhất hướng tới việc đánh giá các biện pháp can thiệp nằhm mục đích nâng cao sức khoẻ tâm thần ở nam thanh niên (10-24 tuổi) trong các bối cảnh thể dục thể thao. Từ 15 nghiên cứu bao gồm bài tổng quan này của ĐH Flinders đã được các nhà khoa học tổng hợp, và kết quả cho thấy những ảnh hưởng rất hứa hẹn của các biện pháp can thiệp bằng thể thao đối với sức khoẻ tâm thần cũng như kết quả kiến thức về sức khoẻ tâm thần (mental health literacy) của nam thanh niên.
Hơn 80% trong tổng số 15 nghiên cứu cho thấy các tác động tích cực của can thiệp bằng thể thao đối với sức khoẻ tâm thần và kiến thức về sức khoẻ tâm thần. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho rằng vẫn có phạm vi đối với các biện pháp này để có thể mang lại những tác động tích cực đối với sức khoẻ tâm thần của nam giới trẻ tuổi.
Theo TS. Jasmine Petersen (Trường ĐH Giáo dục, Tâm lý học và Công tác xã hội-ĐH Flinders), bài nghiên cứu tổng quan của nhóm đề tài có mục tiêu đánh giá những biện pháp can thiệp nhằm thúc đẩy sức khoẻ tâm thần của nam thanh niên trong những môi trường thể thao có cấu trúc và diễn ra theo kế hoạch (organised sporting context). Nhóm nghiên cứu tin rằng những môi trường thể thao này mang lại một không gian rất quan trọng đối với việc cải thiện sức khoẻ tâm thần.
Các biện pháp can thiệp được thực hiện rộng rãi trong các câu lạc bộ thể thao cộng đồng (community sporting club), và một tỷ lệ cao các biện pháp cho thấy ảnh hưởng tích cực đối với sức khoẻ tâm thần cũng như kiến thức về sức khoẻ tâm thần (90%) so với các biện pháp được tiến hành trong những câu lạc bộ chuyên nghiệp (professional sporting club)-66.6% hoặc trong các trường đại học (50%).
PGS. Ivanka Prichard (Trường điều dưỡng và khoa học sức khoẻ-ĐH Flinders) cho rằng tỷ lệ này rất đáng lưu ý với giả định rằng các câu lạc bộ thể thao cộng đồng có sự tiếp cận một cách rộng khắp. Khoảng 75% nam thanh niên tại Úc tham gia hoạt động thể thao, chủ yếu trong các câu lạc bộ. Do đó, câu lạc bộ thể thao cộng đồng có thể trở thành chìa khoá để hạn chế sự phổ biến của các vấn đề sức khoẻ tâm thần ở nam thanh niên.
Kết quả nghiên cứu cũng góp phần quan trọng trong sự phát triển và đánh giá tương lai đối với các biện pháp can thiệp dựa trên thể thao đối với nam thanh niên. Các tác giả lưu ý rằng đang có sự gia tăng nhanh chóng các nghiên cứu liên quan tới chủ đề này, chiếm 86% nghiên cứu được công bố kể từ năm 2018. Điều này phản ánh sự thừa nhận ngày càng tăng rằng môi trường thể thao là không gian quan trọng để thúc đẩy sức khoẻ tâm thần, đồng thời cho thấy rằng các nỗ lực không ngừng nhằm khai thác môi trường thể thao để hỗ trợ sức khoẻ tâm thần của nam thanh niên là thực sự cần thiết.
Sức khoẻ tâm thần kém là một trong những vấn đề phổ biến nhất hiện nay mà giới trẻ đang phải đối mặt. Tại Australia, dữ liệu ABS (2022) cho thấy 39.6% người trẻ (16-24 tuổi) gặp các vấn đề về sức khoẻ tâm thần, chủ yếu là hồi hộp và các hội chứng rối loạn cảm xúc.
PGS. Sam Elliott (Nhà nghiên cứu tâm lý học thể thao, ĐH Flinders) cho biết có một số rào cản đối với việc xây dựng và duy trì văn hoá hỗ trợ sức khoẻ tâm thần trong các câu lạc bộ thanh niên. Những rào cản đó bao gồm lực cản ban đầu, các vấn đề về răng và sự nhiễu loạn.
Trong khi một số môn thể thao dành cho giới trẻ ở cấp độ cộng đồng đang áp dụng các chương trình sức khoẻ tâm thần đạt chất lượng, chúng vấn cần được khai thác thêm, bởi thống kê cho thấy hơn 75% giới trẻ tại Úc (12-24 tuổi) hiện đang tham gia các môn thể thao có cấu trúc, có tổ chức.
Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng ngày càng có nhiều câu lạc bộ thanh niên áp dụng các chương trình sức khoẻ tâm thần dựa trên minh chứng và có thể hỗ trợ các bậc phụ huynh, chủ nhiệm câu lạc bộ, huấn luyện viên và những người tình nguyện trong việc hỗ trợ lâu dài và bền vững đối với những thành viên tham gia trong câu lạc bộ.
- Australia: Đề xuất ban hành lệnh cấm truy cập mạng xã hội cho thấy sự thiếu hiểu biết nhất địnhTin tức23/11/2024
- Hình dung lại tương lai của AI trong hệ sinh thái giáo dụcTin tức31/10/2024
- Chẩn đoán ADHD đã thay đổi theo thời gianTin tức08/10/2024
- Khai giảng K65, trao QĐ công nhận kiểm định chất lượng giáo dục đối với chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dụcTin tức30/09/2024
- Thông báo tuyển dụng viên chức và hợp đồng lao động năm 2024Tin tức26/09/2024
- Hiểu nhầm về chứng khó đọc khiến trẻ bị chẩn đoán saiTin tức08/09/2024
- Nghiên cứu quốc tế đã làm sáng tỏ lý do tại sao người tự kỷ tham gia vào các diễn đàn căm thùTin tức07/09/2024
- Thay vì tư vấn cặp đôi, chúng ta hãy dành ra một khoảng nghỉ trong 5 giâyTin tức05/09/2024
- TỔNG KẾT RLNVSPTX CHO SINH VIÊN K62 GDMN TRƯỜNG MN THSP TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKhoa GD Mầm non14/01/2025
- RECAP HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC MẦM NON 2024Khoa GD Mầm non14/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA HOÁ HỌC NĂM HỌC 2024-2025Khoa Hoá học14/01/2025
- Khoa Toán học tổ chức thành công Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm năm học 2024-2025Tin tức02/01/2025
- HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA SINH HỌC NĂM HỌC 2024-2025Sinh viên18/12/2024
- Trường Đại học Vinh đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương - Danh nhân, thi hào và giá trị di sản”Nghiên cứu17/12/2024
- CUỘC THI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNINGSinh viên16/12/2024
- Hội thi Nghiệp vụ Sư phạm khoa Giáo dục Tiểu học năm 2024Tin tức14/12/2024